Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Tình không dứt khó vãng sanh

13/04/201203:21(Xem: 9257)
10. Tình không dứt khó vãng sanh

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Tình không dứt khó vãng sanh

Chúng sanh sống trong cõi đời này là do tình ái dục nhiễm mà sanh. Lục thân quyến thuộc: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu; những sợi dây tình cảm này luôn luôn cột chặt chúng sanh lại với nhau mà đền trả vay mượn. Do tình ái lục dục vay mượn từ nhiều đời nhiều kiếp liên tục nên khó bề mà vượt thoát. Càng yêu thương nhiều thì càng thù hận cao, tình cha (mẹ) con, tình vợ chồng, thương yêu thì bao bọc che chở lo lắng cho nhau, nhưng khi thù hận thì thanh toán giết hại lẫn nhau. Vì tâm yêu hận chưa dứt nên khi chết chúng sanh mang theo những thứ nghiệp lực tình cảm yêu hận ấy mà sanh qua đời khác gặp nhau để đòi trả thanh toán lẫn nhau, và, cứ như vậy mà quay cuồng trong ngút ngàn vô tận. Cảnh cha giết con, con giết cha, vợ giết chồng, chồng giết vợ thường xảy ra hằng ngày trên thế giới nhiễu nhương này mà ta trông thấy; mọi việc không có gì là tự nhiên để phát sanh, mà, những thứ vay trả thanh toán nhau như vậy là do nơi tình ái yêu hận đã kết tụ từ nhiều đời trong vòng oan nghiệp chưa giải.

Hận thù thì gặp nhau để đòi nợ, trả nợ nhau trong hận thù. Yêu thương thì gặp nhau để đòi trả trong yêu thương. Hận thù tạo nghiệp ác thì đọa lạc nơi ba đường ác. Yêu thương triều mến, hiếu thuận từ hòa lại gặp nhau để đền trả trong cõi trời, cõi người; tự thân cũng quay cuồng trong lục đạo luân hồi đau khổ do ái tình chưa dứt.

Người niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương mà tình không dứt thì cơ hội vãng sanh rất khó. Niệm Phật cần có tín, hạnh, nguyện: liên hữu có thể có tín tâm vững chắc, hạnh tu chuyên cần; nhưng, khó là ở nguyện lực, hãy cố gắng để vượt qua. Nguyện lực có hai phần: một là nguyện sanh về nước Cực Lạc gặp Phật A Di Đà, điều này người tu niệm Phật lòng ai không muốn; nhưng, phần hai là nguyện dứt bỏ mọi thứ ở thế giới Ta Bà không luyến tiếc mà ra đi, điều này mới là khó. Vì chúng sanh đã bao phen gắn bó nhau trong vòng sống chết yêu thương thù hận, tình nghĩa vợ chồng, yêu thương con cháu, cha mẹ, anh em.. những thứ tình ái này là sợi dây vô hình sẽ cột chặt chúng sanh trở lại nơi thế giới Ta Bà. Trong lúc lâm chung, nếu nguyện chúng ta không tha thiết, nghĩa là lòng mong cầu xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm, và, vứt hết những thứ tình ái lẩm cẩm ở cõi Ta Bà để ra đi không dứt khoát; thì lúc ấy những thứ tình yêu thương vợ chồng, con cháu, và lòng dục nhiễm mong muốn sanh trở lại cõi dục giới này sẽ hiện ra mà dẫn chúng sanh đi vào. Vậy là cơ hội vãng sanh của ta sẽ bị trắc trở. Điều này cho ta thấy, nếu như niệm Phật chưa đạt được “niệm Phật tam muội”, thì cố gắng làm sao phải dứt được chữ tình trong giờ phút lâm chung. Giờ phút lâm chung mà liên hữu cắt đứt được sợi dây tình cảm trong gia đình, tâm chí hướng về Phật cảnh thì vãng sanh là điều chắc chắn. Hãy gắng sức tinh tấn mà niệm Phật hằng ngày, không nên giải đãi biếng nhác mà luống đi một đời người. Hãy cẩn trọng!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 8630)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9460)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9578)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8706)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9544)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 8715)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 7803)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 13009)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
27/09/2010(Xem: 7512)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
27/09/2010(Xem: 8252)
Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]