Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Chánh Niệm

24/07/201208:03(Xem: 6579)
01. Chánh Niệm

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Bảy Pháp Trợ Bồ Ðề

oo0oo

Trở Thành Một Vị Thánh

Không phải nhìn trời mà đắc đạo, cũng không phải đọc sách hay nghiên cứu kinh điển mà thành đạo. Không phải suy nghĩ, không phải mong ước mà sự giác ngộ sẽ bùng vỡ trong tâm bạn. Có những điều kiện cần thiết để đưa đến giác ngộ, tiếng Pali gọi là bojjhanga, hay những yếu tố giác ngộ. Có tất cả bảy yếu tố.

Chữ bojjhanganguyên từ hai chữ bodhi, có nghĩa là giác ngộ hay người giác ngộ, và angalà yếu tố, nguyên nhân. Như vậy, bojjhanga có nghĩa là nguyên nhân đưa đến sự giác ngộ. Một nghĩa khác của chữ bojjhangacăn cứ trên một trong hai nghĩa của gốc chữ Pali trên. Căn cứ trên gốc chữ bodhi, thì bojjhangacó nghĩa là sự hiểu biết hay thấy bốn chân lý Tứ Diệu Ðế : chân lý của sự khổ và bất toại nguyện, chân lý về nguyên nhân của sự khổ và bất toại nguyện, chân lý về sự chấm dứt khổ và chân lý về con đường đưa đến sự chấm dứt khổ hay bát chánh đạo. Căn cứ trên gốc chữ anga, thì bojjhangacó nghĩa là một phần đặc biệt của trí tuệ thấy rõ Tứ Diệu Ðế .

Mọi thiền sinh đều hiểu Tứ Diệu Ðế ở một mức độ nào đó, nhưng hiểu biết thật sự bốn chân lý này đòi hỏi một thời điểm chuyển biến đặc biệt của tâm, gọi là đạo tâm. Ðó là một trong những điểm trí tuệ cao nhất của Thiền Minh Sát bao gồm kinh nghiệm Niết Bàn. Một khi thiền sinh có được kinh nghiệm này thì sẽ hiểu sâu xa Tứ Diệu Ðế, và như thế có nghĩa là thiền sinh này đã cóbảy pháp trợ bồ đề. Thiền sinh này bấy giờ được gọi là Thánh. Như vậy, bảy pháp trợ bồ đề hay những yếu tố giác ngộ là một phần hay những đặc tính của một vị thánh. Ðôi khi bảy yếu tố giác ngộ còn được gọi là sambojjhanga. Tiếp đầu ngữ sam- có nghĩa là đầy, hoàn hảo, đúng, có sự thật. Tiếp đầu ngữ này chỉ là sự xưng tụng, hay nhấn mạnh, chứ không thêm vào điều gì chủ yếu hay quyết định làm cho nghĩa khác đi.

Bảy pháp trợ bồ đề hay bảy đức tính của một vị thánh nhân là: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỉ, thư thái, định và xả(sati, dhamma vicaya, viriya, piti, passaddhi, samadhi, upekkha). Bảy yếu tố này có thể tìm thấy trong mọi giai đoạn khi hành thiền minh sát. Nhưng chúng ta có thể nói rằng bảy yếu tố giác ngộ sẽ rất rõ ràng ở vào lúc thiền sinh bắt đầu thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng.

Làm thế nào để phát triển những yếu tố này? Muốn phát triển những yếu tố này phải hành thiền minh sát. Ðức Phật dạy, "Này chư tỳ khưu, nếu Tứ Niệm Xứ được thực hành với nỗ lực, tinh tấn và chuyên cần, chăm chỉ thì bảy pháp trợ bồ đề sẽ tự động phát triển trọn vẹn".

Hành Tứ Niệm Xứ không có nghĩa là nghiên cứu, suy nghĩ, nghe những bài giảng hay bàn luận về Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ hay bốn pháp chánh niệm này cần phải được thực hành bằng cách quán sát chánh niệm một cách trực tiếp theo bốn phương pháp: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.

Niệm thân là niệm trên các chuyển biến hay các cảm giác của thân. Niệm thọ là niệm trên các cảm giác khổ thọ, lạc thọ và vô ký thọ. Niệm tâm là chánh niệm trên tâm và tư tưởng. Niệm pháp là chánh niệm trên các đối tượng khác của tâm: thấy, nghe, nếm, v.v...Ðức Phật dạy thêm rằng thiền sinh phải kiên trì chánh niệm và thực hành liên tục không gián đoạn. Cách hành thiền của Ngài Mahasi nhằm phát triển trọn vẹn bảy yếu tố giác ngộ và cuối cùng kinh nghiệm thánh đạo tâm theo đúng lời dạy của Ðức Phật.


Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhứt: Chánh Niệm

Chánh niệm được dịch từ tiếng Pali là Sati. Tuy nhiên phải hiểu danh từ này với nghĩa tích cực hơn. Chánh niệm phải được hiểu theo nghĩa là tâm tiến đến đối tượng và bao phủ đối tượng toàn diện, xuyên thấu vào trong đối tượng không thiếu sót một phần nào. Như vậy Sati phải được hiểu là: sức mạnh quán sát. Nhưng ở đây, để giản dị ta tiếp tục dùng chữ Chánh Niệm với nghĩa năng động của nó để dịch chữ sati. Chúng ta sẽ có một ý niệm rõ ràng hơn khi quán sát ba khía cạnh của chánh niệm: Ðặc Tính, Chức Năng và Sự Biểu Lộ. Trong vi diệu pháp đã miêu tả các khía cạnh này như sau:

Không Hời Hợt Bề Mặt

Ðặc tính của chánh niệm là không hời hợt bề mặt, có nghĩa là chánh niệm phải xuyên suốt và thâm sâu. Nếu ném một nút chai điền điển xuống dòng nước, nút chai sẽ nhấp nhô và nổi trôi theo dòng nước. Nếu ném xuống nước một hòn đá, hòn đá sẽ chìm xuống đáy dòng. Cũng vậy, chánh niệm sẽ đưa tâm chìm sâu vào đối tượng mà không phơn phớt trên bề mặt của nó.

Khi hành thiền, bạn lấy sự chuyển động của bụng làm đề mục theo dõi. Bạn cố gắng tập trung tâm ý dán sát vào đề mục để tâm không trượt khỏi đề mục và chìm sâu vào tiến trình chuyển động của bụng. Khi tâm xuyên suốt tiến trình này, bạn sẽ hiểu được bản chất thực sự của sự căng thẳng, sức ép, chuyển động, v.v...

Giữ Ðối Tượng Trong Tầm Quán Sát của Mình

Chức năng của chánh niệm là giữ đối tượng luôn luôn ở trong tầm quán sát của mình. Không quên, cũng không để tâm trượt ra ngoài đối tượng. Khi chánh niệm có mặt thì đối tượng xuất hiện sẽ được ghi nhận không bị quên hay bỏ sót. Muốn tránh sự theo dõi hời hợt bề mặt và để cho đối tượng được quán sát một cách kỹ càng, chúng ta phải hiểu và thực hành khía cạnh thứ ba của chánh niệm, đó là yếu tố hiển bày. Khi Yếu Tố Hiển Bày được phát triển sẽ kéo theo hai yếu tố trên, đặc tính và chức năng. Sự hiển bày chính của chánh niệm là tâm trực diện với đề mục, mặt đối mặt với đề mục.

Ðối Diện với Ðề Mục

Giống như bạn đang đi trên đường dài gặp một khách bộ hành đi ngược chiều về hướng bạn. Khi bạn hành thiền, tâm phải đối diện với đề mục một cách như vậy. Chỉ khi bạn đối diện trực tiếp với đề mục thì chánh niệm mới thực sự phát sinh. Người ta bảo khuôn mặt biểu lộ tánh tình. Nếu bạn tin như vậy và bạn muốn xét xem một người nào, bạn phải cẩn thận xem xét kỹ gương mặt của họ, sau đó bạn mới có thể phán đoán về họ. Nếu bạn có thể xem xét gương mặt của họ một cách cẩn thận và không bị các phần khác của cơ thể họ làm bạn phân tâm, thì bạn mới có thể xét đoán một cách chính xác.

Trong khi hành thiền, bạn cũng phải áp dụng phương pháp tương tự -- nếu sắc bén hơn thì càng tốt -- để theo dõi đối tượng quán sát. Chỉ khi nào bạn nhìn một cách kỹ càng tinh tế thì bạn mới có thể hiểu được bản chất thực sự của đối tuợng.

Khi nhìn khuôn mặt ai lần đầu, bạn chỉ nhìn thoáng qua, nhìn một cách tổng quát. Nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rõ những chi tiết như lông mày, mắt, môi, v.v...Cũng vậy, khi theo dõi chuyển động của bụng, lúc đầu, bạn nhìn một cách tổng quát các tiến trình của chúng. Ban đầu bạn chỉ đưa tâm đối diện với sự phồng xẹp. Về sau bạn nhìn kỹ càng hơn, và những chi tiết sẽ tự nó hiển bày mà không cần đến sự cố gắng của bạn. Bạn sẽ ghi nhận những cảm giác khác nhau sinh rồi diệt, như sự căng thẳng, áp lực, nóng lạnh, chuyển động, v.v...

Khi thiền sinh liên tục đối mặt với đề mục, sự tinh tấn của thiền sinh sẽ trổ quả. Chánh niệm sẽ trở nên tích cực hơn và gắn chặt hơn vào đối tượng quán sát, không bị bỏ sót, không lãng quên, không lơ là phớt qua. Lúc tâm chánh niệm như thế thì phiền não không thể nào xen vào được. Nếu chánh niệm được duy trì một thời gian dài, thiền sinh sẽ khám phá ra một sự trong sáng kỳ diệu của tâm, bởi vì phiền não đã vắng bóng.

Bảo vệ tâm khỏi bị phiền não tấn công là khía cạnh thứ hai của sự biểu hiện chánh niệm. Khi chánh niệm kiên trì và liên tục tích cực thì trí tuệ sẽ phát sinh, và thiền sinh sẽ thấy rõ bản chất của thân và tâm. Không những thiền sinh thấy được sự sinh diệt của cảm giác mà còn thấy rõ những đặc tính riêng biệt của vô vàn hiện tượng danh sắc diễn ra bên trong.

Thấy Tứ Diệu Ðế

1. Thiền sinh có thể thấy trực tiếp là các hiện tượng danh và sắc, hay thân và tâm, đều đau khổ. Ðó là thiền sinh đã thấy được chân lý thứ nhất.

Khi thấy rõ chân lý thứ nhất thì sẽ thấy rõ ba chân lý sau. Ðiều này được ghi rõ trong kinh điển và chúng ta có thể kiểm chứng qua kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta.

2. Bởi vì có chánh niệm vào lúc các hiện tượng danh sắc xảy ra nên trong lúc ấy không có tham ái. Khi tham ái vắng mặt thì chân lý thứ hai sẽ hiển bày. Tham ái là gốc của đau khổ. Khi tham ái vắng bóng thì gốc của đau khổ sẽ tan biến.

3. Chân lý thứ ba là sự chấm dứt đau khổ sẽ được thấy rõ khi si mê và các phiền não khác đều dừng nghỉ và biến mất. Khi chánh niệm hay trí tuệ có mặt, thiền sinh sẽ thấy tất cả sự vật đều xảy ra tạm thời, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.

4. Thấy chân lý thứ tư liên quan đến sự phát triển bát chánh đạo. Sự phát triển này xảy ra cùng một lúc ở mỗi thời điểm chánh niệm. (Xem tiếp chương Chiếc Xe Ðưa Ðến Niết Bàn).

Bởi vậy, trong một phương diện nào đó, chúng ta có thể nói rằng Tứ Diệu Ðế được thấy rõ khi chánh niệm và trí tuệ có mặt. Ðiều này đưa chúng ta trở về với hai định nghĩa trên của bảy pháp trợ bồ đề. Chánh niệm là một phần của tâm chứa đựng trí tuệ quán thấu chân tướng của sự vật. Nó là một phần của trí tuệ giác ngộ. Nó có mặt trong tâm của người hiểu rõ Tứ Diệu Ðế. Thế nên nó được gọi là yếu tố của giác ngộ, một giác chi.

Chánh Niệm Là Nguyên Nhân của Chánh Niệm

Nguyên nhân đầu tiên của chánh niệm không gì khác hơn là sự chánh niệm. Có hai loại chánh niệm: Chánh niệm của người mới hành thiền thì yếu, và chánh niệm của người có nhiều kinh nghiệm hành thiền thì mạnh mẽ hơn. Chính sự chánh niệm mạnh mẽ này giúp đạo quả phát sinh. Thật vậy, phát triển chánh niệm là tạo nên một cái trớn, giây phút chánh niệm đầu tiên tạo nên giây phút chánh niệm tiếp theo.

Bốn Yếu Tố Ðể Phát Triển Chánh Niệm

Chú giải đề cập đến bốn yếu tố giúp cho chánh niệm phát triển và trở nên mạnh mẽ cho đến khi nó xứng đáng được mang danh hiệu là trợ bồ đề.

  1. Chánh Niệm và Giác Tỉnh
    Chữ giác tỉnh ở đây có nghĩa là chính xác, trọn vẹn, dùng mọi năng lực của tâm để quán sát. Bạn phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh (ghi nhớ và biết mình) trong khi theo dõi ghi nhận đề mục chính là sự chuyển động của bụng và các đề mục khác như đau nhức, nghe, suy nghĩ v.v... Trong khi đi, đứng hay làm các tác động khác như co duỗi tay, ngẩng đầu, cúi đầu, quay trước, quay sau...bạn cũng phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh.
  2. Tránh Người Không Chánh Niệm
    Nếu bạn để hết tâm vào việc thực hành chánh niệm, nhưng có người không chánh niệm đến nói chuyện quấy rầy bạn. Thử nghĩ xem, sự chánh niệm của bạn sẽ bị tan biến mau lẹ đến chừng nào.
  3. Thân Cận Người Chánh Niệm
    Người chánh niệm sẽ giúp bạn có sự khích lệ lớn lao. Thân cận với họ, trong một hoàn cảnh có thể giữ được chánh niệm, sẽ giúp bạn phát triển và đào sâu chánh niệm.
  4. Hướng Tâm Vào Sự Chánh Niệm
    Hướng tâm vào sự chánh niệm có nghĩa là đặt chánh niệm lên hàng đầu, ưu tiên cho chánh niệm, luôn luôn nhắc nhở tâm trở về với chánh niệm trong mọi lúc. Ðiều này rất quan trọng, tạo nên thói quen không lơ là đãng trí hay quên. Bạn nên cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Tránh mọi hoạt động không đưa đến chánh niệm sâu xa.

Là một thiền sinh, bạn chỉ có một việc để làm, đó là luôn luôn chánh niệm về những gì đang xảy ra trong hiện tại. Trong một khoá thiền tích cực, bạn phải xếp qua một bên mọi tương quan với xã hội bên ngoài. Không viết hay đọc, ngay cả đọc kinh điển. Lúc ăn nên thận trọng không rơi vào những thói quen thất niệm trước đây. Hãy xét xem thử thời gian, địa điểm và số lượng thực phẩm bạn ăn có thích nghi cho việc chánh niệm không. Nếu không thì hãy điều chỉnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2011(Xem: 6806)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 10221)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7484)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8121)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7386)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8243)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9315)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 7929)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 7915)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6382)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]