Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Danh hiệu thứ ba: Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát

18/09/201215:28(Xem: 10048)
3. Danh hiệu thứ ba: Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

IV. Ý NGHĨA CỦA CÁC DANH HIỆU PHẬT, BỒ-TÁT[2]

IV.3. Danh hiệu thứ ba: NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Hoặc NAMMÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Có lẽ danh hiệu của vị Bồ-tát này được nhiều người biết đến nhiều nhất dù người này không biết Phật giáo là gì, chưa từng bước chân đến chùa. Vậy danh hiệu vị Bồ-tát này có ý nghĩa gì?

Đạibi: nghĩa là lòng xót thương bao la rộng lớn. Theo định nghĩa chung "Bi năng bạt khổ", bi có công năng tiêu trừ các khổ não. Hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm là cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly ra khỏi tai ách khổ nạn. Lòng thương xót của Ngài rộng lớn bao la như thế nên gọi là đại bi.

Quán: nghĩa là xem xét, quán chiếu. Có nhiều nơi Phật tử thường đọc là “Quan”, theo quan điểm của người viết thì cũng đúng nhưng chưa được chính xác cho lắm vì rằng: “Quan” nghĩa là dùng mắt thường để nhìn, còn “Quán” nghĩa là dùng tâm để nhìn. Có những sự việc tưởng như đơn thuần, đúng đắn, chính xác chúng ta không thể nào dùng mắt thường nhìn được, chỉ có thể dùng tâm để nhìn thì mới có thể chính xác, mới đúng.

Thế: là thế gian

Âm: nghĩa là âm thanh

Bồ-tát: nói đủ theo tiếng Ấn Độ là “Bồ-đề Tát-đỏa”, Tàu dịch: “Giác hữu tình”. Giác, tức là giác ngộ; Hữu tình là chúng sanh. Nghĩa là Bồ-tát đem Phật pháp dạy người, có năng lực khiến cho chúng sanh được tỏ ngộ và ra khỏi biển khổ.

Quán Thế Âm nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Ngài đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt đến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con thơ. Nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy trên tay ngài Quán Thế Âm Bồ-tát cầm tịnh bình và nhành dương liễu, đầu đội mũ gắn hình tượng Phật A-di-đà. Ý nghĩa là: Tay phải Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức tánh nhẫn nhục. Tay trái cầm tịnh bình (bình thanh tịnh) đựng nước cam lồ, tượng trưng cho tâm từ bi. Chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ rưới mát chúng sanh. Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gỗ khác thì gió không thể lay, một khi bị gió lay là phải gãy. Nếu yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió. Cứng quá, mềm quá đều không có sức chịu đựng lâu dài. Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. “Cam” nghĩa là ngọt. “Lồ” đọc trại chữ lộ, tức là sương hay móc. Khi người ta bị nóng bức khô khan, nếu được một giọt nước cam lồ thấm vào, cổ sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ-tát. Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt, thiết tha cầu cứu nơi Bồ-tát, Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. Vì vậy Bồ-tát dùng cành dương rưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu nhuyến. Thiếu cành dương, không rưới nước cam lồ được. Cũng vậy, có lòng từ bi mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi đó không lâu dài, không đem đến lợi ích cho chúng sanh được. Cho nên đức nhẫn nhục, lòng từ bi luôn đi đôi với nhau, thiếu một đức thì đức kia không thể thực hiện.

Đầu Ngài đội mũ có hình tượng Phật A-di-đà, dụng ý rằng: “Ngài là vị Đẳng giác Bồ-tát mà còn phải thời thời khắc khắc nhớ Phật, niệm Phật”. Hình tượng này nhằm nhắc nhở, khuyến tấn hàng phàm phu chúng ta trong thời thời khắc khắc thường tỉnh thức nhớ Phật, niệm Phật, đừng để tâm phóng dật, buông lung sẽ tạo nghiệp. Trong tất cả các vị Bồ-tát, có lẽ Bồ-tát Quán Thế Âm là gần gũi, thân thiết với mọi người, được nhiều người biết đến nhiều nhất, có câu “Gia gia Quán Thế Âm. Hộ hộ Di Đà Phật”. Mỗi khi gặp chuyện đau khổ hay nguy nan, trong tâm của mọi người chúng ta thường nghĩ ngay đến danh hiệu của Ngài, cầu nguyện Ngài giúp đỡ, do chính những công hạnh và hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ-tát phát nguyện khi tu đạo. Thái Hư đại sư khi luận về Kinh Pháp Hoacó nói đến hạnh nguyện cứu khổ của Bồ-tát Quán Thế Âm như sau: “Đức Quán Thế Âm tìm nghe tiếng cầu cứu thống khổ của tất cả chúng sanh khắp mọi nơi, mọi chốn, liền ngay khi đó đến mà cứu độ. Quả vị lợi tha vô lượng vô biên của Ngài luôn luôn hướng về chúng sanh và làm những việc lợi ích cho họ. Bồ-tát thị hiện đầy đủ ba thân, đó là Thắng ứng thân, Liệt ứng thân, Tha thọ dụng thân, nên mới đủ diệu dụng độ khắp chúng sanh trong pháp giới”.

Trong kinh Đại thừa phẩm Phổ Môn, chúng ta thấy Ngài thường thị hiện 32 ứng hóa thân để tùy duyên ứng giáo hóa chúng sanh. Nơi nào chúng sanh có “cảm”, Ngài liền “ứng”. Cảm-ứng bất khả tư nghì. Chúng ta thấy hiện nay có rất nhiều người niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, nhưng có người niệm linh nghiệm, còn có người niệm không cảm ứng, phải chăng Bồ-tát có sự thiên vị?

quantheambotat434641

NamMô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát - ảnh minh họa

Xin thưa, không phải Bồ-tát thiên vị, thương, giúp đỡ người này, còn người khác thì không thương, không giúp đỡ. Lòng đại từ đại bi của Bồ-tát là “vô ngã vị tha”, lòng từ bi bình đẳng, không phân biệt ví như “nơi nào có sông, hồ, ao, rạch thì nơi ấy có bóng trăng hiện hữu”.

Xin lấy ví dụ: Quán Thế Âm Bồ-tát giống như tổng đài phát ra làn sóng âm thanh hay phát ra hình ảnh. Sự phát đi, dĩ nhiên luôn luôn thường trực (ví dụ cho tầm thanh cứu khổ) còn chúng sanh như những máy thu thanh, thu hình, máy mở đúng làn sóng, đúng vi ba của tín hiệu, tất nhiên thấy hình, nghe tiếng (ví dụ cho lòng chí thành và giao cảm).

Dù cho muôn ngàn triệu chiếc máy (vô số chúng sanh) cùng một lúc bắt đúng tín hiệu thì tất nhiên muôn ngàn triệu chiếc máy, cùng một giờ phút mà cùng có âm thanh và hình ảnh (ví dụ cho cùng niệm và cùng được sự thị hiện nhiệm mầu). Cũng như thế, tất cả mọi loài chúng sanh, nếu cùng chí thành hướng về đức Quán Thế Âm Bồ-tát tức Ngài cùng hiển hiện ngay liền khi đó.

Đại sư Chương Gia, một trong ba vị thầy của pháp sư Tịnh Không nói: “Chúng sanh niệm danh hiệu Phật, Bồ-tát mà không thấy cảm ứng, linh nghiệm là do bởi nghiệp chướng của chúng ta nhiều. Chúng là ranh giới làm ngăn cách sự cảmứng giữa ta và Phật, Bồ-tát. Cách tốt nhất là phải sám hối tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình”.

Bồ-tát Quán Thế Âm là hiện thân của đức Từ bi. Tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người, không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương chân thành thâm thúy bao la, khó lấy cái gì có thể hình dung được. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nức nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan. Nên chúng ta thấy Bồ-tát Quán Thế Âm thường hiện thân người nữ. Nhưng theo trong kinh Vô Lượng Thọ,phẩm thứ 6, lời nguyện thứ 22 của đức Phật A-di-đà là “Khi con thành Phật, nước con không có phụ nữ”. Hiện tại, ta thấy Ngài thường ở cõi Tây phương Cực Lạc để giúp đức Phật A-di-đà giáo hóa, tiếp dẫn người vãng sanh. Tương lai, Ngài cũng thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai. Thật ra trong kinh Đại Nhậtvà kinh Bi Hoa, đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni nói: “Quán Thế Âm Bồ-tát trong vô lượng quá khứ về trước đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai”. Nhưng vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ-tát, nhằm giúp đỡ các đức Phật trong mười phương giáo hóa chúng sanh, cứu khổ ban vui.

Chúng ta thấy Từ bi và nhẫn nhục là hai đức tính tiêu biểu của Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong cuộc sống hằng ngày, là Phật tử chúng ta phải biết có lòng từ bi (yêu thương, chia sẻ, cảm thông) đối với mọi người xung quanh. Khi gặp chuyện không như ý, buồn phiền, bản thân chúng ta phải biết nhẫn nhục. Làm được hai điều này nghĩa là chúng ta đã thực hiện theo hạnh nguyện của Ngài, khi đó chúng ta phát tâm niệm lên một câu danh hiệu Ngài sẽ cảm ứng đạo giao. Khi trong tâm còn sự hiện hữu của tính bỏn sẻn, tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn v.v… thì dù cho chúng ta có niệm danh hiệu Ngài nhiều bao nhiêu đi nữa cũng sẽ không linh nghiệm, không cảm ứng. Chỉ là “đau mồm rát họng cũng uổng công” vì đã làm trái bổn nguyện độ sanh của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 12990)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6900)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12142)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9964)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9125)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30993)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20221)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10329)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6360)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13264)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]