Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy tìm hạnh phúc trong khó khăn

24/04/201507:36(Xem: 8281)
Hãy tìm hạnh phúc trong khó khăn

hoa_hong (8)

 

Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn.

 

Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.

 

Khi thiếu kém, có một chút xíu cũng đáng quý. Và nếu ai nhìn thấy được như vậy, là người biết tìm hạnh phúc trong khó khăn, thay vì oán trách...

 

Vì chúng ta phải biết sống trong “hiện tại”, chấp nhận hiện tại thì mới biết rõ hoàn cảnh của mình như thế nào. Vì trong lúc khó khăn mà có được một chút thì cũng đáng quý, chứ chúng ta không nên vọng động, so sánh giữa hiện tại và quá khứ để mà oán trách đủ thứ.

 

Người biết chấp nhận hiện tại, là biết quyết tâm vượt qua hiện tại khó khăn, để giành lấy chiến thắng cho mình. Và người đó chính là một người mạnh mẽ và nhân hậu. Vì trong khó khăn chúng ta chấp nhận được, thì đối với những trò đời chúng ta cũng có thể chấp nhận được.

 

Vì thực tế cuộc sống đối đãi giữa người với người, đa phần là bằng ý thức. Chứ về mặt tình cảm thì toàn là lừa dối mà thôi.

 

Mà tất cả cái gì đúng với ý thức, thì nó sẽ sai hết với sự vận hành của tự nhiên. Vì tự nhiên là dòng chảy của vô thức ở sâu trong tâm khảm con người. Cho nên từ vô thức của số đông dân chúng, đạt đến chỗ đồng nhất mà sinh ra ý trời. Đó chính là xu hướng chuyễn động và phát triển của thời đại vậy.

 

Do đó khi nói lòng dân và ý trời cũng là một, thì cũng không sai.

 

Vì thế, những người có đời sống nội tâm mạnh mẽ khác thường, nên họ như luôn bị cuốn theo những sự vận động của vô thức là chính. Cho nên trên bề mặt ý thức, thường là họ bỏ mặc cho nó trôi đi một cách tự nhiên, không cần chính xác gì cả. Tuy nhiên những người này có thể bỏ qua những cơ hội nhỏ bên ngoài đời sống, nhưng họ lại thành công về con đường lớn chiến lược của mình.

 

Vì thế đi tu là phải đi theo con đường lớn này, mà bỏ qua mấy cái chuyện nhỏ như con thỏ đi. Vì khi chúng ta không để ý tới nó, thì nó sẽ không còn giá trị gì nữa.

 

Còn những kẻ có tư duy phân tích bằng ý thức, thì khi họ càng giỏi trong các việc đời sống một cách chính xác tuyệt đối. Thì ngược lại họ càng đần độn trong việc nhận thức về đạo lớn, về trí tuệ minh triết mang tính tương đối. Vì đạo là cái gốc, là nhìn thấy cái sự giống nhau của các pháp, của các sự vật, để đi đến tận cùng của nó là sự hòa hợp, cho dù trên bề mặt thực tại vô thường, là cái bề ngoài của nó, là có nhiều sự khác nhau rất nhiều.

 

Vì khi chúng ta nhìn các sự vật, như cái bàn, cái ghế, cái cây, cái này cái kia vv. Thì tất nhiên sẽ có cái bên ngoài và cái bên trong của nó. Đó là cái khác nhau và giống nhau của nó đó. Có nghĩa là nếu ai nhìn thấy tất cả các pháp, đều có những cái giống nhau, thì lập tức sẽ nhìn thấy cái lớn, và sẽ đi tới sự hòa hợp. Là bạn đã nhìn thấy được cái cốt lõi bên trong của nó rồi.

 

Còn kẻ nào khi nhìn vào các pháp, các sự vật, mà thấy toàn là sự khác nhau, rồi cắm đầu cắm cổ vô đó mà phân tích mãi, thì chắc chắn người đó chỉ nhìn thấy những cái khác nhau mà thôi. Và kết quả cuối cùng là chỉ nhìn thấy những cái nhỏ, những mãnh vụn, là chống trái nhau, là tà kiến rồi.

 

Do đó tu hành là đi tới sự hòa hợp, cùng nhau mà sống trong ngôi nhà đạo pháp được hạnh phúc an hòa, chứ không có cái gọi là Tiểu Thừa hay Đại Thừa gì hết á. Vì rằng anh phải nhìn cái lớn tích cực trước, rồi trong đó sẽ có cái gì đó không vừa ý anh thì thôi, thì cũng nên thông cảm mà bỏ qua dùm.

 

Vì anh nói đạo anh cao, tâm anh sáng, mà anh suốt ngày phân tích đả phá phản kháng chửi rũa mãi, thì chắc chắn là anh tu sai đường rồi. Còn tui tu hành ít lắm, học hành chẳng bao nhiêu, nhưng tui mà nhìn cái gì là biết ngay đầu đuôi của nó liền, nên tui không thấy gì khác nhau hết á!

 

Cho nên một kẻ có tư duy tà kiến, phá đạo mà đi thuyết pháp độ người thì hỏi làm sao được đây? Bản thân mình cuối cùng sẽ bế tắt, mà muốn giải thoát cho ai đây. Vì sống trên đời này không có hoàn cảnh nào là khác hoàn cảnh nào hết. Mà cái chính là cách nhìn nhận của con người trước hoàn cảnh mà thôi.

 

Tuy nhiên, những người có tư duy ý thức mạnh, thì có nghĩa là những người này có cái trí tuệ bên ngoài cũng rất mạnh. Vậy nên những người này chỉ thích hợp với cách tu Tịnh Độ. Vậy thì anh cứ ráng tụng kinh niệm Phật cho nhiều vô là được rồi, chứ đừng suy nghĩ gì cả. Vì nói chung anh suy nghĩ thường là tầm bậy tầm bạ, nên suy nghĩ làm gì cho thêm rối chứ.

 

 Và dĩ nhiên nếu anh tu Tịnh Độ thì sẽ có cái phép màu gọi là “cảm ứng” với Phật Đà mà sống. (thay vì “cảm ứng” với ma quỷ như mấy thằng điên kia). Là anh sẽ thấy mây ngũ sắc, thấy Phật hiện ra, thấy đủ thứ tá lã, vì đó là những hóa thành Tịnh Độ đó. Và điều đó có nghĩa là anh đã tu hết ga bà già, là tới cỏi trời Phước Đức rồi. Là đi tới cái gốc của các pháp hữu vi rồi đó. Vậy nên những người này phải ráng mà làm từ thiện cho nhiều vô nha! Rồi để kiếp sau mà tu tiếp nữa để thành Phật luôn nha!

 

 Vì thực tại như mặt hồ dậy sóng, luôn luôn nổi lên các hiện tượng trắng đen xanh đỏ không ngừng, và chữ nghĩa sách vở học hành bằng cấp, thì cũng như cái biển mênh mông kia. Do đó đạo lớn chính là con thuyền vượt lên trên những cái đó. Và con người học đạo thì cũng làm sao phải nổi lên trên những cái đó, chứ không để bị chìm nghĩm trong đó nghe chưa! Vậy mà có lắm kẻ đi tu suốt ngày cứ ráng làm phức tạp thêm vấn đề để làm gì ta?

 

Cho nên việc bé xé ra to thì sẽ khổ, và trong mỗi hoàn cảnh khó khăn gì đó cũng vậy thôi. Vì căn bản chúng ta không thể dừng lại được trong suy nghĩ của mình, mà lại tiếp tục suy xét phán đoán tầm bậy tầm bạ mãi. Và từ đó tự nhiên dẫn mình đi vào bi kịch mà không biết. Vì có ai nói gì tới mình đâu. Mà người ta đang bàn việc của thế giới, bên Mỹ, bên Nga, bên Tàu mà mình nhảy vô nói lung tung là sao? Vì một bậc Chuyễn Luân Thánh Vương, thì nhiệm vụ của Ngài là lãnh đạo thế giới. Là Ngài sẽ chuyễn đổi thế giới này từ trong tối ra ngoài sáng. Chứ Ngài hơi đâu mà đối phó đủ thứ phía cho mệt chứ.

 

Tuy nhiên hoa thơm cỏ lạ trong vườn vẫn nở đều đều, thì sâu bọ côn trùng ong bướm vẫn dập dìu đây đó trên đời là đường nhiên. Nhưng trong con mắt sáng là thấy cái gì cần thấy là thấy, còn cái gì không cần thấy thì thôi. Và cứ mỗi sớm mai thức dậy, cây cỏ lá hoa rì rào trong vườn đón ánh nắng mới. Trời đất thanh tao rung rinh trên cành những hạt sương nhỏ long lanh. Thì chúng ta hãy bắt tay nhau đi, thay vì cứ thấy thằng này khác với thằng kia đủ thứ làm gì.

 

Vì thực tế là cái khổ đến với mình bằng cảm giác mà thôi. Vì chúng ta luôn làm rối vấn đề lên thì sẽ khổ thôi chứ có gì đâu. Vì nói chung đường đời rộng thênh thang bốn phương tám hướng. Chúng ta sinh ra đời là để thích hợp với cái gì đó rồi. Và dĩ nhiên những cái khác không đến với mình thì thôi. Chớ đừng đứng núi này trong núi nọ mà khổ mãi, rồi sinh ra lãm nhãm cả ngày phiền phức quá đi. Chúng ta chỉ nên biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó hết. Và khi bạn học đạo là phải biết cái này cho rõ ràng. Vì có những người rất thông thái, nhưng họ lại không biết đếm. Còn anh cứ tính toán mãi thì cũng chỉ được chừng đó thôi…

 

Vì chỉ cần không còn chấp thủ vào đối tượng, thì trí tuệ sẽ phát sanh rất nhiều. Còn những ai thù vặt, thù dai hậm hực mãi thì trí tuệ không phát triển được. Giận hờn vu vơ hay hận thù dai dẵng, là dấu hiệu của những kẻ bị thiểu năng trí tuệ rồi…

 

Vì cánh cửa địa ngục thường được đúc bằng vàng, còn đường lên thiên đàng thì không có tay vịn.

 

Vì rằng anh muốn lên trời thì tự thân anh phải tiến hóa vượt bậc thì mới được. Có nghĩa là anh phải buông bỏ những cái nặng nề của trần gian này đi. Đồng thời anh phải tự mọc cánh ra thì anh mới bay lên được chứ. Vì thiên đàng là cỏi nhẹ nhàng thinh không, không có gì cả. Đó là thế giới vô vi kì diệu không nắm giữ hay mong cầu mơ ước gì cả. Vì thật sự nó là như vậy đó, chứ không như thế giới của trần gian này của chúng ta. Vì ở đây là đầy vọng tưởng, vọng thức, mong cầu và ước mơ ngập tràn…

 

Cho nên anh cứ nhìn vấn đề ở cái bề ngoài của nó, rồi chấp chặc vào nó với các hiện tượng mỏng manh kia, thì làm sao anh nhấc chân lên được mà đi. Và cuộc đời xuôi dòng cuốn trôi đi như thế, còn anh thì cứ cắm đầu cắm cổ phân tích, rồi bảo cái này khác cái kia mãi. Vì Phật đạo là cao nhất, nên tất cả các tôn giáo, hay các hệ ý thức gì gì đó đều nằm trong Phật đạo cả. Và nếu mấy cái đó mà không có những tính chất giống nhau đó, thì làm sao nó nằm trong đó được chứ.

 

Nên nhớ gần như là một trăm phần trăm chùa chiền ở Việt Nam, đều chỉ là để thờ thần đạo mà thôi. Vì trong chùa lúc nào cũng thờ đầy nhóc mấy ông thần, rồi bông hoa nhang đèn này kia rợp trời, chớ có đơn giản gì đâu. Chùa chiền thì sơn phết xanh đỏ lập lòe tè le hết trơn, chứ có màu đơn sắc, hoại sắc gì đâu. Còn người tu hành thì say mê tranh đấu hơn thua tranh giành bác mệt luôn. Cao Tăng già cả mà vẫn tranh giành danh vọng và tiền bạc. Thì thử hỏi tinh thần Phật đạo là ở chỗ nào? Vì thế phải nói khác đi rằng, đạo Phật bây giờ nó giống với mấy cái đạo khác thì đúng hơn, là nói nó cao siêu hay cao quý hơn mấy cái đạo khác là sai rồi

 

Vì đạo Phật là nhìn thấu vào trong, rồi từ cái bên trong đó mà nhìn ra ngoài thì sẽ thấy tất cả.

 

Do đó nói gì nói, tu hành mà ồn ào phức tạp quá là không phải Phật đạo rồi. Do đó có những người thành công về học vị, tiền bạc, danh tiếng, nhưng không vì nhìn thấy cái bề nổi như thế, mà nói rằng họ là thành công về việc tu hành trong đạo Phật được. Vì bọn thần đạo căn bản là rất dễ thành công về cái bề ngoài của đời sống, đi đứng nằm ngồi nói năng lung tung này nọ.

 

Do đó căn cơ của anh chỉ tới chỗ thần đạo, tục đế mà thôi, mà suốt ngày anh nói chuyện chân đế Phật đạo là cái gì hả? Vì anh có thể lừa được hàng vạn người ngu dốt kia. Nhưng với bậc giác ngộ chân chính thì hãy coi chừng. Vì anh có dẫn ra bao nhiêu sách hay kinh kệ lý thuyết gì gì đi nữa, mà nếu anh không chứng ngộ đắc pháp, thì anh cũng không thể nào hiểu được chân đế là cái gì đâu.

 

Và khi người giác ngộ nghe anh nói qua một chút, là biết anh nói tầm bậy rồi. Vì cái gì đó có khác nhau theo thời gian là tất nhiên. Là chúng ta học đạo thì không nên chấp vào những cái khác nhau đó làm gì. Nhưng chỉ có Phật mới là người nói tới chỗ Phật đạo mà thôi. Còn các ông Tổ Trung Quốc bày ra đủ thứ trò này kia, nhưng đó chỉ là phương tiện thần đạo và thánh đạo là hết. Vậy tu gì tu mà anh suốt ngày cứ lấy cái phương tiện này, ra so sánh với cái phương tiện kia là chết rồi…

 

Cho nên gặp hoàn cảnh khó khăn, thì trước tiên là chúng ta hãy ngừng suy nghĩ đi là tốt nhất. Vì nếu chúng ta suy nghĩ tầm bậy, thì chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh đó sẽ khó khăn thêm. Do đó chúng ta phải biết vui trong cái hoàn cảnh khó khăn đó, và hãy biết khôi hài một chút là được.

 

Vì có một niềm vui lớn, nên đời sống mang đến nhiều nỗi buồn nhỏ nhặt cũng không thành vấn đề. Nhưng khi bạn có một nỗi buồn dai dẵng thì nhìn thấy cái gì nhỏ nhặt cũng sẽ thành vấn đề mệt mõi hết á!

 

Do đó nói hoàn cảnh khó khăn, là nó đã có nguyên nhân bên trong cách suy nghĩ của chúng ta rồi. Vì việc có gì đâu mà lôi ra đủ thứ chuyện để phân tích, so sánh này kia rồi đi tới kết luận trật lất hết trơn. Vì việc phân tích không phải là sai, mà nó chỉ cho phép bạn phân tích đến gần sát với nhu cầu của hoàn cảnh mà thôi. Cái đó gọi là biết chử “thời”. Chứ bạn cứ khăng khăng ý kiến mình là đúng theo hướng đó, rồi phân tích mãi để làm gì. Vì nó không cần thiết…

 

Vì tu hành là gạt bỏ đi càng nhiều càng tốt, vì bất cứ cái gì dưới con mắt của đạo lớn thì cũng đều cần phải gạt bỏ đi, chứ không thể nói cái này cái kia nó quan trọng như thế nào. Và nếu bạn gạt bỏ nó đi, thì đó là bạn đã thu xếp được những khó khăn trong con người mình rồi. Do đó khó khăn mất mác trên đường đời, là giúp chúng ta gạt bỏ nó đi nhanh hơn mà thôi. Và sở dĩ người đời đau khổ. Là vì chúng ta luôn chấp thủ vào đối tượng, mà xem việc gạt bỏ nó đi là quá khó khăn rồi.

 

Vì khi cái đó mất rồi, mà chúng ta còn tiếc nên chúng ta mới khổ. Từ cái vô hình đến hữu hình đều như vậy hết. Vì tất cả đời sống này đều thuộc các pháp hữu vi. Vì thế nếu nói rằng hãy vứt bỏ tất cả đời sống này đi thì cũng không ngoa. Nhưng cái tinh tế hơn chính là cái mà chúng ta chấp thủ vào đời sống này, thì mới nên vứt bỏ đó. Vì khi có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì chúng ta cứ nghĩ nó là cái đáng vứt bỏ đi cho rồi, còn bây giờ thì mình phải ngủ thôi là xong. Ha ha!

 

Cho nên nói gặp điều bất như ý thì phải nhẫn nhục, là nói với những người cam chịu thôi. Vì nhẫn nhục là để chiến thắng chính mình, chứ không phải để chiến thắng đối phương, hay là phải chấp nhận số phận của chúng ta phải là như thế. Vì khi lấy cái đầu của kẻ tiểu nhân mà xét cái tâm của bậc đại nhân thì làm sao mà được đây. Vì Ta đây có cần những cái mà kẻ tiểu nhân bỉ ổi kia ngày đêm trong ngóng đâu. Mà Ta có gặp chuyện gì đi nữa thì Ta cũng mặc kệ. Vì Ta có con đường và niềm vui lớn của Ta rồi. Cho nên mấy cải nhỏ lẻ tẻ đó Ta xin dâng tặng cho Người! Hí hí!

 

Chúng ta thường không hiểu được vấn đề chân đế của vấn đề như thế nào. Cho nên chúng ta khổ ngay chỗ đó là tất nhiên thôi. Vì rằng cái nghĩa đen tục đế là tượng trưng cho những cái hữu hình có thể nhìn thấy được. Nhưng cái vấn đề chân đế thì không ai thấy được đâu. Vì đó có thể là một niềm vui lớn ngập trời. Hay là sự chấp thủ vào một kỉ niệm buồn xa xưa mà đau khổ mãi mãi. Cái này người đời mù lòa thường che đậy lẫn nhau, nên tưởng là an toàn. Nhưng đối với người giác ngộ là nhìn thấy hết.

 

Vì thiên đàng địa ngục hai vai sờ sờ ra đó. Thanh thiên bạch nhật hao gầy, cỏ cây hoa lá đong đưa trong gió. Còn cây khô đứng đợi chờ ai đó trong chiều mà cứ đứng hoài. Vì nếu bạn có cái này thì bạn sẽ không có cái kia. Vì nói chung địa ngục chính là cái tính chấp thủ của tinh thần con người vào sự vật. Vì bản chất của sự vật là không có thật, nhưng chúng ta luôn thấy là thật, và luôn ra sức tranh giành nó mãi.

 

Và đó chính là tính chấp thủ vào pháp, vào tình cảm, tình yêu, và sự nhậy cảm của cái tôi của mình, trước các hiện tượng thay đổi của đời sống. Còn Ta đây sống ở đâu cũng được, cái gì trong tầm tay Ta cũng đều là phương tiện để Ta thuyết pháp hết. Ta không cần sống như mong đợi gì cả. Và kiểu nào cũng xong. Nói khác hơn đối với Ta sao cũng được, mặc kệ hết nó đi là xong thôi. Vì Ta biết mình là người vui sướng và hạnh phúc nhất trần gian này rồi. Ha ha ha!

 

Thật ra cái gì là danh sắc thì đều là giả tạm. Cho nên cuộc sống này cũng y như là một màn kịch vậy thôi. Chứ Ta cần gì phải đi học đạo của ông Thích Ca, hay mấy lão triết gia đây đó cho mệt. Vì trí tuệ của Ta là đỉnh cao nhất của thời đại này rồi. Tuy nhiên sự học của Ta chẳng qua là để đóng kịch cho vui vậy mà. Và Ta thấy rằng mình phải làm tròn vai diễn của mình, với cái đám quần nhân ngu ngốc này cho thật tốt đi. Vì mãi mãi về sau Ta sẽ không còn trở lại nơi này nữa đâu…

 

Vì Ta phải là một ông thầy tu, thì mới có đủ tư cách để thuyết pháp cho các ông thầy tu khác nghe chứ. Và dĩ nhiên ma quỷ bây giờ hiện hình thầy tu là rất nhiều, nên bọn họ sẽ không chấp nhận Ta cũng được luôn. Nhưng mục đích của Ta là cải tạo đời sống, cho con người ngoài đời kia là chính.

 

Vì thế sẽ không có ai có thể ngăn cản Ta nói được. Vì lời Ta nói là tiếng vọng về từ ba ngàn năm xưa trở lại đây. Là tiếng sấm sét trên trời đầy giông bão khổ đau của loài người. Và Ta sẽ không đặt ra quy tắc gì gì hết, mà tự tâm con người nhận biết mà học thôi. Vì kẻ nào muốn ra ánh sáng thì hãy lắng nghe Ta nói. Và đất nước nào muốn trở nên hùng mạnh, thì cũng hãy lắng nghe Ta nói. Còn các ngươi không nghe thì thôi. Và tất nhiên cánh cửa địa ngục kia, sẽ chào đón các ngươi thôi…Há há!

 

Làm người thì phải biết đâu là cái lớn, đâu là cái nhỏ, đâu là chính, đâu là phụ, thì mới khỏi mất thời gian sống mòn. Vì những kẻ tiểu nhân thường áp đặt cái tôi của mình lên tất cả, rồi lấy đó mà sân si giận hờn lãng xẹt à . Vì rằng mình chẳng là cái gì cả mà cũng tự ái, để rồi nhìn đời toàn màu đen, để rồi suốt ngày lải nhải chửi rũa Ta này kia miết là sao đây?

 

Vì Ta không chấp với các ngươi, nhưng không có nghĩa là các ngươi có quyền làm phiền Ta mãi được. Đất trời bình yên không muốn, mà cứ muốn có chuyện sóng gió nổi lên đùng đùng thì mới được hay sao. Vì ở đây tiếng nói của Ta là vang động khắp vòm trời, nên tất cả thế gian này đều nghe thấy hết. Vì thế các ngươi cứ chọt vô một cái, thì lại làm ảnh hưởng đến tình hình chung là không được rồi nhe.

 

Vậy nên từ nay hãy tự trọng mà sống với nhau. Vì Ta làm gì, nói gì thì ta cũng biết cách lường hết mọi vấn đề rồi, khỏi cần các ngươi góp ý này kia nữa. Vì các ngươi mù lòa làm sao thấy được thế giới này đang chuyễn mình ra sao. Vì những gì Ta nói ra thì để bảo vệ và xây dựng cho cuộc sống này tốt đẹp hơn, chứ Ta không bày trò làm cách mạng đập phá này kia đâu mà lo. Ta ngồi đây nhưng biết trước cả ngàn năm sau sẽ xảy ra cái gì. Nhưng chuyện gì tới đâu thì phải tính tới đó vậy.

 

Thôi xin cho thế giới an lành, và lòng người đầm ấm yên vui!

 

…………………………………………………

 

Trong tối ngoài sáng gì thì cũng có sự hấp dẫn kì diệu của nó. Người biết được cái này, là người biết nương theo cuộc đời mà sống, một cách mạnh mẽ tươi đẹp nhất…


21.3.2014

Thích Hoằng Toàn



hoa_hong (5)

 


GIÓ VỀ VƯỜN CŨ ÂM THẦM


Người yếu đuối luôn luôn đau khổ.
Tình sầu đau cứ để trên đầu.
Đi đâu cũng thấy trời sắp sập.
Còn gì đâu nghĩa sống trên đời.

Tình với cảm như là trăng gió.
Gió đưa mây che lấp trăng gầy.
Ta với tay mở cửa đầu ngày.
Không đứng hát mà nằm than khóc.

Thì trăng kia có nghĩa gì đâu.
Khi lá thư rơi ngoài cửa sổ.
Tình với cảm như là thế đó.
Mãi tới lui không chỗ thảnh thơi.

Tình với cảm như còn với mất.
Mất giang san trời đất tan tành.
Trời của chung nhưng tình riêng khó.
Nhớ thương nhau thì cũng phải đành

Mây bay qua ngày cũ ngậm ngùi.
Vùng cỏ úa khói chiều cháy lửa.
Tình với cảm của chung hai đứa.
Giận hờn nhau như lửa trong tim.

Ngồi bên nhau trông xa im lìm.
Hai ngã rẽ con đường xa ngái.
Tình với cảm ngày sau gặp lại.
Để trăng phai sầu héo bên đời.

Tình với cảm tào lao bác xế.
Núi lên cao núi đứng một mình.
Mây bây qua ngày tháng vô minh.
Tình với cảm tuôn trào huyết lệ.

Ngày mai đây trên đời chậm trể.
Bước chân ai phiêu bạt giang hồ.
Tình với cảm bay về cuối phố.
Ngỏ tình nhân hai nữa thương đau.

Đường dài thêm mấy nẽo lo âu.
Tình với cảm âu sầu quá đổi.
Thôi mắt môi ly biệt từ đây.
Tình với cảm tràn đầy bóng tối.

Ai qua nơi phố xưa êm đềm.
Ly cà phê sáng bốc mùi thơm.
Nghe trong gió hồn về thăm thẳm.
Lòng nôn nao mấy nẽo giận hờn.

Tình xa cách nào đâu mấy lẽ.
Kẻ ra đi mạnh khỏe an vui.
Người ở lại nhu mì khắc khoải.
Ngọc đập ra sáng chói chân trời.

Và một mai trên biển mù khơi.
Hồn bay lượn trong chiều lộng gió.
Ôi tình yêu mấy bữa cũng vui.
Có gì đâu mà phải ngậm ngùi.

Tình với cảm đen thui như gỗ.
Ngọc tan thương trong đá khóc thầm.
Ai mấy kẻ anh hùng thiên hạ.
Hận trăm năm một liếp lở lầm.

Tình với cảm suối reo trăng úa.
Chuyện tình yêu cũng quá đủ rồi.
Nhắc làm chi cuộc tình lầm lỡ.
Sẽ sầu hoang vườn cũ mà thôi.

21.3.2014

Thích Hoằng Toàn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2015(Xem: 12731)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8280)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 11922)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7473)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
26/04/2015(Xem: 12253)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
26/04/2015(Xem: 10093)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10370)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8453)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12367)
Câu chuyện hai viên sỏi
21/04/2015(Xem: 8012)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]