Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Chỉ dẫn cách hành thiền

24/07/201208:03(Xem: 7117)
02. Chỉ dẫn cách hành thiền

NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ

Giới Luật Căn Bản và Hướng Dẫn Cách Hành Thiền


Chỉ dẫn cách hành thiền

Những nơi tốt nhất để hành thiền, theo lời chỉ dẫn của Ðức Phật, là trong khu rừng, dưới cội cây hay một nơi vắng vẻ yên tịnh. Thiền sinh phải ngồi kiết già một cách an tịnh và tĩnh lặng. Nếu ngồi kiết già quá khó khăn, có thể ngồi cách nào cũng được. Những ai đau lưng trầm trọng có thể ngồi ghế dựa. Muốn tâm yên tịnh thì thân phải yên tịnh, vì thế, thiền sinh cần phải chọn lối ngồi thích hợp với mình để có thể ngồi lâu một cách thoải mái.

Lúc ngồi, phải giữ lưng ngay ngắn, thẳng góc với mặt đất, nhưng không cứng ngắt. Ngồi thẳng thì trông dễ coi. Khi ngồi thẳng thì xương sống không bị cong giúp chúng ta có thể ngồi lâu. Hơn nữa, tinh tấn thể chất để giữ thân ngồi thẳng mà không cần một sự hỗ trợ nào sẽ tạo năng lực cho việc hành thiền.

Nhắm mắt lại. Ðặt tâm ở bụng. Thở bình thường, đừng cố gắng thở mạnh, thở nhanh hay thở chậm. Cứ để hơi thở tự nhiên. Bạn sẽ thấy được những cảm giác bên trong khi bụng chuyển động lên xuống. Hãy chú tâm vào mọi tiến trình của các chuyển động phồng xẹp này. Hãy theo dõi các cảm giác từ lúc bụng bắt đầu phồng, kéo dài và chấm dứt. Cũng vậy, hãy chú tâm vào chuyển động xẹp: đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối.

Theo dõi chuyển động đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, không có nghĩa là chỉ theo dõi ba thời điểm, mà phải theo dõi các tiến trình chuyển động một cách liên tục từ đầu đến cuối. Hãy chú tâm một cách tự nhiên, thoải mái. Ðừng quá chăm chú vào các cảm giác của bụng. Ðừng cố tìm xem sự phồng xẹp khởi đầu và chấm dứt như thế nào.

Trong việc hành thiền, điều quan trọng là phải có sự tinh tấn và sự hướng tâm chính xác vào đối tượng để tâm tiếp xúc với cảm giác một cách trực tiếp và đầy năng lực. Ðể hỗ trợ cho việc tập trung tâm ý vào đề mục một cách mạnh mẽ, chính xác, bạn có thể niệm thầm phồng, phồng, phồng hay xẹp, xẹp, xẹp khi quan sát chuyển động của bụng.

Trở Về Ðề Mục Chính Sau Khi Phóng Tâm

Khi tâm bắt đầu vọng động, rời khỏi đề mục mà suy nghĩ đến chuyện khác thì ngay lúc ấy phải quan sát tâm, ý thức rằng mình đang suy nghĩ. Và để xác nhận rõ ràng tâm đang vọng động, bạn phải niệm thầm suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ rồi trở về lại với chuyển động của bụng.

Mọi hiện tượng diễn ra ở sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm cũng phải được quan sát một cách chánh niệm. Dù cho nỗ lực tinh tấn, nhưng không ai có thể luôn luôn và hoàn toàn để tâm trên đề mục phồng xẹp được. Các đề mục khác sẽ khởi dậy và nổi bật lên hay chiếm ưu thế. Hình sắc, âm thanh, mùi vị, sự động chạm và những đối tượng của tâm như: hình ảnh hiện ra trong tâm do tưởng tượng, cảm xúc... Tất cả những thứ ấy bao quanh đề mục thiền của chúng ta và chờ cơ hội nhảy vào. Mỗi khi những đối tượng này xuất hiện, bạn phải ghi nhận tức khắc, hoặc nhẹ nhàng niệm thầm, rồi trở về ngay với đề mục chính.

Trong trường hợp có các đề mục phụ chen vào, nhưng đề mục phồng xẹp vẫn rõ ràng hơn thì chỉ niệm phồng xẹp mà đừng quan tâm gì đến chúng. Nhưng khi một trong những đối tượng này quá mạnh khiến tâm của bạn không thể nằm trên đề mục chính mà tự động nhảy qua đối tượng phụ này thì bạn hãy ghi nhận sự phóng tâm hay niệm thầm "phóng tâm, phóng tâm, phóng tâm", rồi trở về đề mục chính. Chẳng hạn, đang chú tâm vào sự phồng xẹp bỗng nhiên một tiếng động mạnh khởi lên át hẳn đề mục phồng xẹp. Hãy chú tâm ghi nhận nghe, nghe, nghe, rồi trở về đề mục chính. Nếu tiếng động vẫn còn lấn áp không thể đưa tâm về bụng thì hãy chú tâm vào tiếng động cho đến khi chúng không còn lấn át nữa, rồi trở về với đề mục chính.

Khi niệm thầm, không cần phải dùng câu dài hay đầy đủ, chỉ cần một vài chữ đơn giản là được. Ví dụ như nghe, nghe, nghe; thấy, thấy, thấy; ngửi, ngửi, ngửi, v.v... Ðối với các cảm giác của cơ thể, ta niệm ấm, ấm, ấm; ép, ép, ép; cứng, cứng, cứng; chuyển động, chuyển động, chuyển động, v.v... Các đối tượng của tâm thì có rất nhiều và chúng thường nằm dưới các dạng rõ ràng như là suy nghĩ, tưởng tượng, nhớ, tính toán và liên tưởng.

Cần nhớ rõ là sự niệm thầm chỉ nhằm giúp chúng ta chú tâm vào đối tượng, đừng dính mắc vào danh từ. Niệm thầm giúp cho thiền sinh thấy rõ những tính chất riêng biệt của mỗi kinh nghiệm thiền tập mà không bị cuốn hút vào nội dung của nó đồng thời giúp phát triển những năng lực tinh thần và sự tập trung tâm ý. Chúng ta chánh niệm trên hiện tượng chớ không phải chú tâm vào danh từ. Khi sự niệm thầm trở thành một trở ngại hơn là một phương tiện giúp cho sự chú tâm thì chỉ cần ghi nhận chánh niệm mà không niệm thầm nữa.

Mục đích của thiền quán là giúp đạt được một sự hay biết rõ ràng, trong sáng, chính xác và thâm sâu về những gì đang xảy ra trong thân và tâm. Bản chất thực sự của các hiện tượng tâm vật lý, ý nghĩa thực sự của cuộc đời sẽ hiển lộ nhờ vào những kinh nghiệm trực tiếp này.

Không phải sau mỗi giờ ngồi thiền là việc hành thiền chấm dứt. Phải tiếp tục hành trì suốt ngày. Trước khi đứng dậy, hãy ghi nhận chánh niệm. Khởi đầu là ghi nhận ý muốn mở mắt: muốn, muốn, muốn; mở mắt, mở mắt, mở mắt. Ghi nhận ý định mở mắt và cảm nhận cảm giác đang mở mắt. Tiếp tục ghi nhận cẩn thận và chính xác với đầy đủ năng lực quan sát trên các chuyển động thay đổi tư thế cho đến khi bạn đã hoàn toàn đứng dậy và bắt đầu đi. Suốt ngày phải luôn luôn chánh niệm, ghi nhận tất cả mọi tác động như: duỗi tay, co tay, cầm muỗng, thay áo, đánh răng, đóng cửa, mở cửa, mở mắt, ăn, uống, v.v...

Ngoại trừ lúc ngủ, khi nào bạn cũng phải chánh niệm tỉnh giác ghi nhận. Thực ra, đây không phải là việc khó làm hay nặng nhọc gì. Chỉ ngồi, đi và quan sát những gì xảy ra thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5776)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5334)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6890)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6624)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6445)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7961)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7822)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6673)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7899)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7974)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]