Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Quyết Tâm Theo Ðuổi Việc Hành Thiền

24/07/201208:03(Xem: 7811)
09. Quyết Tâm Theo Ðuổi Việc Hành Thiền

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Yếu tố thứ chín: Quyết Tâm Theo Ðuổi Việc Hành Thiền

Yếu tố thứ chín hay yếu tố cuối cùng để phát triển ngũ lực là quyết tâm theo đuổi việc hành thiền. Sự quyết tâm sẽ dẫn bạn đi thẳng đến đoạn cuối của con đường mà không bị lệch hướng hay bỏ dở.

Bạn hành thiền nhằm mục đích gì? Tại sao bạn thực hành giới, định, huệ? Ðiều quan trọng là phải thẩm định mục tiêu của việc hành thiền. Ðiều quan trọng hơn nữa là hãy thành thật với chính mình để có thể quyết tâm theo đuổi việc hành thiền.

Hành Ðộng Thiện và Tiềm Năng Cao Nhất Của Chúng Ta

Chúng ta hãy tìm hiểu về giới luật trước. Chúng ta có cơ hội hãn hữu sinh ra làm người trên thế gian này là nhờ ở những hành động thiện mà chúng ta đã làm trong các kiếp trước đây. Chúng ta nên cố gắng vận dụng mọi tiềm năng cao nhất của con người. Danh từ "con người" trong nghĩa tốt là từ bi rộng lớn. Chẳng lẽ những ai có hoài bảo hoàn thiện những đức tính này lại không đúng hay sao? Nếu có thể đào luyện tâm mình tràn đầy từ bi thì ta sẽ sống hài hoà và tốt đẹp. Giới hạnh đặt căn bản trên sự quan tâm đến cảm quan của mọi chúng sanh, của người và của chính ta. Hành vi đạo đức không những thể hiện qua việc không làm hại kẻ khác mà còn để tránh lương tâm bị cắn rứt. Chúng ta nên tránh những hành động có thể dẫn đến những hậu quả bất hạnh và nên làm những việc thiện để khỏi phải gặt hái những quả xấu sau này.

Nghiệp là gia tài thật sự của chúng ta. Nếu lấy câu này làm châm ngôn cho cuộc sống, thì ta sẽ sống bình an và đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Nghiệp tốt hay xấu cũng đều theo ta như bóng với hình, kiếp này và cả đến các kiếp sau. Nếu có hành động thiện, chúng ta sẽ được mọi người kính mến, được các bậc thiện trí yêu chuộng, tán dương ngay trong kiếp hiện tại này và chắc chắn là chúng ta sẽ gặt hái được những điều tốt đẹp trong tương lai cho đến khi đạt cứu cánh tối hậu là Niết Bàn. Nếu có hành động ác, chúng ta sẽ bị mọi người ghét bỏ, khinh khi và bị các bậc thiện trí chê trách và chắn chắn chúng ta sẽ gặt hái những hậu quả xấu trong tương lai và sẽ lặn hụp trong đau khổ nhiều đời nhiều kiếp.

Với năng lực mạnh mẽ, nghiệp có thể mang lại quả tốt hay xấu, cũng như thực phẩm có thể đem lại lợi ích sức khỏe cho chúng ta. Nếu chúng ta ăn thực phẩm lành mạnh có đủ chất bổ, đúng lúc, đúng lượng thì chúng ta sẽ sống lâu và khỏe mạnh. Ngược lại nếu chúng ta ăn những món ăn độc hại không tốt cho sức khỏe thì chúng ta sẽ đau ốm bệnh tật và đôi khi có thể đưa đến cái chết nữa.

Hành Ðộng Tốt

Bố thí hay giúp đỡ kẻ khác là cách để làm giảm tham ái. Năm giới căn bản giúp chúng ta kiểm soát thân và khẩu để chế ngự những thô tướng của tham và sân. Khi giữ giới, tâm được kiểm soát để khỏi có hành động và lời nói sai lầm.

Giữ giới không thôi vẫn chưa đủ. Dù giới luật có được trong sạch đi nữa thì chỉ bên ngoài bạn là người thánh thiện, nhưng bên trong bạn còn nhiều đau khổ, còn bị tham lam, sân hận, ganh tị, v.v... chi phối. Bởi vậy, bước kế tiếp là phải hành thiền. Hành thiền có nghĩa là đào luyện thiện tâm. Lợi ích đầu tiên của thiền là ngăn ngừa tâm bất thiện phát sinh. Lợi ích thứ hai là phát triển trí tuệ.

An Lạc Tĩnh Lặng Của Thiền Vắng Lặng và Nhược Ðiểm Của Nó

Thiền vắng lặng, hay thiền chỉ, có khả năng làm cho tâm an lạc, tĩnh lặng và lánh xa phiền não. Thiền vắng lặng đè nén phiền não không cho chúng trỗi dậy. Không phải chỉ Phật giáo mới có thiền vắng lặng. Nhiều tôn giáo khác, nhất là Ấn Ðộ giáo cũng hành thiền vắng lặng. Ðây là pháp thiền đáng được khích lệ vì người thực hành thiền sẽ có tâm gắn bó vào đề mục nên lúc đó tâm rất trong sạch, thanh tịnh. Thiền sinh có được một tâm yên tịnh, tĩnh lặng, khi nhập thiền và từ đó có thể khai triển thần thông. Nhưng thành công trong thiền vắng lặng không có nghĩa là đạt được trí tuệ nội quán để thấy rõ chân lý, thấy rõ chân tướng của sự vật. ở thiền chỉ, phiền não chỉ bị đè nén chớ chưa bị tận diệt, tâm chưa quán thấu được bản chất thực sự của các pháp. Bởi vậy, dù đạt đến mức tột cùng của thiền vắng lặng vẫn chưa thoát khỏi lưới luân hồi. ở trong vòng luân lưu của tam giới, thiền sinh có thể rơi vào các cảnh giới bất hạnh trong tương lai.

Sau khi thành đạo và hưởng trạng thái vắng lặng tịch tịnh của Niết Bàn, Ðức Phật nghĩ cách phổ biến chân lý cao cả mà Ngài đã tự thân chứng đắc. Ngài nhìn quanh và thấy thế gian đầy bụi phiền não. Con người đắm chìm trong đám mây mờ đen tối. Thế rồi Ngài nhớ đến hai người có thể thâu nhận được những lời giảng dạy của Ngài vì tâm của hai vị này rất trong sạch và ức chế được các phiền não. Ðó là hai vị thầy đầu tiên của Ngài, đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Mỗi vị đều có nhiều học trò. Ðức Phật cũng đã chứng đắc những gì mà hai vị thầy đã chứng đắc, nhưng Ngài thấy đây chưa phải là con đường thoát khổ, nên Ngài từ giã hai vị thầy để tìm một con đường thực sự giải thoát.

Tâm hai vị đạo sĩ này rất trong sạch. Alara Kalama đã đắc tầng thiền thứ bảy và Uddaka Ramaputta đã đắc tầng thiền thứ tám, tầng thiền cao nhất. Ðức Phật nghĩ rằng, chỉ cần vài câu pháp ngắn ngủi, thì các đạo sĩ này có thể đắc quả hoàn toàn.

Trong khi Ðức Phật đang suy tư về điều này, thì một vị trời cho Ngài biết cả hai đều đã chết. Alara đã chết trước đây bảy ngày và Uddaka đã chết hôm qua. Cả hai đều đã sinh vào cõi trời vô sắc. ở đó vẫn còn có tâm nhưng không có thân. Thế nên hai vị đạo sĩ không có tai để nghe và không có mắt để thấy. Hai vị không thể nào thấy được Ðức Phật hay nghe lời giảng giải của Ngài, bởi vì chỉ có gặp vị thầy hay nghe giáo pháp mới có thể hiểu cách thực hành. Hai đạo sĩ đã mất cơ hội đắc đạo.

Ðức Phật cảm thấy tội nghiệp cho hai vị thầy và nói: "Thật là một mất mát lớn lao cho hai vị!".

Trực Giác Giải Thoát.

Thiền vắng lặng hay thiền chỉ, chỉ đưa chúng ta đến chỗ có tâm định cao, mà không giúp chúng ta thấy rõ chân lý. Bởi thế, ta cần phải hành thiền minh sát. Chỉ khi nào trực giác được bản chất thật sự của thân và tâm mới có thể thoát khỏi khái niệm tự ngã, người, ta, tôi, anh, chị, v.v... Không có trí tuệ do sự tỉnh thức chánh niệm đem lại này, ta không thể thoát khỏi khái niệm trên.

Chỉ khi nào trực giác thấy được cơ cấu nhân quả, tức là thấy chuỗi tái diễn của thân và tâm, ta mới có thể thoát khỏi ảo tưởng mê lầm rằng mọi chuyện xảy ra không cần nguyên nhân. Chỉ khi nào thấy rõ sự sanh diệt của các hiện tượng, chúng ta mới thoát khỏi ảo tưởng rằng mọi vật đều bền vững, chắc chắn và liên tục. Chỉ khi nào có trực giác thấy rõ đau khổ ta mới hiểu rõ rằng sự luân hồi trong các kiếp sống chẳng có gì đáng cho ta phải bám víu. Chỉ khi nào hiểu rõ rằng thân và tâm trôi chảy theo luật tự nhiên của chúng, không một ai, một vật gì tham dự vào việc này, lúc ấy ta mới hiểu thấu được vô ngã, không có bản chất, không có cốt lõi.

Bạn sẽ không thể nào hiểu rõ chân hạnh phúc trừ khi bạn vượt qua các tầng mức của tuệ minh sát và cuối cùng trực nhận Niết Bàn. Muốn thấy rõ Niết Bàn, mục tiêu tối hậu của bạn, bạn phải duy trì năng lực ở mức độ cao. Không dừng lại hay đầu hàng, không ẩn trú hay trốn chạy cho đến khi nào bạn đến đích.

Trước tiên, bạn phải tạo tinh tấn cần thiết để bắt tay vào việc hành thiền, tạm gọi là "Thiết Lập Tinh Tấn". Bạn chú tâm vào đề mục chính và trở về đề mục này nhiều lần. Bạn phân định thì giờ để ngồi thiền và kinh hành đều đặn. Ðây gọi là "Phát Xạ Tinh Tấn"; sự tinh tấn này giúp bạn đi thẳng tới đích mà không bị lệch hướng.

Ngay cả khi có chướng ngại phát sinh, bạn cũng phải bám cứng vào việc hành thiền, vượt qua mọi chướng ngại với lòng kiên trì bất thối. Nếu buồn chán và uể oải đến với bạn, hãy thúc đẩy tinh tấn mạnh lên. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy chế ngự tâm yếu đuối chỉ muốn rút lui mà không muốn đương đầu với những gì đang xảy ra bằng nỗ lực kiên trì. Ðây là "Giải Thoát Tinh Tấn," loại tinh tấn cần thiết để giải thoát bạn ra khỏi những tình trạng uể oải lười biếng. Hãy tinh tấn không ngừng, không ngơi nghỉ, cương quyết tiếp tục hành trình cho đến khi đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Sau đó, khi bạn đã chế ngự được những khó khăn bạn sẽ thấy việc hành thiền của mình trơn tru linh hoạt và vi tế, nhưng chớ nên lấy đó làm tự mãn. Bạn phải tiến lên một bước nữa! Bởi thế phải thêm nỗ lực để đưa tâm đến mức độ ngày càng cao hơn. Ðây phải là một sự cố gắng không sút giảm hay cô đọng, mà phải liên tục tiến triển đều đặn. Ðây gọi là "Tiến Triển Tinh Tấn," và sự tinh tấn này dẫn bạn đến mục tiêu bạn mong muốn.

Bởi thế, yếu tố thứ chín làm cho ngũ lực bén nhạy còn có nghĩa là phải áp dụng sự tinh tấn liên tục không dừng lại hay do dự, không ngơi nghỉ cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng.

Khi bạn đi trên con đường này, nếu bạn thực hiện đầy đủ chín yếu tố kể trên, thì ngũ lực tín, tấn, niệm, định, huệ sẽ trở nên bén nhạy và thâm sâu. Cuối cùng chúng sẽ dẫn tâm bạn đến nơi giải thoát.

Mong các bạn xem xét lại việc hành thiền của mình. Nếu các bạn thấy thiếu yếu tố nào thì hãy xử dụng các biện pháp ghi trên để điều chỉnh và bổ túc.

Xin các bạn hãy đi thẳng đường cho tới khi đạt đến mục tiêu mong ước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2015(Xem: 12731)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8280)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 11922)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7473)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
26/04/2015(Xem: 12258)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
26/04/2015(Xem: 10093)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10370)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8454)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12373)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8287)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]