Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Chú Tâm Vào Sự Vô Thường

24/07/201208:03(Xem: 7811)
01. Chú Tâm Vào Sự Vô Thường

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

oo0oo

Thiền Minh Sát có thể được xem như tiến trình phát triển một số tâm sở tích cực cho đến khi chúng đủ sức mạnh để hoàn toàn liên tục chế ngự tâm. Những tâm sở này được gọi là những năng lực kiểm soát hay ngũ căn. Ngũ căn bao gồm: Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh Huệ. Ðặc biệt, trong những khóa thiền tích cực, khi thực hành đúng đắn, thiền sinh sẽ phát triển được những năng lực này. Trong ngũ căn, thì Huệ căn, hay là trực giác trí tuệ, là tâm lực thấu suốt chân lý thực tại sâu xa nhất, giúp ta giải thoát khỏi si mê và hậu quả của nó. Khi si mê không còn, thì hậu quả của nó là khổ đau, ảo tưởng và các hình thức bất hạnh sẽ không phát khởi nữa.

Muốn tâm phát triển đến trình độ này, nghĩa là muốn cho ngũ căn bén nhạy và mạnh mẽ, cần phải có một số điều kiện, hay yếu tố hỗ trợ. Có chín yế tố giúp cho ngũ căn bén nhạy. Yếu tố đầu tiên là chú tâm trực tiếp vào sự vô thường của các đối tượng của tâm. Thứ hai, là quan tâm và tôn trọng việc hành thiền. Thứ ba, là duy trì sự liên tục chánh niệm không để gián đoạn. Thứ tư là hoàn cảnh chung quanh thuận lợi hỗ trợ cho việc hành thiền. Thứ năm, là nhớ lại những hoàn cảnh hay thái độ đã giúp cho việc hành thiền trước đây của mình tiến triển để nhờ đó thiền sinh có thể duy trì hay tạo ra những điều kiện này, đặc biệt là khi những khó khăn xảy ra. Thứ sáu, là phát triển thất giác chi, những đặc tính dẫn đến quả bồ đề. Thứ bảy, là nỗ lực hành thiền tích cực. Thứ tám, là kiên nhẫn, có nghị lực để đương đầu với đau khổ và trở ngại. Thứ chín, và là yếu tố cuối cùng, là quyết tâm theo đuổi việc hành thiền cho đến khi đạt quả giải thoát.

Chỉ thực hành trọn vẹn ba yếu tố đầu tiên, thiền sinh đã có thể tiến xa trong việc hành thiền. Nếu thiền sinh quan sát chánh niệm sự sinh diệt của các hiện tượng tâm và vật lý một cách tinh tế, tỉ mỉ; tôn trọng việc hành thiền, liên tục duy trì chánh niệm không để cho gián đoạn, thì chẳng bao lâu, các chướng ngại bên trong sẽ được loại trừ. Các năng lực kiểm soát tâm hay ngũ căn sẽ loại bỏ những quấy nhiễu trong tâm và làm cho tâm an tịnh . Nếu bạn thuộc loại thiền sinh này, bạn sẽ cảm nhận được một sự an tịnh, tĩnh lặng từ trước đến nay chưa từng có. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy kính sợ: "Kỳ diệu thật! đúng thật! Tất cả những sự an lạc, tĩnh lặng mà thiền sư đã dạy cho ta bây giờ chính ta đã đạt được." Như thế là đức tin, yếu tố đầu tiên của ngũ căn đã phát sanh. Loại đức tin này được gọi là đức tin đầu tiên khởi sinh từ kinh nghiệm của chính mình khiến bạn cảm thấy rằng những gì mà giáo pháp bảo đảm bạn sẽ đạt được sau này hiển nhiên là đúng thực.

Nhờ có đức tin, bạn sẽ có hứng khởi mà tăng thêm năng lực. Khi năng lực hùng mạnh thì tinh tấn xuất hiện. Bạn sẽ tự nhủ: "Ðây chỉ là bước đầu. Nếu ta nỗ lực thêm, ta sẽ gặt hái được kết quả tốt đẹp hơn thế này nữa." Nhờ tiếp tục tinh tấn, tâm sẽ khắn khít trên đề mục từng thời điểm một nên chánh niệm được củng cố và đào sâu.

Chánh niệm có khả năng kỳ diệu trong việc tập trung tâm ý, giúp tâm chuyên chú trên đề mục. Khi chánh niệm quán thấu đối tượng quan sát từng thời điểm một, thì tâm có khả năng ổn cố trên đề mục, dán sát trên đề mục, không thối chuyển. Cứ thế, sự tập trung tâm ý càng mạnh mẽ và ổn cố hơn. Một cách tổng quát, khi chánh niệm càng mạnh lên, thì sự định tâm cũng càng mạnh lên.

Khi bốn yếu tố: Ðức tin, Tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định đã được thiết lập thì Trí Tuệ sẽ tự nhiên hiện khởi. Lúc bấy giờ, thiền sinh bắt đầu thấy rất rõ, và trực giác rằng thân và tâm là hai thứ hoàn toàn tách biệt, và cũng bắt đầu hiểu biết sự tương quan nhân quả của danh và sắc, hay thân và tâm. Khi trí tuệ càng phát triển, thì đức tin càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Một thiền sinh đã thấy được sự sinh diệt của đối tượng qua từng thời điểm một sẽ cảm thấy hân hoan và tin tưởng: "Thật là kỳ diệu, thật là phi thường, thật là khó tin nhưng hiển nhiên là các hiện tượng thay đổi qua từng thời điểm một mà chẳng có một tác nhân nào sau nó. Chẳng có tự ngã hay linh hồn gì cả". Do sự khám phá này, tâm thiền sinh đạt được trạng thái an lạc và tĩnh lặng lớn lao. Khi tuần tự thấy rõ vô thường, khổ, và vô ngã thì đức tin của thiền sinh sẽ mạnh mẽ thêm. Lúc bấy giờ, giáo pháp sẽ có sức thuyết phục hùng mạnh, đáng tin cậy và đúng thực.

Hành Thiền Minh Sát chẳng khác nào mài dao. Người mài dao phải giữ dao khéo léo, đừng cao quá, cũng đừng thấp quá. Ðè lưỡi dao xuống đá mài đúng cách. Ðưa tới, đưa lui lưỡi dao trên đá mài. Tiếp tục mài cho tới khi một bên lưỡi đã được mài thỏa đáng. Lại tiếp tục mài lưỡi bên kia; đè dao xuống đá theo một độ nghiêng thích hợp và mài như cũ.

Ðây là sự so sánh được ghi trong kinh điển. Giữ dao đúng độ nghiêng thích hợp, là hành thiền một cách tỉ mỉ, tinh tế. Ấn dao trên đá mài và mài tới mài lui, là liên tục chánh niệm. Nếu yếu tố tỉ mỉ, tinh tế và liên tục này được duy trì, thì chẳng bao lâu tâm bạn sẽ sắc bén đủ năng lực để xuyên thủng chân lý thực tại.

Yếu tố thứ nhất: Chú Tâm Vào Sự Vô Thường

Yếu tố đầu tiên giúp cho ngũ căn phát triển hay làm cho ngũ căn trở nên bén nhạy là ghi nhận rằng mọi vật sinh ra liền diệt ngay tức khắc. Tất cả đều ở trạng thái sinh rồi diệt không ngừng. Trong lúc hành thiền, thiền sinh theo dõi quan sát thân và tâm diễn ra tại sáu cửa: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Thiền sinh phải quan sát các hiện tượng xảy ra với chủ tâm để ghi nhận và thấy rõ rằng mọi vật có sinh ra thì sẽ có hủy diệt hay mất đi. Chân lý này chỉ có thể được xác minh khi bạn thật sự quan sát một cách chánh niệm không chút hoài nghi. Ðây là thái độ rất quan trọng để chuẩn bị cho việc hành thiền.

Sự chấp nhận ngay từ lúc ban đầu rằng tất cả mọi vật đều vô thường và biến đổi giúp ta tránh được những phản ứng bất lợi có thể xảy ra khi ta thực sự khám phá ra chân lý này. Sự thật ở đời nhiều khi quá phũ phàng, ê chề; cho nên, nếu ta biết được định luật vô thường, thì khi gặp những nghịch cảnh này ta sẽ không có phản ứng bất lợi. Sự hiểu rõ bằng lý thuyết vô thường, khổ, vô ngã giúp ta có một sự chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với chúng khi ta thật sự thấy rõ chúng trong lúc hành thiền. Không có một sự chấp nhận trước, một sự nhập tâm về sự vô thường, và không biết rõ rằng việc hành thiền của ta là để thấy rõ vô thường, khổ, vô ngã thì thiền sinh dễ có một tư tưởng trái ngược cho rằng mọi chuyện trên thế gian này đều trường tồn vĩnh cữu. Ý tưởng này có thể cản trở cho việc hành thiền. Bởi thế, ở giai đoạn khởi đầu, phải tin vào sự vô thường trước. Sự tin tưởng này mới đầu chỉ là lý thuyết xuyên qua sự học hỏi hay xem kinh sách. Về sau, khi việc hành thiền tiến triển và tâm định được đào sâu, khi chính mình kinh nghiệm về vô thường, khổ, và vô ngã thì sự tin tưởng này trở thành xác tín. Trước khi vào phòng thí nghiệm, việc đầu tiên là phải biết ta muốn chứng minh bằng thực nghiệm công thức gì. Cũng như thế, việc đầu tiên là chấp nhận vô thường, sau đó thực hành để kinh nghiệm rằng vô thường là chuyện có thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2017(Xem: 11073)
Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.
25/03/2017(Xem: 8589)
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
25/03/2017(Xem: 7915)
24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
25/03/2017(Xem: 7943)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6223)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5843)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
21/03/2017(Xem: 10659)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8092)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7416)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6297)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]