Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ tư

25/03/201213:05(Xem: 9636)
Phần thứ tư
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch: Vĩnh An

PHẦN THỨ TƯ


“Mẹ ngài và anh em Ngài đến ; đứng bên ngoài, họ sai người vào gọi Ngài. Ngồi xung quanh Ngài có một đám đông và người ta nóivới Ngài : “Mẹ Thầy và anh em Thầy ở ngoài đang tìm Thầy.” Đáp lại Ngàinói với họ : “Ai là mẹ ta và anh em Ta?” Rồi nhìn các người ngồi chungquanh mình, Ngài nói : “Này là mẹ ta và anh em ta. Ai làm theo ý Thiên Chúa, người ấy là anh chị em và là mẹ Ta.” [Marcô 3, 31-35]

Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Khi đọc bản văn này, ý tưởng đầu tiên đến với tâm trí tôi là bản văn không chỉ cho một định nghĩa về lòng từ bi. Nó còn diễn tả những giai đoạn phát triển của ý thức làm nẩysinh lòng từ bi. Ví dụ trong đoạn văn này, Đức Giêsu có một thái độ không dành cho mẹ và anh chị em của mình một sự quan trọng đặc biệt. Theo tôi, điều này chứng tỏ lòng từ bi đúng nghĩa và chân thật loại trừ mọi ràng buộc và những giới hạn của tính thiên vị nơi con người. Chúng ta rất gần với ý tưởng của Phật giáo về lòng từ bi, một lần nữa, được hiểu là chân thật khi thoát khỏi những trói buộc của tình quyến luyến. Như tôi đã nhấn mạnh trong cuộc thảo luận trước đây về bản chất của lòngtừ bi, điều kiện tiên quyết để có lòng từ bi chân thành là phải có cảm thức về tính bình đẳng hay bình đẳng tánh trí đối với mọi chúng sinh.

“Tình trạng tinh thần bình thường của chúng ta đều inđậm dấu vết của lòng thiên vị. Chúng ta tránh xa những người chúng ta cho rằng không thân thiện hoặc đáng ghét, và chúng ta cảm thấy một tình cảm gần gũi và quyến luyến quá mức đối với những người mà chúng ta coi như bè bạn. Chúng ta thấy rõ phản ứng cảm xúc đối với người khác thì thay đổi và thiên vị biết bao. Chừng nào chúng ta chưa chế ngự những thiên kiến ấy, chúng ta không thể phát triển lòng từ bi chân chính. Ngaycả khi chúng ta cảm thấy một lòng từ bi nào đó đối với người khác, nó vẫn in đậm dấu vết thiên vị nếu không căn cứ sâu sắc trên tính bình đẳng, bởi lẽ nó vẫn còn pha trộn với lòng quyến luyến, ràng buộc.

“Nếu các bạn quan sát kỹ lòng từ bi có pha trộn sự quyến luyến ràng buộc thì sự pha trộn này dù mạnh mẽ và vững chắc, các bạn cũng nhận thấy rằng cảm xúc ấy dựa trên sự phóng chiếu các tính chấttích cực trên đối tượng của lòng từ bi – đối tượng ấy có thể là một người bạn thân, một thành viên của gia đình hay bất cứ ai. Tình cảm của các bạn cũng sẽ thay đổi tùy theo thái độ của các bạn đối với đối tượng.Ví dụ như trong quan hệ với một người bạn, một ngày nào đó bất ngờ các bạn không còn nhìn thấy những đức tính tốt đã nhận thấy trước đây nơi anh ta, và lập tức hành vi mới này tác động đến tình cảm đối với anh ấy.Lòng từ bi chân thật, trái lại sinh ra từ nhận thức rõ ràng về kinh nghiệm đau khổ mà đối tượng của lòng từ bi phải gánh chịu và từ nhận thức chúng sinh đáng được thương xót và yêu thương. Tình cảm từ bi sinh ra từ hai nhận thức ấy không hề lay chuyển – cho dù người khác có hành động đối nghịch với các bạn. Cả khi hành động của người ấy rất tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến lòng từ bi của các bạn. Lòng từ bi vẫn thế hoặc còn mạnh hơn lên.

“Nếu các bạn xem xét cẩn thận bản chất của lòng từ bi, bạn cũng phải thừa nhận lòng từ bi chân thật có thể mở rộng đối với kẻ thù của các bạn – những người thù ghét các bạn. Trái lại lòng từ bi pha trộn sự quyến luyến không thể lan tỏa trên một người mà các bạn coi như kẻ thù. Trong ngôn ngữ thông thường, chúng ta định nghĩa kẻ thù như một người làm hại bạn, trực tiếp làm bạn đau khổ hoặc bị thúc đẩy hay cốý làm hại bạn. Nhận thức về một người như thế cố tình làm hại bạn khôngthể làm nẩy sinh một tình cảm thân cận và đồng cảm, bởi vì các tình cảmnày đòi một sự quyến luyến, ràng buộc với người đó. Tuy nhiên, dù nhận thức một người khác muốn làm khổ bạn không còn làm lay chuyển lòng từ bichân thật vốn được căn cứ trên nhận thức rõ ràng về con người ấy như một chúng sinh đau khổ mà khát vọng tự nhiên và bản năng thúc đẩy đi tìmkiếm hạnh phúc và chiến đấu chống lại đau khổ như chính chúng ta. Trongbối cảnh tâm linh Kitô giáo, điều này có thể được giải thích theo cách sau đây : cũng như tôi, kẻ thù cùng chia sẻ một bản tính Thiên Chúa ; cũng là một tạo vật do sức mạnh thần thiêng. Từ sự kiện ấy, tạo vật ấy đáng được thiện cảm và thương xót. Kiểu thương xót hay đồng cảm ấy là lòng từ bi đích thực không bị trói buộc vào sự quyến luyến.

“Câu cuối cùng của Phúc Âm này tuyên bố bất cứ ai thực hiện ý muốn của Thiên Chúa là anh chị em tôi, là mẹ tôi. Theo nghĩađen, điều đó dường như lại đưa đến một sự thiên vị nào đó, một sự phân biệt dựa trên một điều kiện : chỉ những người vâng theo ý Chúa mới là anh chị em tôi và mẹ tôi. Tuy nhiên trong bối cảnh Kitô giáo tôi nghĩ rằng người ta có thể đề cập đoạn văn bằng cách lý giải thêm và mở rộng ýnghĩa. Người ta cũng có thể hiểu rằng tất cả những ai chia sẻ bản tính Thiên Chúa đều có khả năng hay tiềm năng làm theo ý Chúa, là mẹ tôi và anh chị em tôi. Điều này bao hàm nhân tính trọn vẹn và nhấn mạnh sự thống nhất và bình đẳng của mọi người.

“Trong bối cảnh ấy, tôi muốn nhấn mạnh một yếu tố đặcbiệt trong việc thực hành đạo Bồ tát. Thật vậy có một phạm trù đặc biệttrong giáo huấn và thực hành được gọi là lo-jong – luyện tập tinh thần hay chuyển hóa tư tưởng – được áp dụng trong trường hợp này. Thật vậy một cách đặc biệt để nghĩ về lòng tốt của chúng sinh, những con người trong bối cảnh riêng biệt, được mô tả trong một số văn bản. Ví dụ như, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lòng tốt của một người trực tiếp trong cuộc sống hay trong sự học vấn của chúng ta. Nếu như các bạn xét kỹ bản chất của hiện hữu, kể cả sự tồn tại vật chất, thể lý, các bạn sẽ phải thừa nhận rằng mọi yếu tố tạo thành sự hiện hữu và tiện nghi của các bạn– lương thực, chỗ ở và kể cả tiếng tăm – là hoa quả của sự cộng tác củangười khác.

“Điều này đặc biệt đúng khi người ta sống một cuộc sống đô thị. Hầu như mọi khía cạnh của cuộc đời các bạn lệ thuộc chặt chẽ vào người khác. Ví dụ như thình lình các công nhân điện lực đình công nhiều ngày, tất cả thành phố sẽ bị phong tỏa. Sự lệ thuộc lẫn nhau chặt chẽ quá rõ ràng không cần phải nhấn mạnh thêm. Lương thực và chỗ ở cũng thế. Các bạn cần sự hợp tác trực tiếp hay gián tiếp của nhiều ngườiđể có được những tiện nghi cần thiết. Ngay cả một hiện tượng phù du nhưsự vinh quang, bạn cũng cần đến người khác. Nếu các bạn sống biệt lập trong rừng núi vắng vẻ, để tiến đến vinh quang do mình tạo ra, bạn cũng cần phải có một người đưa tin thuật lại cho người khác biết ! Không có sự giúp đỡ của người khác, không thể tạo ra danh tiếng. Như thế, những người khác đều bao hàm và tham dự vào hầu hết các phương diện của cuộc đời các bạn.

“Cũng trong dòng tư tưởng này, các bạn sẽ bắt đầu nhận ra lòng tốt của người khác, và nếu là một người thực hành tâm linh,các bạn cũng nhận thấy mọi truyền thống tâm linh lớn của thế giới đều thừa nhận giá trị của lòng vị tha và lòng từ bi, thương xót. Nếu xét kỹ cảm xúc quý giá ấy hay tinh thần vị tha và lòng thuơng xót, các bạn sẽ thấy rằng cần có một đối tượng cho tình cảm đó phát sinh và đấy là một người anh em nhân loại. Từ quan điểm ấy, trạng thái tinh thần đặc biệt quý giá là lòng từ bi không thể có nếu người khác không hiện diện. Mọi phương diện của đời sống các bạn – thực hành tôn giáo, phát triển tâm linh, sinh tồn vật chất – không thể có được nếu không có những người khác. Chỉ cần nghĩ như thế, các bạn sẽ có đủ lý do để cảm thấy mình ràngbuộc với những người khác, và cảm thấy nhu cầu đáp trả lòng tốt của họ.

“Trong ánh sáng của những xác tín ấy, không thể tin rằng một số người nào đó không có gì quan trọng trong đời sống các bạn và các bạn tự cho phép mình có một thái độ dửng dưng với họ. Không có con người nào không liên quan đến cuộc đời các bạn.

“Tôi muốn làm sáng tỏ việc tôi dùng từ “cảm xúc”. Có người đã nói với tôi rằng đối với nhiều người, từ “cảm xúc” có một nghĩachung rất tiêu cực – khá sơ đẳng thuộc bản năng nếu không nói là thú vật. Vả lại, sau đó nhiều năm, trong một cuộc hội thảo với các nhà sinh vật học và tâm lý học, chúng tôi đã bàn luận về bản chất của cảm xúc và các phương tiện để định nghĩa nó. Sau những cuộc bàn cãi lâu dài, chúng tôi phải đồng ý với nhau cảm xúc có thể tích cực, tiêu cực và cả trung lập. Trong nghĩa đó, dù dưới quan điểm Phật giáo, không có gì mâu thuẫn khi gán những cảm xúc cho một vị Phật giác hạnh viên mãn. Chính trong nghĩa rộng nhất này mà tôi sử dụng từ cảm xúc.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2017(Xem: 11003)
Dưới đây là một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặc biệt dành riêng cho ông Melvin McLeod Tổng Biên Tập của tổ hợp báo chí và xuất bản Lion' s Roar (Hoa Kỳ). Buổi phỏng vấn ngày 29 tháng 7 năm 2016 được diễn ra trong vòng thân mật, trong gian phòng làm việc giản dị và khiêm tốn của một cơ quan báo chí.
29/01/2017(Xem: 6956)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9029)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14016)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7072)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7778)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9644)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5490)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9149)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8461)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]