Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Niệm Phật đoạn sanh tử

13/04/201203:21(Xem: 8780)
03. Niệm Phật đoạn sanh tử

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Niệm Phật đoạn sanh tử

Một số quý vị đang tu tập nhân hạnh giải thoát, để được quả vị giải thoát, nói cho đúng là muốn thành Phật. Nhất là một số quý vị đang tu tập thiền định, lại cho rằng chỉ có thiền mới có thể đại triệt đại ngộ; có nghĩa chỉ có thiền thì mới thành Phật, còn ngoài ra tu những pháp môn khác thì không thể liễu sanh thoát tử. Hay nói cách khác thiền là Phật thừa, là Tối Thượng Thừa, là khai ngộ thành Phật tức khắc; còn lại những pháp môn khác, tu là thấp, ngộ là thấp, là thành Phật nhỏ, là Tiểu Thừa.. Do đó một vài vị thiền sư danh tiếng đương thời đã tuyên bố rằng: “khi mới vào tu Thầy Tổ đã khuyên chúng tôi niệm Phật, vì bây giờ là thời mạt pháp; nhưng chúng tôi cảm thấy không thỏa mãn với lời ấy. Bởi lẽ xưa kia đức Thích Ca của chúng ta ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề mà thành Phật, chớ không phải do niệm Phật thành Phật….”. Câu nói trên đây cũng đã làm cho một số người mới phát tâm tu có sự nhầm lẫn và hoang mang trong vấn đề tu tập. Nhất là đối với liên hữu đang chọn pháp môn niệm Phật có sự nghi ngờ về pháp môn tu của mình.

Nhân đây chúng tôi xin trình bày cùng với đại chúng trong Phổ Quang Tịnh Nghiệp đạo tràng nầy, hoặc có thể rộng ra cùng với tất cả quí liên hữu niệm Phật rằng: “đừng nên để tâm xen động với ngoại cảnh, khi mình đã chọn pháp môn tu; dầu cho câu nói ấy của một hiện thân Bồ Tát hay Phật nói ra thì cũng không là cho tâm ta giao động”.

Tôi xin kể lại câu chuyện trong nhà thiền. Đại Mai Chí Thành là học trò của Mã Tổ Đạo Nhất, sau khi học đạo với Mã Tổ một thời gian ngộ được lý tức tâm tức Phật, ngài lui về nơi núi Đại Mai để tu dưỡng. Sau đó mấy năm, Mã Tổ muốn biết sự đạt ngộ của Đại Mai tới đâu nên sai một vị tăng đến hỏi đạo với Đại Mai và, sau đó đem những gì từ nơi đối đáp của Đại Mai về cho Mã Tổ hay. Ngày nọ vị Tăng đến chỗ Đại Mai và hỏi:

- Đại sư ở nơi Mã Tổ đã ngộ được pháp gì mà lui về ẩn nơi núi này?

- Ta đã đạt được lý tức tâm tức Phật. Đạt Mai đáp.

- Nhưng đó là trước kia, còn ngày nay thì Tổ chỉ dạy phi tâm phi Phật mà thôi.

- Mặc kệ ông già ấy phi tâm phi Phật. Còn ta, ta chỉ biết tức tâm tức Phật. Đại Mai đáp.

Khách tăng về thưa lại với Mã Tổ, Mã Tổ kêu lên, trái mai đã chín. Ở đây chúng ta thấy, Đại Mai đã dùng Tín Tâm, để khai mở và phát triển hạnh nhân, thì nhất định quả vị sẽ đến một ngày không xa. Dầu cho lời dạy của một người trước sau có sự khác biệt, mà người đó lại là thầy của mình, thì tâm chúng ta trước sau cũng như một; như vậy quả vị mới được tròn đầy.

Người tu thiền mà tự cho rằng chỉ có thiền mới mong dứt sạch được phiền não mà thành Phật quả, tức là còn chấp có pháp tu pháp chứng, có pháp cao, pháp thấp, pháp hơn pháp thua, không khác nào câu chuyện phướng động gió động trong Pháp Bảo Đàn Kinh (thiền quán không). Như vậy chính người ấy tâm còn vọng động phân biệt, chưa liễu triệt và thể nhập được tự tánh các pháp vốn không thực (trong kinh Kim Cang có đoạn nói: chẳng những rời bỏ phi pháp, mà ngay cả chánh pháp chúng ta cũng không nên để tâm đắm nhiễm), hoặc đoạn kệ khác trong kinh Kim Cang mà một Thiền sư không thể không nằm lòng:

Nếu dung sắc tướng để thấy tự tánh

Hoặc từ nơi âm thanh mà tìm tự tánh

Thì kẻ ấy đang đi vào ma đạo

Vĩnh viễn không bao giờ thấy tánh.

Tôi xin đưa ra một câu chuyện về thiền khác để chúng ta có thể thấy rõ hơn qua sự tu chứng, Mã Tổ Đạo Nhất, là một Thiền sư nổi tiếng sau Lục Tổ Huệ Năng hai đời. Lúc nhỏ Mã Tổ theo học đạo nơi Nam Nhạc Hoài Nhượng, một hôm Nam Nhạc đi quanh vườn chùa gặp lúc Mã Tổ đang ngồi thiền phía trước chánh điện.

- Ông đang làm gì đó? Nam Nhạc hỏi.

- Bạch Hòa Thượng con đang ngồi thiền. Mã Tổ trả lời.

- Ngồi thiền để làm gì?

- Ngồi thiền để thành Phât.

Nghe mã Tổ trả lời như vậy, Nam Nhạc làm thinh không nói, liền chạy thật nhanh ra phía sau chùa lấy một miếng ngói khom lung mài. Mã Tổ thấy thái độ khác thường của Nam Nhạc nên vội đứng dậy chạy theo ra sau chùa, thấy Nam Nhạc đang mài miếng ngói lấy làm lạ liền hỏi.

- Hòa thượng đang làm gì?

- Ta mài ngói.

- Mài ngói để làm chi?

- Mài ngói để làm gương.

- Mài ngói làm sao thành gương được

- Vậy thì ông ngồi thiền làm sao mà thành Phật được. Ngói là ngói, gương là gương, thiền là thiền, Phật là Phật. Mài ngói đã không thành gương, do đó ngồi thiền làm sao có thể thành Phật được.

- Ở đây chúng ta thấy quá rõ ràng nơi lời dạy của một bậc đại Thiền sư. Nam Nhạc Hoài Nhượng là đệ tử đắc truyền của Lục Tổ Huệ Năng, Mã Tổ là đệ tử đứng đầu của Nam Nhạc. Nhờ nơi thiền định mà ta phá trừ được phiền não, thấy được tự tánh, ngộ được bản tâm mà đạt đạo. Đức Phật Thích Ca thành Phật là cũng do nơi thấy được tự tánh, ngộ được bản tâm, đối với thiền tọa cũng chỉ là một trong những phương tiện để đạt đến cứu cánh. Phương tiện không phải là cứu cánh. Tất cả những lời Phật dạy đều là phương tiện, giống như ngón tay chỉ mặt trăng ( nhứt thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ), đừng nên lầm. Thiền tập hay niệm Phật đều là phương tiện để khế hợp với trình độ và điều kiện sở thích của từng chúng sanh để đạt đến cứu cánh. Vậy thì thiền tọa hay niệm Phật không có gì khác biệt trong sự tu trì để phá trừ phiền não, đạt đến mục đích là Phật. Nếu có khác đi chăng cũng là do sự phân biệt của từng tâm niệm của chúng sanh mà ra.

Thiền tọa hay niệm Phật cũng đều là phương pháp tu từ nơi đức Phật Thích Ca chỉ dạy. Vậy tại sao người tu thiền lại tự cho thiền tọa là chính thống, là tối thượng. Người tu niệm Phật lại cho Tịnh Độ là cao tột… tất cả những tư tưởng ấy đều phát khởi từ nơi vọng tưởng điên đảo của phàm phu mà có. Còn có một chút kiến thức phân biệt là ta có cơ hội đi vào tà pháp. Cho nên hành giả có thiền tọa hay niệm Phật, thì tâm phải chánh, không ta không người, mà chỉ một mặt hướng về Phật quả; điều đó mới mang lại cho ta sự giải thoát toàn triệt.

Tại sao chư Tổ thượng khuyên chúng sanh nơi đời mạt pháp nên chọn pháp môn niệm Phật mà cầu sanh về cảnh Cực Lạc Tây Phương? Bởi vì ngày xưa con người sống bằng nông nghiệp, tư tưởng rất là bình lặng đối với ngoại cảnh, cho nên người tu thiền định rất dễ chế ngự được vọng tâm và mau thấy được tự tánh.

Thời nay (thời mạt pháp) con người sồng trong xã hội quay cuồng với sự tính toán máy móc, cho nên cơ tâm con người quá ư là phức tạp, mà, hành giả thiền tọa để chế ngự vọng tâm có điều hơi khó khăn lúc khởi đầu. Trái lại, lấy tiếng niệm Phật là động (vì niệm phật có bốn cách: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, và Trì danh niệm Phật), để chế ngự cái vọng của nội tâm lúc ban đầu có phần thoải mái hơn. Mặt khác, thời buổi cơ khí con người sống gần như một cái máy, làm việc vật vả hàng ngày; ngay cả những tu sĩ cũng không ngồi yên suốt ngày để tọa thiền (đành rằng thiền không phải chỉ có ngồi, nhưng người học thiền không nương nơi ngồi để tịnh tâm lúc ban đầu thì khó mà định được tâm), mà phải lo nhiều Phật sự khác nhau. Điều này cho thấy là pháp môn niệm Phật rất phù hợp cho nhiều tầng lớp từ thành thị tới thôn quê, từ già đến trẻ, từ người thất nghiệp đến kẻ đi làm. Khi ta đang làm việc trong một cơ xưởng, chân tay đang điều khiển một cái máy, lúc đó miệng chúng ta niệm Phật một cách dễ dàng, hoặc lúc lái xe ta cũng có thể niệm Phật; nếu, trong lúc lái xe miệng niệm Phật không được thì ta có thể bỏ băng nhựa niệm Phật để nghe, trái lại ta không thể thực hành thiền tọa trong khi điều khiển máy hoặc lái xe trên ca lộ. Đành rằng ở mức độ cao hơn của thiền và tịnh đều có thể thực hành trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi; nhưng, khởi đầu cho sự thực tập, việc ngồi thiền để kiểm thúc nội tâm là điều cần thiết hơn là tự xông vào những nơi ồn ào náo nhiệt để tìm sự tịnh tâm. Đây cũng là lý do mà chư Tổ đã nhìn thấy tùy thời gian, không gian, hoàn cảnh xã hội, căn cơ của chúng sanh mà các ngài đã phương tiện dùng pháp môn nào của Phật dạy cho phù hợp và đem lại nhiều lợi ích và kết quả cho mọi người. Không phải thiền tập là giành riêng cho hạng đại căn thông minh; cũng không phải niệm Phật là để cho các cụ già cả, dốt nát, căn trí thấp nhỏ… mà, thiền hay tịnh gì cũng là pháp môn tu chung cho mọi tầng lớp khác nhau. Nhưng với thời hiện tại con người cơ tâm quá ư là phức tạp. Do đó công năng của sáu chữ Di Đà có đủ cơ duyên đánh tan nghiệp lực, cơ tâm của con người trong xã hội hiện nay hơn là thiền tọa. Điều đó không có nghĩa là tịnh cao hơn thiền hay thiền cao hơn tịnh…

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có một đoạn nói rằng: “người Đông Phương có tội niệm Phật cầu sanh về Tây phương. Vậy người Tây phương có tội cầu sanh về phương nào?”. Đây chỉ là một ví dụ để chỉ rõ cho những người dụng công niệm Phật mà chỉ mong cầu chút ít phước đức hữu lậu, không xa rời được phiền não. Người tu mà không quyết tâm rời xa phiền não ác nghiệp thì dầu cho có tu thiền hay tịnh cũng không đạt được sự giải thoát rốt ráo.

Vả lại, nói Tây Phương là đối với thế giới Ta Bà của chúng ta về phương hướng; nhưng, đối với mười phương chư Phật hằng hà sa thế giới thì danh từ Tây Phương không còn ý nghĩa. Niệm Phật muốn vãng sanh về thế giới Tây Phương của Phật Di Đà không chỉ giành riêng cho chúng sanh nơi cõi Ta Bà hay những thế giới ở phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh Tây Phương tạo tội cầu sanh về đâu không còn là vấn đề được nêu ra. Mặt khác, theo lời của Phật Thích Ca thì chúng sanh ở nơi cõi Tây Phương của Phật Di Đà đã diệt trừ được sự tham dục, tà kiến, chứng ở quả vị bất thối, từ nơi liên hoa hóa sanh; vậy thì, việc chúng sanh ở nơi Tây Phương tạo tội là điều không thể có. Giống như ta nói người đã chứng quả A La Hán phạm tội dâm dục (việc này không thể xảy ra).

Vả lại, câu nói trên trong Pháp Bảo Đàn Kinh về lý thì thông; nhưng, về sự thì lại có phần hơi tối nghĩa. Do đó, theo tôi nghĩ có lẽ người đời sau mượn lời của Lục Tổ phê bình người tu Tịnh Độ mục đích đề cao môn phái thiền của mình. Vì theo Pháp Bảo Đàn Kinh có nói Lục Tổ là người không biết chữ chỉ giảng theo ý người hỏi hoặc có người đọc kinh thì Tổ y theo đó mà giảng; nhưng trong Pháp Bảo Đàn cũng có và nơi đã dẫn chứng từ những bộ kinh khác như Tịnh Danh, Bồ Tát giới… điều này cho thấy người đời sau đã thêm vào một vài đoạn trong kinh Bảo Đàn để tăng thêm phần biện chứng hơn là của chính Lục Tổ nói ra. Mặt khác, đoạn kinh nơi Pháp Bảo Đàn nói rằng cõi Tây Phương của Phật Di Đà cách đây không xa (mười muôn tám ngàn dặm), điều nầy cho thấy người sau thêm vào, nhưng lại lầm về sự; vì, không có kinh nào cho rằng cõi Ta Bà cách xa Tây Phương mười muôn tám nghàn dặm cả. Nơi kinh Di Đà có nói: từ thế giới Ta Bà qua thế giới Cực Lạc cách xa mười muôn ức cõi Phật. Riêng thế giới Ta Bà chúng ta đã biết gồm có một tỷ tiểu thế giới (một tỷ thái dương hệ), tức là mới nói một cõi Phật. Vậy nói mười muôn ức cõi Phật về sự tướng thì không thể nhầm lẫn với mười muôn tám ngàn dặm được.

Như trên đã nói niệm Phật là niệm tự tánh Di Đà. Niệm Phật phải cần ba điều tín, hạnh và nguyện: tín là tin lời Phật dạy không hư dối, tin nơi khả năng hành trì, tin pháp môn tu, tin tự tánh chính mình. Hạnh là thực hành câu niệm Phật thường xuyên không gián đoạn, như người mẹ chăm sóc em bé. Và, nguyện xa lìa cảnh giới ô trược phiền não đau khổ Ta Bà mà cầu sanh về cảnh Tây Phương Cực Lạc. Xa lìa cảnh giới Ta Bà huyễn mộng phiền não cũng có nghĩa là không còn đắm nhiễm trong dục lạc của ngũ dục. sanh qua thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà cũng có nghĩa là thể nhập được tự tánh, hiễn bày pháp tánh diệu dụng, là chứng được quả vị bất thối Bồ Tát, là đoạn sanh tử.

Sanh tử luân hồi trong thế giới Ta Bà ngũ trược đau khổ, là vì mang thân ngũ uẩn. Xả bỏ thân ngũ uẩn nơi thế giới Ta Bà, nguyện sanh qua thế giới Cực Lạc là, bỏ thân uế trược phiền não huyễn mộng lấy thân thanh tịnh, thường lạc; bỏ vọng tưởng thể nhập vào diệu hữu chọn thường, lìa mê đạt ngộ. Chuyển thức thành trí.

Chúng sanh sống trong thế giới Ta Bà mang tâm tham dục sân hận, thấy thân ngũ uẩn thật, nên đau khổ sanh tử trong lục đạo. Niệm Phật cầu sanh Tây Phương là, lìa bỏ tâm tham dục sân hận, quán chiếu ngũ uẩn không, lìa ngũ trược ác thế, đoạn sanh tử trong lục đạo, đạt được than tâm thanh tịnh, an trụ trong pháp giới tự tánh, ấy là sanh Tây Phương. Một câu chuyện dưới đây cho ta thấy niệm Phật là chuyển tâm tham dục sân hận Ta Bà thành tâm thanh tịnh Cực Lạc, chuyển than ngũ trược ác thế thành thân liên hoa hóa sanh trong hiện đời: ấy cũng gọi là đạt được niệm Phật tam muội.

Có hai cha con người Nhật rất giàu có, người con đã quy y theo Phật, thường đến chùa cúng dường, nghe giảng pháp, tụng kinh. Nhưng trái lại người cha thì tánh tình tham lam keo kiệt, chỉ biết tiền, không tin Phật Pháp, tự mình không cúng dường bố thí, nhưng nếu thấy người khác cúng dường thì lại không ưa, mà còn sanh tâm đố kỵ, hủy báng. Ông có 99 đồng tiền thì phải tìm thêm được một đồng nữa để đủ 100 đồng mà bỏ vào ngân hàng. Người con thấy vậy rất buồn, đến chùa thưa với vị thầy mà mình đã quy y để tìm cách hóa độ người cha tham lam ấy tin Phật và biết tu, biết bố thí… Sau khi bàn luận hai thầy trò đồng ý giải pháp, mướn người cha niệm Phật trả tiền hàng ngày với số tiền cao hơn người lao động bên ngoài. Dĩ nhiên tiền này là của người con mang từ nhà lên cho Thầy trả lương mà không cho người cha biết.

Người cha rất mừng vì công việc quá dễ mà lại được lương cao. Ông bắt đầu niệm Phật từ sáng đến chiều trong mọi thời gian đi đứng nằm ngồi chiều đến ông ghi vào sổ là đã niệm được bao nhiêu và lên chùa gặp thầy để lãnh tiền. Lúc đầu ngày nào ông cũng mong chiều đến nhanh để lên chùa lãnh tiền; nhưng, sau một năm niệm Phật, thỉnh thoảng ông lại quên buổi chiều quan trọng ấy, nên có khi hai ba ngày mới đến chùa để nhận tiền một lần. Sau hai năm sự niệm Phật đã trở thành một nghề thích thú, bây giờ ông già cảm thấy yêu nghề hơn là yêu tiền, nên thỉnh thoảng một vài tuần, có khi một tháng mới nhớ lại lên chùa nhận tiền lương. Thời gian sau ba năm niệm Phật, bệnh tham lam tiền bạc của ông không còn nữa, bây giờ hằng ngày ông chỉ biết niệm Phật, ngoài ra không để ý đến những sự việc khác, ngay cả không còn nhớ trước kia ba năm ông thầy đã mướn mình niệm Phật. Tâm của ông thật sự đã thanh tịnh, đã đi vào niệm Phật tam muội. Cảnh vật chung quanh ông bây giờ là cảnh Tây Phương Cực Lạc.

Mang tâm tham dục phiền não niệm Phật mà có thể đạt đến sự an tịnh của nội tâm và ngoại cảnh như thế, huống hồ chúng ta phát đại nguyện, vì cầu giải thoát mà niệm Phật thì công đức ấy sẽ gấp trăm ngàn lần. Cho nên biết rằng, người có đầy đủ tín, hạnh, nguyện mà niệm Phật thí chắc chắn sẽ được sanh về cõi Tịnh Độ là điều không thể nghi ngờ. Chúng ta hãy nên lợi dụng thời gian còn lại của cuộc đời mà tinh chuyên niệm Phật, kẻo vô thường đến thì không còn kịp, nên cẩn trọng tinh tấn. Nam Mô A Di Đà Phật!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2010(Xem: 23610)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
26/08/2010(Xem: 15347)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7136)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7267)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8625)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8638)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9055)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8645)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7841)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9315)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]