Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Liên Tục Không Gián Ðoạn

24/07/201208:03(Xem: 6802)
03. Liên Tục Không Gián Ðoạn

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Yếu tố thứ ba: Liên Tục Không Gián Ðoạn

Kiên trì liên tục chánh niệm là điều kiện thiết yếu thứ ba giúp cho ngũ lực mạnh mẽ. Thiền sinh phải chánh niệm trong từng phút giây, từ thời điểm này đến thời điểm khác, đừng để gián đoạn. Nếu được như thế, thì chánh niệm được thiết lập và đà tiến được duy trì, chẳng khác nào xe giữ được trớn. Liên tục chánh niệm giúp ngăn ngừa phiền não, không cho những phiền não như tham lam, sân hận, si mê xâm nhập vào tâm và lôi ta đi đến chỗ sai lầm. Khi chánh niệm mạnh mẽ thì phiền não không thể khởi sinh. Khi tâm thoát khỏi phiền não sẽ nhẹ nhàng như trút bỏ gánh nặng và đầy an vui, hạnh phúc.

Hãy làm mọi điều cần thiết để duy trì chánh niệm liên tục. Mỗi lần chỉ làm một công việc, không làm hai, ba việc một lúc. Khi thay đổi tư thế chẳng hạn, bạn hãy chia chuyển động ra làm nhiều đơn vị nhỏ, và ghi nhận từng đơn vị này với sự thận trọng và tỉ mỉ tối đa. Sau khi ngồi thiền, muốn đứng dậy, hãy ghi nhận ý định mở mắt. Sau đó, ghi nhận những cảm giác xảy ra khi mi mắt bắt đầu di động. Ghi nhận tay nhấc lên khỏi đùi, chân trở, v.v... Suốt ngày bạn phải ghi nhận mọi tác động xảy ra, dù đó là những tác động nhỏ nhặt nhất. Không phải chỉ ghi nhận bốn tác động chính là đi, đứng, ngồi, nằm mà tất cả các tác động khác như nhắm mắt, quay đầu, mở cửa, bật đèn, v.v... đều phải được chú tâm ghi nhận.

Ngoài giờ ngủ ra, chánh niệm phải được duy trì liên tục trong mỗi lúc. Sự liên tục chánh niệm phải thật mạnh mẽ. Thật vậy, không có thời giờ để liên tưởng, do dự, suy nghĩ, phán đoán hay so sánh với những điều mình đọc trong sách thiền trước đây. Chỉ cần chú ý ghi nhận đơn thuần mà không thêm gì vào cả. Hành thiền chẳng khác nào tạo ra lửa. Ngày xưa, khi chưa có hộp quẹt hay kính phóng đại, lửa được tạo ra bằng cách cọ hai thanh gỗ vào nhau. Người ta liên tục cọ cho đến khi lửa bật ra và bắt vào bùi nhùi để sẵn. Nếu chỉ cọ hai thanh củi vào nhau chừng vài cái lại dừng, tiếp tục cọ vài cái lại dừng nữa... cứ như thế thì chẳng bao giờ có lửa cả.

Bạn có bao giờ nhìn thái độ của một con cắt kè chưa? Kinh điển dùng hình ảnh con cắt kè để tượng trưng cho sự gián đoạn hay không liên tục trong việc hành thiền. Khi thấy một con mồi trước mặt, cắt kè liền vội bò gần đến, nhưng nó không tiến đến ngay con mồi mà dừng lại một lát:, nhìn trời, nhìn đất, nhìn trái, nhìn phải, xong tiến thêm vài bước nữa, rồi lại ngừng: nhìn trước, nhìn sau, nhìn ngang, nhìn ngửa. Không bao giờ cắt kè nhìn thấy mồi mà tiến đến ngay, hay bò đến liên tục.

Nhiều thiền sinh hành thiền rất khá trong buổi đầu, ghi nhận đề mục thật chánh niệm; nhưng được một lát, lại bắt đầu suy nghĩ, tính toán. Ðây là thiền sinh cắt kè. Cắt kè tìm mồi để sống nên dù nó có thiếu sự liên tục trong khi săn mồi thì cũng chẳng sao. Nhưng thiền sinh hành thiền thì không thể như vậy được. Thiền sinh mỗi lần có được chút kinh nghiệm mới lại bắt đầu suy nghĩ, so sánh "không biết ta đã đạt đến tuệ nào rồi?" Một số khác thì không kinh nghiệm đến gì mới, chỉ suy nghĩ và băn khoăn lo lắng những chuyện quen thuộc bình thường, đại loại như "Hôm nay ta cảm thấy mệt, có lẽ là ngủ chưa đủ; hay là tại ta ăn quá nhiều, chắc cần phải nằm nghỉ một lát; chân ta bị đau, chẳng biết nó có bị sưng tấy lên không? điều này có thể ảnh hưởng đến việc hành thiền của ta đó; có lẽ ta cần phải mở mắt ra để xem sao..." Ðó là những sự do dự của thiền sinh cắt kè.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2011(Xem: 6974)
« Sự thụ thai và hình thành của một đứa bé đòi hỏi một khung cảnh đạo đức và một thái độ tinh thần thật đặc biệt. Các khoa học gia cho biết ngay từ lúc đứa bé còn nằm trong bụng, trạng thái tâm thần của người mẹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến nó. Sự an bình trong tâm thức của người mẹ trong thời gian mang thai tác động rất tích cực đến đứa bé sinh ra sau này. Trái lại, nếu tâm thần của người mẹ mang tính cách tiêu cực – chẳng hạn như giận dữ hay mang đầy thất vọng trong lòng – thì sẽ làm phương hại đến sự phát triển bình thường và lành mạnh của đứa bé», (Lời giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma).
27/02/2011(Xem: 7875)
Bạn có bao giờ ý thức được rằng, bi quan hay sầu muộn tức là tự mình đang lãng phí những ngày tháng quý giá của cuộc đời mình?
27/02/2011(Xem: 7653)
Buổi nói chuyện hôm nay tôinhắm vào Quý Phật tử Phước Thái nhiều hơn là Quý Phậttử ở các nơi. Vậy Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đâytôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câuhỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúngnhư chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vịtu hành. - Quý vị đi chùa học đạo, cóphải tu theo đạo Phật không?
26/02/2011(Xem: 7617)
Có thể nói rằng, trước khi chúng ta cảm nhận được sự thanh thản, bình yên trên quả đất này, mỗi chúng ta đã có thể cảm nhận sự bình yên, thanh thản từ bên trong tâm hồn mình.
25/02/2011(Xem: 7834)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
25/02/2011(Xem: 6436)
Lòng hướng thiện luôn tiềm ẩn nơi mỗi tâm hồn đang khát khao vươn lên trong cuộc sống. Với những tâm hồn đang đi trong bóng tối lầm lạc, vấp ngã, hãy biết vươn mình đứng thẳng dậy để tiếp tục sống.
25/02/2011(Xem: 8734)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơn và đền ơn đúng pháp.”
24/02/2011(Xem: 6890)
Việc giáo dục con người phải được bắt đầu tuổi ấu thơ, từ gốc rễ gia đình. Giáo dục con cái – tức là chuẩn bị hành trang cần thiết cho con cái bước vào đời...
23/02/2011(Xem: 7767)
Nói đến gia đình, trong ký ức sâu đậm của mỗi người, chúng ta thường nghĩ đến những gì là tươi đẹp và thiêng liêng nhất!
23/02/2011(Xem: 12152)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]