Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

18/09/201215:28(Xem: 12474)
2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG


V.2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng. Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.

traicaycungPhat-thichhanhphu

Trái cây cúng Phật - ảnh minh họa

Không có gì giá trị, lớn lao và quý báu hơn công đức nhẫn nhục. Không có gì nguy hiểm, tai hại hơn sự nóng giận, cộc cằn. Chúng phá hủy hết mọi công đức của chúng ta trên đường tu tập. Trong kinh, Phật dạy: “Tham lam, quả báo đọa ngạ quỉ; nóng giận quả báo đọa địa ngục; ngu si quả báo đọa súc sanh”. Người có tính hay nóng giận thường bị mọi người xa lánh.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” hay một nhà bác học nói rằng: “Thiêntài: 1% là bẩm sinh, còn 95% là khổ luyện, cần cù, siêng năng”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Cầu học như nghịch thủy hành châu, bất tấn tắc thoái” (Cầu học như chèo thuyền ngược nước, chẳng tiến ắt lùi). Do đó chúng ta biết rằng sự nghiệp ở thế gian, hay trong Phật pháp muốn đạt thành tựu, điều không thể thiếu yếu tố quan trọng là sự siêng năng, cần cù, tinh tấn đối trị lại với giải đại, phóng dật. Bồ tát thành Phật sớm hay muộn đều quyết định ở sự tinh tấn. Tinh tấn được ví như xăng dầu làm cho chiếc xe hơi chạy. Ðộng cơ dù tốt, người lái dù giỏi, con đường dù bằng phẳng, mục đích dù gần, mà không dầu xăng thì chiếc xe vẫn ở nguyên một chỗ. 

Tập trung tâm ý vào một công việc, một đối tượng, cộng với sự siêng năng, tinh tấn giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách tốt đẹp và nhanh chóng, đó là thiền định. Tất cả pháp môn trong Phật pháp đều không rời yếu tố thiền định. Hành giả tu học có sự thiền định sẽ không bị đắm nhiễm bởi cảnh duyên danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần.

Đạo Phật có câu: “Lấy từ bi làm lẽ sống. Lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau, của sanh tử luân hồi. Do đó trên bước đường học Phật giải thoát cần có gươm trí tuệ để chặt phá vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não. Trong ứng xử giao tiếp với mọi người, chúng ta phải có đủ sự sáng suốt để phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, phải-trái, v.v… để tránh những chuyện không tốt xảy ra cho bản thân, gia đình, xã hội.

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả. Đó là ý nghĩa của việc cúng hoa, trái cây cho Phật.

Hiện nay, trong xã hội nhiều người quan niệm rằng có một số loài hoa, trái cây không thể dùng cúng dường Phật, vì họ nghĩ rằng sẽ đem đến những điều không tốt, không may mắn cho bản thân, gia đình. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng. Truyện kể rằng: Thời Phật còn tại thế, một hôm có đứa bé cúng dường đến Phật một nắm cát, Phật liền thọ nhận và thọ ký cho đứa bé sau này sẽ trở thành vị vua (tức là vị vua A-dục). Hoặc trong một câu chuyện khác, một hôm đức Thế Tôn đi vào thành khất thực, có anh chàng Ba-lia nghèo khổ đã không ngần ngại đem nửa chén cơm và nửa bát canh thừa của mình cúng dường lên đức Phật, Ngài liền thọ nhận. Do đó, chúng ta thấy rằng cúng dường đến Phật là cúng bằng tấm lòng, sự chân thành, tâm cung kính, chứ không phải bằng hình tướng vật thể bên ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2016(Xem: 8928)
Khánh Hòa: Linh Phong Cổ tự đón giao thừa KH-khoalechonKH-htthichchivien miên huong Đúng 0 giờ, giao thừa, ngày mùng một Tết Bính Thân, Linh Phong Cổ tự toạ lạc trên đồi Trại Thủy đường Hải Đức, phường Phương Sơn, tp.NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa, trong không khí trang nghiêm, nghi ngút khói hương trầm quyện tỏa, ba hồi chuông trống bát nhã linh thiêng trầm hùng vang vọng khắp đất trời đón mừng ngày đầu tiên của năm mới...năm Bính Thân, Mừng Xuân Di Lặc…
07/02/2016(Xem: 6273)
Ngày cuối cùng của năm tôi thường ngồi một mình. Người ta mê rượu, mê bia, tôi thích uống trà. Trà độc ẩm ngày cuối năm thú vị lắm. Ngồi một mình ngẫm về 1 năm trôi qua. Thời khắc chuyển giao này linh thiêng vô cùng. Ít nhất là đối với tôi.
06/02/2016(Xem: 7994)
Thế giới loài người có vẻ như vừa thức dậy, vươn vai làm bạn với nhau trên đường từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Sự phát minh những phương tiện truyền thông đại chúng như điện thoại, vi tính, điện thoại thông minh, máy thu hình điện tử và các trang mạng xã hội đã làm cho hành tinh xanh nầy dần dần có khả năng biến thế giới thành một “làng địa cầu”.
06/02/2016(Xem: 7125)
KHI CÒN LÀ MỘT cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên, vì sự thực tập về bất bạo động áp dụng không phải chỉ với con người mà đến tất cả chúng sanh.
05/02/2016(Xem: 8162)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
05/02/2016(Xem: 8509)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 5942)
Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt Nam hễ nghe nói đến Tết là lòng rộn ràng, nao nao mong cho mau tới. Cái đêm trừ tịch tôi không tài nào ngủ được, cứ chờ cho tới trời sáng để mặc áo mới và đi chơi.
05/02/2016(Xem: 7814)
Ở Trung quốc, những con khỉ bị bắt một cách rất đặc biệt. Thoạt tiên người đánh bẫy lấy một quả dừa. Rồi ông ta đục một cái lỗ bên hông vừa đủ cho tay thò vào khi tay không nắm lại.
03/02/2016(Xem: 5610)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 13036)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]