Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Danh hiệu thứ nhất: Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật

18/09/201215:28(Xem: 9190)
1. Danh hiệu thứ nhất: Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

IV. Ý NGHĨA CỦA CÁC DANH HIỆU PHẬT, BỒ-TÁT[2]

Như phần trên, người viết đã đề cập, Phật giáo không phải là một Tôn giáo như nhiều người hiểu một cách thông thường mà “Phật giáo là một nền giáo dục thực tiễn, như trường học giáo dục con người, thiết thực trong đời sống hằng ngày”. Do đó những danh hiệu Phật, Bồ-tát đều là những danh hiệu, danh từ biểu pháp tượng trưng cho môn học nhằm giáo dục, giáo học răn dạy chúng ta trên bước đường tu nhân học Phật. Ngay cả những vật phẩm dùng để cúng kiếng (như bông, trái cây, đèn, nước, nhang, áo dài lam…) cũng vậy. Khi đối người, đối sự, đối vật, chúng ta phải biết áp dụng những danh hiệu Phật, Bồ-tát, những vật được thờ cúng vào đời sống hằng ngày. Chính vì thế, chúng ta là Phật tử cần phải hiểu biết hết ý nghĩa hết các danh hiệu của các Ngài và những vật được thờ cúng. Chúng ta đang sống trong thời kỳ hóa độ của đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Do đó chúng ta cần tìm hiểu sơ lược ý nghĩa danh hiệu của Ngài.

IV.1. Danh hiệu thứ nhất: NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

Giải thích danh hiệu:

Nam-môcó 6 ý nghĩa sau: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Trong đó từ kính lễ, quy y và qui mạng là ba từ thường dùng nhất.

Bổn sư: Bổnnghĩa là căn nguyên, đầu tiên, cội nguồn. nghĩa là thầy dạy học.

Thích-ca(Sakya): là tiếng Phạn, Tàu dịch là Năng Nhơn: Năng là năng lực, Nhơn là từ bi, nghĩa là nhân từ.

Mâu-ni(Muni) nghĩa là Tịch Mặc: Tịch là yên lặng, không bị khổ vui làm động tâm. Mặc là lặng lẽ, không bị phiền não khuấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ. Tịch Mặc được hiểu là thanh tịnh.

Phật: dịch là Giác hoặc Trí. Nói cho đúng tiếng Phạn là Buddha (Phật-đà). Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Giác có ba bậc:

- Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ ải.

- Giác tha: Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm.

- Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ-tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác hạnh viên mãn”. Chỉ có Phật mới được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.

Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.

Do đây mà biết nhân từcùng thanh tịnhlà đức năng vốn đầy đủ trong tự tánh của chúng ta. Danh từ này, nhà Nho gọi là “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, nhà Phật gọi là “Phật tánh”. Khi bước chân đến chùa đối diện hình tượng Ngài, niệm danh hiệu Ngài, lễ lạy Ngài, chúng ta phải tự hỏi lại bản thân của mình xem đã làm được một phần nhỏ hạnh nguyện nào giống với Ngài chưa? Khi đối người, đối sự, đối vật, chúng ta có dùng lòng từ bi không? Đối với bản thân mình có thanh tịnh không? Có bị tám thứ gió (khen, chê, lợi, suy, vui, khổ, vinh, nhục) làm tâm bất an xao động không? Nếu không, tức là thanh tịnh đối với bản thân của mình.

Dân gian Việt Nam có câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Phật tử được hiểu là con Phật. Ngày nay chúng ta đang bước trên con đường đạo, con đường mà khi xưa đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni đã đi qua, đạt ngôi vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Phật quả). Vậy trước khi thành Phật, Ngài tu những công hạnh, hạnh nguyện gì? Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Đề-bà Đạt-đathứ 12 ghi: “…Trí-Tích Bồ-Tát nói rằng: Tôi thấy đức Thích-Ca Như Lai ở trong vô lượng kiếp làm những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công đức để cầu đạo Bồ-đề chưa từng có lúc thôi dứt. Ta xem trong cõi tam-thiên đại-thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hạt cải nào mà không phải là chỗ của Bồ-Tát bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh. Vậy sau mới được thành đạo Bồ-đề”. Công đức và hạnh nguyện của Ngài, thì vô lượng kiếp chúng ta cũng không thể nào nói cho hết được. Ở đây, người viết xin dẫn ra hai mẫu chuyện tiêu biểu cho đức tính Từ bi và Thanh tịnh như ý nghĩa danh hiệu của Ngài, để chúng ta học tập theo tấm gương của Ngài.

  • Hạnh từ bi của đức Phật:

LÓC THỊT THẾ CHIM BỒ CÂU[3]

Vào đời quá khứ, có vua Thi-tỳ cai trị một nước rộng lớn, giàu vui, đông đúc. Nhà vua rất thương dân, dân cũng rất mến nhà vua.

Một hôm, nhà vua soi gương thấy trên đầu đã có vài ba sợi tóc bạc. Vua là người có trí, ý thức được vô thường sanh diệt, nên nhường ngôi cho con rồi lên núi tu thiền cầu giải thoát sanh tử, cứu độ chúng sanh.

Đế-thích có thiên nhãn nên biết nhà vua tu thiền định, không biết ý của vua muốn cầu làm Phạm-thiên hay Đế-thích không…, liền bàn với một thiên quan. Thiên quan nói: “Nếu Đế-thích muốn biết thì phải thử”.

Thế rồi Đế-thích hóa làm chim ó. Thiên quan hóa làm chim bồ câu. Chim ó rượt chim bồ câu, chim bồ câu chạy vào lòng nhà vua cầu xin cứu mạng. Chim ó đến đòi chim bồ câu, vua Thi-tỳ không trả.

Chim ó nói: “Chim bồ câu là thức ăn của tôi. Ngài cứu nó nhưng để tôi chết đói thì đâu có gọi là từ bi”.

Nhà vua nói: “Ta sẽ lóc thịt của ta tế cho nhà ngươi”.

Chim Ó nói: “Muốn cho công bình thì thịt Ngài phải cân bằng thịt bồ câu”. Vua đồng ý.

Khi cân, để chim bồ câu một bên, thịt nhà vua một bên, nhưng lạ lùng thay, bao nhiêu thịt vẫn nhẹ hơn chim bồ câu. Cuối cùng, nhà vua định bước lên cân nhưng yếu sức, té xỉu.

Lúc đó, trời Đế-thích và thiên quan hiện nguyên hình và nói với nhà vua: “Ngài tu từ bi khổ hạnh như vậy, mục đích muốn cầu quả vị gì? Cầu làm Phạm Thiên, Đế-thích, hay Chuyển luân thánh vương?”. Nhà vua trả lời: “Tôi tu hành, không cầu làm Phạm Thiên, Đế-thích hay Chuyển luân vương, mà mục đích cầu thành Phật để hóa độ chúng sanh”.

THICH_CA_MAU_NI_PHAT

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - ảnh minh họa

Đế-thích nói: “Thân Ngài hiện nay đau đớn, Ngài có hối hận không?”

Nhà vua nói: “Tôi không hối hận”.

Đế-thích nói: “Làm sao biết Ngài không hối hận?”

Vua Thi-tỳ lập thệ rằng: “Xin mười phương chư Phật chứng minh. Nếu trong tâm tôi không có hối hận, thì xin cho thân thể tôi bình phục lại như cũ”. Lạ lùng thay, vua vừa phát nguyện xong thì thân bình phục lại như cũ.

Thiên Đế-thích ca ngợi tán dương và nói: “Ngài chắc chắn sẽ thành Phật,” rồi lễ bái và biến mất.

Phật kết luận: Vua Thi-tỳ là tiền thân của ta. Vì xưa kia do lòng từ bi bố thí cả thân mạng cho chim ó nên mau thành Phật, chứng quả như hôm nay”.

  • Hạnh thanh tịnh của đức Phật:

HẠNH NHẪN NHỤC[4]

Có một câu chuyện rất nổi tiếng từ tạng kinh Phật giáo minh chứng cho ta thấy sự khéo léo của Đức Phật khi đối phó với sân hận. Ngày nọ, một người Bà-la-môn, thuộc dòng quý tộc và thế lực, đến gặp đức Phật. Vị Bà-la-môn này tánh khí nóng nảy, thường cãi cọ với mọi người. Ngay chính như khi người khác bị hại mà không tỏ vẻ giận dữ, ông cũng không bằng lòng. Vì thế, khi ông nghe rằng đức Phật chẳng bao giờ nổi giận, ông quyết định đến thử Ngài.

Người Bà-la-môn đi đến gặp đức Phật và tuôn ra những tràng chửi rủa, mắng nhiếc. Đức Phật lắng nghe một cách bình tĩnh trong im lặng. Vị Bà-la-môn chửi rủa từ sáng cho đến chiều, cuối cùng ngưng chửi và chờ đợi phản ứng của đức Phật. Lúc đó, đức Phật bình tĩnh hỏi ông: “Ông có gia đình hay bạn bè không?”.

“Dĩ nhiên rồi”, Bà-la-môn trả lời. “Tại sao?”.

- “Ông có thăm viếng họ thường xuyên không?”, Đức Phật hỏi.

- “Có,” người Bà-la-môn trả lời cộc cằn.

- “Khi đi thăm họ, ông có mang quà theo không?”.

- “Dĩ nhiên là tôi có!”, vị Bà-la-môn gầm lên.

- “Nhưng nếu họ không nhận quà của ông thì sao?”, Đức Phật hỏi. “Ông sẽ làm gì với món quà đó?”

- “Tôi sẽ mang nó về nhà và chia sẻ với gia đình tôi” người Bà-la-môn trả lời.

- Nay ông đã mang cho tôi một món quà của những lời sỉ nhục giận dữ. Tôi không muốn nhận chúng, tôi xin trả lại cho ông. Hãy mang về nhà và chia sẻ với gia đình”.

Vị Bà-la-môn nghe Phật nói xong, biết mình đã thua cuộc, yên lặng lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2012(Xem: 14318)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
23/06/2012(Xem: 8544)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 7483)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 7109)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 15922)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
17/06/2012(Xem: 7809)
Đây là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. Lâu nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một các
17/06/2012(Xem: 6392)
Điều 1- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành. Điều 2- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.
16/06/2012(Xem: 6318)
Điều 1- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.
16/06/2012(Xem: 6317)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 8416)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]