Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 01: Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây Tạng

20/06/201201:09(Xem: 19180)
Chương 01: Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây Tạng
NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tập 1
Thích Nữ Giới Hương


Chương 1

Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây Tạng


TÂY TẠNG

Tây Tạng là một vùng đất ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 mét, cao nguyên này thường được gọi là 'Nóc nhà của thế giới'.

Nhìn lên bản đồ, chúng ta thấy Tây Tạng lớn gấp năm lần nước Nepal và gấp mười lần nước Bhutan, nằm phía bắc Ấn Độ và Nepal, và ở phía tây của Trung Quốc. Phần lớn dãy núi tuyết Hy mã lạp sơn hùng vĩ nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh Everestcao nhất của dãy núi này nằm trên biên giới với Nepal. Khí hậu ở đây rất khô suốt chín tháng trong năm và nhiệt độ thấp nên có nhiều đồng bằng khô cằn mênh mông. Gió mùatừ Ấn Độ Dươnggây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông. Tây Tạng là một trong những lãnh thổ có vẻ độc đáo nhất về mặt sinh thái và sự đa dạng.

Nói đến Tây Tạng là chúng ta liên tưởng đến một vương quốc Phật giáo đầy sự bí ẩn được che giấu giữa những dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn. Hiện nay, Tây Tạng tổng cộng có hơn 1700 chùa chiền tổ chức hoạt động và có khoảng 46 nghìn tăng ni. Văn hóa và Phật giáo Tây Tạng ảnh hưởng rộng lớn tới các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát của Ấn Độ như SikkimLadakh, và các tỉnh kề bên. Kinh tế của Tây Tạng là nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và du lịch. Dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạngvà các thiểu số như tộc Menba (Monpa), tộc Lhoba, tộc Mông Cổtộc người Hồi. Ước tính dân số Tây Tạng hiện này khoảng 7,5 triệu. Ngôn ngữ chính của đất nước này là tiếng Tây Tạng và Trung Hoa.

Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển hình trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là dùng cátkhô nhiều màuđể làm ra đủ loại hình thù biểu tượng của Phật pháp tăng. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, được Unesco tôn vinh vào danh sách di sản văn hóa thế giới(The World Heritage)[1].

PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

NepSongTinhThucDaLaiLama1-101Trước khi đạo Phật du nhập vào Tây Tạng thì người dân theo tín ngưỡng địa phương được gọi là đạo Bôn (Bon). Theo sử Phật giáo Tây Tạng ghi rằng vào năm 650, Vua Song Tán Tư Cam (Songtsen Gampo) đã thống nhất Tây Tạng và cưới công chúa Bạch Lỵ (Bhrikuti) của nước Nepal và công chúa Văn Thánh (Wen Cheng) của nước Trung Quốc làm vợ. Là Phật tử, nên cả hai cô cùng giúp chồng giáo hóa quần chúng theo Phật giáo. Năm 755, dưới triều của vua Nhật túc Song Đề tán (Trisong Detsen), Phật giáo trở thành quốc giáo và vua đã mời hai cao tăng Ấn Độ là ngài Tịch Hộ (Shantarakshita) và Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) đến Tây Tạng truyền giáo. Theo truyền thuyết, chính Cao tăng Tịch Hộ đã cảm hóa các vị thần của tín ngưỡng Bôn thành các vị hộ pháp Phật giáo.

Dưới thời vua Lãng đạt ma (Glangdarma) (838-842), Phật giáo bị suy giảm, tín ngưỡng địa phương Bôn giáo của Tây Tạng lại được phục hồi và phái Bạch y của các vị cư sĩ tại gia được bảo tồn. Sau một thời gian bị lãng quên, Phật giáo lại được phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca nhĩ cư (Kagyupa) và Tát ca (Saskyapa) và đây là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tây Tạng. Với sự hỗ trợ của đạo sư Ấn Độ Atisa Dipankara Shrijnana (980-1054), đạo Phật từ Ấn Độ lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, giới Phật giáo bắt đầu quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng “khẩu truyền” (passing down orally) và từ đó thành lập nhiều tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), cũng như mời được nhà đại dịch giả Mã nhĩ ba (Marpa) sang Ấn Độ thu thập kinh sách để đem về truyền bá Phật giáo rộng rãi khắp Tây Tạng.

NepSongTinhThucDaLaiLama1-102Một trong các vị Lạt-ma quan trọng nhất là ngài Tông Kha ba (Tsongkhapa), được mệnh danh là "nhà cải cách", bởi lẽ ngài thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. [2]

Ngài cũng là người xây dựng tu viện Gaden năm 1409 và thành lập tông Cách lỗ (Gelugpa). Kể từ thế kỷ 14 trở đi, phái Cách lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.

Nói tóm lại, có bốn truyền thống Phật giáo chính ở Tây Tạng:

1) Trường phái Ninh mã (Nyingmapa): còn gọi là phái Mũ Đỏ là do đại sư Tịch Hộ thành lập. Ngài được xem như Guru Rinpoche - vị tổ Mật tông của Phật giáo Tây Tạng và ngài đã xây dựng tu viện Samyl (Bsam-yas) là tu viện Tây Tạng đầu tiên vào năm 770 gần thủ đô Lạp Tát (Lhasa) cho trường phái này. Đây là một trường phái Phật giáo lâu đời nhất của Tây Tạng và đã tiếp nhận năm điều của tín ngưỡng Bôn và cảm hóa đạo Bôn thành Phật giáo. Chủ trương của phái Mũ Đỏ là Mật tông pha lẫn Thiền tông của Trung Quốc. Ngày nay phái này hoạt động mạnh chẳng những ở Tây Tạng mà còn ở các nước như Ấn độ, Bhutan, Nepal, Bỉ, Đức, Pháp và Hoa Kỳ.

2) Trường phái Ca nhĩ cư (Gakyupa): còn gọi là phái Mũ Trắng do ngài Marpa (1012-1099) và đệ tử của ngài là Gampopa còn gọi là Dagpo Lhaje (1084-1161) thành lập. Tông phái này chú trọng về thiền định gọi là “Đại Pháp Ấn” (Mahamudra) và “khẩu truyền” từ thầy đến trò. Các vị Lạt Ma của phái này phải đắp y trắng khi hành pháp. Phái Mũ Trắng chia thành hai phái nhỏ là Xangba Gagyu và Tabo Gagyu. Trong khi phái Xangba Gagyu đã bị tiêu diệt vào thế kỷ thứ 14 nhưng những chi nhánh của phái Tabo Gagyu lại vững mạnh chẳng những ở địa phương Tây Tạng mà còn lan rộng ra các nước phong kiến nữa. Gyalwa Karmapa, Ogyen Trinley Dorje(sanh năm 1985) là vị Lạt Ma thứ 17 của tông phái này, hiện sống tại Lhathok, Tây Tạng.

3) Trường phái Tát ca (Sagyapa): còn gọi là phái Mũ Xám (grayish white in color). Đặc biệt của phái này là chung quanh tu viện được sơn nhiều sọc đỏ, trắng và đen tượng trưng cho ba ý là Đức Phật trí tuệ, Chúa tể của lòng từ và Bàn tay kim cương. Cho nên phái này còn được gọi là phái ba viền (Stripe Sect). Năm 1073, ngài Khon Konchok Gyelpo xây dựng tu viện Sakya phía Nam Tây Tạng và đệ tử của ngài Khon Konchok Gyelpo (1034-l102) đã thành lập ra trường phái Tát ca này. Các Lạt Ma của phái Sakya đã cảm hóa hai vua Mông Cổ Godan Khan và Kublai Khan theo Phật giáo. Theo thời gian, tông phái này mở thêm hai hệ phái nữa là Ngor và Tsar. Ngor và Tsar lại thành lập thêm hệ phái thứ ba là Sa-Ngor-Tsar-gsumcủa trường phái chính Sakya. Lời dạy trung tâm của trường phái này là học và hành (Lamprey). Tu viện chính của trường phái này hiện tọa lạc tại thành phố Rajpur, tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn độ. Ngawang Kunga Theckchen Rimpoche (sanh năm 1945) hiện là Lạt ma cao nhất của phái này.

4) Trường phái Cách lỗ (Gelugpa): là trường phái Mũ Vàng do nhà cải cách Phật giáo, ngài Rinpoche Je Tsongkhapa (1357-1419) thành lập. Tình hình Phật giáo lúc đó rất suy đồi, nhiều chư tăng dấn thân vào chính trị và kinh tế, không lo tu tập. Ngài đã đi khắp nơi để hoằng pháp và cảnh tỉnh chư tăng cũng như ngài viết nhiều sách Phật giáo để kêu gọi chư tăng về lại với giới luật giải thoát của mình. Năm 1409, ngài khởi xướng một cuộc triệu tập chư tăng với quy mô lớn gọi là Hội Nghị Phật Giáo Grand Summons tại tu viện Jokhang, thủ đô Lhasa. Truyền thống cuộc hội nghị Phật giáo vẫn giữ cho tới ngày nay. Sự thành công của hội nghị là trường phái Mũ Vàng với kỷ cương giới luật và chương trình tu học chặt chẽ đã được số đông chư tăng ni Tây Tạng tán thành và ủng hộ. Gelug cũng có nghĩa là giới luật (commandment) nên tông phái này nhấn mạnh về quy củ giới điều. Một thành công khác của hội nghị là tu viện đầu tiên cho trường phái này là tu viện Ganden đã được xây dựng. Sau đó nhiều tu viện thuộc tông phái này cũng lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi như Zhaibung, Sera, Tashilhungpo, Tar và Labbrang. Phái Mũ Vàng đã có nhiều cống hiến lớn cho Phật giáo đặc biệt phái đã thành lập được truyền thống tái sanh nổi tiếng của các Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ringpoche Sonam Gyatso (1543-1588) là vị Lạt Ma thứ ba của phái Mũ vàng này đã cảm hóa vua Mông Cổ Altan Khan và năm 1578 chính vị vua này đã ban tước vị Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) cho Lạt ma Sonam Gyatso. Từ đó, “Đức Đạt Lai Lạt Ma” trở thành danh xưng cho các vị Lạt-ma cao nhất trong truyền thống Gelug. Lobsang Gyatso (1617-1682), Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, là vị Lạt Ma đầu tiên trở thành vị nguyên thủ toàn lãnh thổ Tây Tạng, đã thành lập lực lượng vũ trang liên minh với vua Mông Cổ Gushri Khan. Năm 1642, vua Khan cùng hai tướng Mông Cổ xâm lăng Tây Tạng và vua Khan tuyên bố mình là vua Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm Lobsang Gyatso trở thành vị quốc sư của Tây Tạng. Lịch sử tiếp nối cho đến năm 1950, Trung Quốc tiếp quản Tây Tạng và năm 1959, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn rời sang ở Ấn Độ. Các Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng là lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng từ thế kỷ 17 đến nay, đều thuộc trường phái Gelug này.[3]

Nói chung, cả bốn phái Mũ Đỏ (Ninh mã), Mũ Trắng (Ca nhĩ cư), Mũ Xám (Tát ca) và Mũ vàng (Cách lỗ) đều là những hành giả của Mật Tông(Vajrayana). Một tông phái Phật giáo mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách đa dạng của Tây Tạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với truyền thống tái sanh của các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma(Phật sống).

Lạt ma hay Rinpoche là danh xưng để gọi quý sư tu theo Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ. Danh từ Lạt ma gần giống như Gu-ru là vị Đạo sư của Ấn Độ, hay quý Hòa Thượng theo Phật giáo Việt Nam. Sứ mệnh của các Lạt ma là giảng dạy giáo pháp, thi hành các nghi lễ và lãnh đạo các đạo trường. Các Lạt ma giỏi là vị đã đạt danh hiệu Geshe (Tiến Sĩ Phật học) và đã thông suốt các kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā), Trung quán (Mādhyamika), Nhân minh hoặc Lượng học (Pramāṇavāda), A-tì-đạt-ma (Abhidharma) và Luật (Vinaya).

Phật giáo Tây Tạng thường được gọi là Lạt ma giáo, nghĩa là tôn giáo của các vị Lạt Ma. Lạt Ma giáo được truyền bá nhiều nơi gần dãy Hi-mã-lạp sơn như phía bắc Nepal, Bhutan, Ấn Độ (Arunachal Pradesh, Ladakh, Dharamsala, Lahaul, Himachal Pradesh, Sikkim), Mông Cổ, Buryat (miền nam Siberia) và Tây Tạng. Tuy nhiên, ngày nay với sự hoằng pháp đầy hiệu quả của Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cùng Ban thiền Lạt ma của ngài, khiến khắp nơi trên thế giới đã biết đến Phật giáo. Nhiều Lạt Ma Tây Tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây, nhiều chùa Tây Tạng được xây dựng tại hải ngoại và Phật giáo Tây Tạng đang trên đà phát triển trong thế kỷ 21 này.

NepSongTinhThucDaLaiLama1-103DHARAMSALA

Ngày 17 tháng 3 năm 1959, đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 Tenzin Gyatso, vị lãnh đạo tinh thần của xứ này cùng với Ban thiền Lạt ma rời thủ đô Lhasa, và cư ngụ tại cao nguyên Dharamsala, thuộc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.

Dharamsala là một thành phố cao nguyên với những đồi dốc nhấp nhô thật thanh bình yên ả nằm xem lẫn trong những cánh rừng thông tuyết-hy cao xanh mướt. Với độ cao trên 1.600 mét thuộc phía cực bắc Ấn Độ và nằm dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, nên cao nguyên Dharamsala được xem là một trong những nơi có bầu không khí trong lành nhất của Ấn Độ bởi khí hậu quanh năm suốt tháng lúc nào cũng lành lạnh. Sương mù thường giăng kín khắp núi đồi nhất là các buổi sáng mùa đông và khi hoàng hôn tắt nắng. Từ suốt tháng 12 cho đến tháng 1, nơi đây tuyết rơi đầy cùng với những cơn mưa đá dồn dập, nhiệt độ trung bình từ 0oC - 14,5oC. Tuy nhiên, trong suốt mùa hè, khí hậu rất mát mẻ, thường từ 22,2°C - 38°C.

Cập nhật: Thứ Năm, 06/10/2011 Dòng chảy văn hóa

NepSongTinhThucDaLaiLama1-104

Cao nguyên Dharamsala[4]

Dharamsala được chia thành ba vùng: Vùng cao nhất là Meleod Ganj, vùng chính giữa là Kotwali Baza và vùng thấp nhất giáp với đồng bằng là Kacheri. Đức Đạt Lai Lạt Ma, chư thiền Lạt ma, tăng đoàn và hầu hết người Tây Tạng theo Ngài định cư trên vùng núi cao nhất Meleod Ganj, vì thế nơi đây được gọi là “tiểu Lhasa”, tức là thủ đô Lhasa nhỏ của Tây Tạng. Hiện nay có hơn 120.000 dân sắc tộc Tây Tạng sinh sống tại đó, cũng có khoảng 20,000 chư tăng ni và 200 tu viện được xây dựng như tu viện Tsuglagkhang (trú xứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma), tu viện Dip-Tse-Chokling, Nechung, Gadong, Namgyalma, Tushita vv… Hàng ngày có hàng ngàn Phật tử từ các nước Âu-Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Ấn Độ đến đây để làm từ thiện, dạy tiếng Anh, tham dự khóa tu, hành thiền và nghe pháp thoại. Tiểu Lhasa còn có những đặc sắc như có nhiều khu phố mua bán, dịch vụ, trưng bày các pháp cụ, tượng Phật bằng đá quý hay gỗ trầm, chuỗi niệm Phật, những bức tranh Thongka, những công trình điêu khắc gỗ, tác phẩm thủ công mỹ nghệ, thảm thêu, tranh lụa, nữ trang, y phục sắc tộc Tây Tạng vv… Ngoài ra những bệnh viện, trường học, thư viện, bảo tàng, những khu vườn trà, những cánh rừng bao quanh triền núi, rặng thông già xứ tuyết yên tĩnh, chinh phục núi tuyết, đêm lửa trại trên cao, ngắm phong cảnh tại Dharamshala và cộng đồng người dân Tây Tạng ngụ cư chất phác vv… đã thu hút nhiều du khách đến đây để viếng thăm và chiêm ngưỡng. Chỉ cách thủ đô Delhi 514 cây số (km), nên Dharamsala cũng có các tiện nghi hiện đại đáp ứng nhu cầu khách chiêm bái du ngoạn như có phi cơ, xe lửa, xe buýt, taxi, phục vụ; nhiều khách sạn, nhà hàng đã được mọc lên trên những sườn núi khiến cho Tiểu Lhasa thực sự nhộn nhịp và ngày càng phát triển sinh động.

NepSongTinhThucDaLaiLama1-105

Phố xá của Tiểu Lhasa[5]

Tóm lại, với sự hiện diện của một vị Phật sống như Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban thiền Lạt ma của ngài, khiến cao nguyên sương mù Dharamsala nhỏ bé thầm lặng đã trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thế giới, thu hút mọi giới từ các nơi về du lịch, hành hương chiêm bái, tu học, đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và chiêm bái ngọc xá lợi Phật.

Dharamsala thật sự đã trở thành đất thiêng, thánh địa, một nơi của tâm linh an lạc trên thế giới.

* *



[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/Taytang; http://www.nationsonline.org/oneworld / tibet.htm.

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/Tibet.

[3] http://tibet.prm.ox.ac.uk/photo_1999.23.1.14.1.

[4] www.dalailama.com/ /biography/from-birth-to-exile.

[5]http://www.shunya.net/Pictures/Himalayas/DharamsalaMcLeodGunj/Tsuglagkhangcomplex.htm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2021(Xem: 4085)
Sau sự xuất hiện của máy tạo oxy ở Indonesia, và được đến Hội Từ tế Phật giáo Indonesia, Pantai Indah Kapuk, Bắc Jakarta vào hôm thứ hai, ngày 26 tháng 7 năm 2021, 500 thiết bị máy tạo oxy (trong tổng số 5.000 đơn vị viện trợ) đã được bàn giao tượng trưng cho Ban Thư ký Nội các nước Cộng hòa Indonesia tiếp nhận vào hôm thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021, để xử lý Covid-19 tại Indonesia.
06/08/2021(Xem: 9660)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4733)
Sư thăng tòa nói: "Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trần, thể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tự, tâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như như Phật". Có vị tăng hỏi: "Thế nào là pháp yếu của Đại thừa Đốn ngộ? Sư đáp: - "Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian - tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm - buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì Trí huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên, thì những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch - đối với Ngũ dục, Bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán,thấu qua tất cả thanh sắc chẳng có trệ ngại, gọi là Đạo nh
06/08/2021(Xem: 5002)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 3703)
Neil Lindsay, Phó Chủ tịch Amazon Affiliate (một chương trình tiếp thị liên kết) hỏi rằng, anh muốn đóng góp chung cảnh với ai tại Cannes Lions, lập tức anh nghĩ đến Thiền giả Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
04/08/2021(Xem: 3797)
Đây là lần đầu tiên, trường Đại học Dongguk tổ chức buổi Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải (1879-1944), cũng là kỷ niệm Ngài nhập học vào ngày 29 tháng 6 năm 1944, Ngài từng là cựu sinh viên Đại học Dongguk, là Hiệu trưởng cựu sinh viên đầu tiên, nay Ngài đã trở về trường cũ của mình sau 77 năm. . . Trường Đại học Dongguk đã tổ chức buổi lễ Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải tại Chính Giác Viện vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 6 năm 2021.
03/08/2021(Xem: 4196)
Trong một văn bản độc quyền bằng tiếng Pháp, Thiền giả Yuval Noah Harari, một nhà sử học người Israel, giáo sư Khoa học Lịch sử tại Đại học Hebrew của Jerusalem, trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Ông là tác giả của các quyển sách bán chạy nhất thế giới “Sapiens: Lược sử loài người” (2014), “Homo Deus: Lược sử tương lai” (2016) và “21 bài học cho thế kỷ 21” (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức, trí tuệ và hạnh phúc. Nhìn lại năm đặc biệt này. Sau một năm khám phá khoa học và những thất bại chính trị, chúng ta có thể rút ra bài học gì cho tương lai?
03/08/2021(Xem: 7488)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào thứ 6 (July 30 2021) tuần vừa qua, Hồi từ thiện Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 250 hộ bà con lao động nghèo tại quê hương VN nhân hoạn nạn Dịch Covid bùng phát. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc sau đây!
03/08/2021(Xem: 4920)
NGUYỆN CẦU ĐỂ LÀM NGUÔI CƠN SỢ HẢI VÌ BỆNH DỊCH Những vần thi kệ đã cứu tu viện Sakya khỏi bệnh tật *** *** Nguyện tất cả những tật bệnh quấy rầy tâm thức của chúng sanh, Và những thứ do kết quả từ nghiệp chướng và những điều kiện tạm thời, Chẳng hạn như những tổn hại do quỷ thần, đau ốm, và sức mạnh thiên nhiên, Không bao giờ xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]