Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Niệm phật phải nhất tâm

13/04/201203:21(Xem: 9287)
14. Niệm phật phải nhất tâm

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Niệm phật phải nhất tâm

Chư thiên hữu! Hôm nay học Phật, chọn pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây Phương, trước hết phải đầy đủ ba việc: tín, hạnh, nguyện. Trong Di Đà yếu giải có dạy rằng: “chẳng có tín tâm thì không đủ nguyện lực, nguyện không tha thiết thì hạnh không chuyên cần; không chuyên cần niệm Phật đến nhất tâm thì tín, nguyện sẽ không viên thành”. Hôm nay, chúng ta nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì nhất định phải tinh chuyên thường niệm hàng ngày.

Bằng phương pháp nào để ta niệm Phật có kết quả mau chóng?! Niệm Phật gồm có bốn cách: thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật và trì danh niệm Phật. nhưng với thời mạt pháp hiện tại, chúng sanh phần nhiều chạy theo ngoại cảnh; pháp môn trì danh niệm Phật là hợp cơ hợp thời đối với mọi người. Trì danh niệm phật là pháp dễ thực hành cho mọi tầng lớp già trẻ, sang hèn… mau đạt thành kết quả dễ nhất tâm. Nhưng phải trì danh bằng cách nào? Hằng ngày ta thường xuyên niệm : “A Di Đà Phật” hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” công đức đạt thành không gì khác nhau. Tại sao ta không niệm thêm nhiều danh hiệu của các đức Phật khác mà ta chỉ niệm riêng danh hiệu của Phật A Di Đà? Vì niệm nhiều danh hiệu thì tâm ta sẽ phân biệt và tán loạn, nếu chuyên tâm một danh hiệu của đức Phật thì ta dễ được nhất tâm hơn. Và, ta chỉ chuyên tâm niệm danh hiệu của Phật Di Đà là vì cõi Tây Phương Cực Lạc do thanh tịnh tâm của chúng hội Bồ Tát tạo thành; nên khi ta được sanh vào thì liền được vị bất thối đồng với chúng hội Bồ Tát khác; do công đức thù thắng này mà đức Thích Ca khuyên ta nên niệm danh hiệu Phật Di Đà để cầu sanh về cảnh Cực Lạc. Chư Tổ sư cũng dạy: “chuyên tâm niệm Phật vạn người tu vạn người vãng sanh”.

Hôm nay, chúng ta niệm Phật sáu chữ hay bốn chữ không có gì khác nhau, nhưng điều chủ yếu là khi niệm mỗi chữ mỗi chữ phải rõ ràng, phải nhất tâm cung kính. Miệng niệm tai nghe, tâm suy nghĩ từng chữ từng câu cho thật rõ, cứ như vậy mà tiếp tục niệm, từ một câu cho đến ngàn vạn câu cũng đều rõ rang thông suốt trong tâm. Ngày nay niệm như vậy, ngày mai cũng niệm như vậy, năm này tháng nọ cũng niệm như vậy, năm tới tháng tới cũng niệm như vậy; cho đến mười năm, hai mươi năm, một trăm năm cũng tiếp tục niệm như vậy không gián đoạn, không thay đổi. Thường xuyên niệm như vậy, tâm không thay đổi mà bản rằng không được vãng sanh Tây Phương là điều không thể xảy ra.

Chúng ta niệm Phật giống như ăn cơm uống nước hằng ngày. Nếu một ngày ta không ăn không uống thì cơ thể tâm thần ta không được yên ổn. Cũng vậy, chúng ta niệm Phật đến khi nào nếu thỉnh thoảng bị quên không niệm mà cảm thấy thiếu thốn khó chịu như thiếu ăn thiếu uống thì đã có kết quả. Chúng sanh sanh vào thế giới dục giới này là do chúng ta ghiền ăn, ghiền uống, ghiền tình ái, ghiền tham dục phiền não… nay ta muốn cầu sanh Tây Phương thì phải cai những thứ bệnh ghiền của thế giới Ta Bà không hợp với chúng sanh Tây Phương; vì bệnh ghiền của chúng sanh Tây Phương là ghiền niệm Phật, nghe pháp.

Niệm Phật cầu sanh tây Phương không phải chỉ niệm một ngày hai ngày, mà phải chuyên cần thường xuyên niệm cho đến ngày lâm chung. Sau khi sanh về Tây Phương thấy Phật nghe pháp, tiến tu chứng được quả vị bất thối Bồ Tát ở nơi thường Tịch Quang Độ đồng với pháp thân Chư Phật. Bây giờ ta có thể ở trong thanh tịnh pháp thân mà thị hiện khắp mười phương thế giới để hoằng hóa cứu độ chúng sanh, trong đó có thế giới Ta Bà mà ta muốn đến. Đừng lo không duyên với thế giới Ta Bà mà hãy lo rằng tự ta niệm Phật không tinh chuyên đến chỗ nhứt tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2017(Xem: 16205)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11383)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7867)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15862)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10247)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
07/03/2017(Xem: 8218)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói: “Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
07/03/2017(Xem: 10331)
Chỉ là ngày giỗ bình thường như bao ngày giỗ khác của mọi người. Nhưng tôi, với những bạn bè bên cạnh tôi hiện nay, đó là những giây phút chạnh lòng bên mớ hành tranh và cũng là của cải trên suốt quảng đường đời hơn nữa đời người sống và cống hiến cho đạo pháp. Dù chỉ là tờ giấy, cây viết nhưng đó là gia sản to lớn chắt chiu có được mỗi khi chợt giựt mình ngồi suy tư nhìn lại.
07/03/2017(Xem: 8292)
Trong Phật giáo, có một sự thảo luận về những vết tích của nghiệp. Nói một cách chính xác thì dấu ấn ấy rất mơ hồ. Nó không phải là vật chất cũng không phải là tinh thần, nhưng hầu hết ở trong hình thức hùng mạnh, như là tiềm năng. Hầu như chúng ta có thể cho rằng đó là hình thái thuộc tính liên tục của tiềm thức. Khi nói về tiềm thức, đôi lúc nó được hiểu trong phạm vi hạt giống hoặc tiềm năng, đôi lúc nó hoàn toàn là một dấu ấn, nghĩa là có một cái gì đó in hằn rong ý thức của chúng ta, những dấu vết khiến chúng ta phải hành động trong một cách chắc chắn.
07/03/2017(Xem: 12339)
Đừng sống như một kẻ không biết gì về thế giới xung quanh. 1) "Đừng sống như cá trong chậu" Cái câu nói này có nghĩa “đừng chỉ thu lu trong thế giới của minh”, là một câu cách ngôn được thốt ra khỏi miệng tôi khi tôi giảng pháp cho một lớp học cách đây một vài năm tại một khoá tu học Phật pháp nửa ngày được tổ chức mỗi nữa tháng. Lớp này chỉ đơn giản được gọi tên là 'Hỏi và Đáp' và chúng tôi đặt tên lớp học sao cho liên quan đến chủ đề được bàn thảo cho đến khi kết thúc lớp học. Chủ đề là do câu hỏi của sinh viên nêu lên quyết định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]