Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Phước và họa

21/01/201205:42(Xem: 10602)
05. Phước và họa
CÓ TRÍ TUỆ
LÀ BIẾT NHƯ THẬT VỀ…
Chân Hiền Tâm

Phước và họa

«Cuộc sống trao cho ta những món quà rất bất ngờ, dưới dạng cơ hội hay trong màu áo biến cố. Hãy đón nhận nó bằng vị thế của một người hiểu biết và biết làm chủ bản thân». Một câu nói khá đơn giản, nhưng mang đậm triết lý sống có thể giúp mình an vui trước những biến động của cuộc đời.

Đa phần ai cũng muốn sự tốt lành đến với mình hơn là bất hạnh. Ta đến chùa, tu hành, làm phước cũng để được cái phước, né cái họa. Song không phải ai cũng đạt được hoàn toàn những điều mình mong muốn. Thường thì hạnh phúc và khổ đau đan xen. Khi hạnh phúc thấy hân hoan. Lúc khổ đau lại vượt không nỗi. Một số đã tự tử. Đó là do chúng ta không đủ hiểu biết cũng như không thể làm chủ bản thân trong cả hai tình huống.

Ít ai biết được trong họa có phước, trong phước có họa. Phước, có khi là nhân tạo ra họa. Họa, có khi là nhân tạo ra phước. Đạo Đức Kinh nói: «Họa chừ, là nơi tựa nương của phước. Phước chừ, là chỗ ẩn nấp của họa». Họa phước khó lường, nếu không biết mà cứ một bề chấp nhất vào phước, thì chưa chắc đã hết khổ nạn.

I. HỌA TRONG PHƯỚC

Trong kinh Niết Bàn, Phật kể câu chuyện sau:

Nhà kia, có một người phụ nữ bước vào, người vừa xinh đẹp lại đeo ngọc ngà châu báu khắp cả thân. Chủ nhà thấy vậy, liền hỏi:

- Nàng tên là gì, ở đâu?

- Tôi là Công Đức Đại Thiên thưa ngài.

Chủ nhà lại hỏi:

- Nàng đến đây làm gì?

- Chỗ nào tôi đến, tôi có thể cho các thứ vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ…

Chủ nhà nghe thế vui mừng hớn hỡ thầm nghĩ: «Do ta đầy đủ phước đức nên nay nàng này đã đến nhà ta». Nghĩ rồi bèn đốt hương, trải thảm hoa, cung kính đón mừng.

Chưa đâu vào đâu, bỗng nhìn ra thì thấy một nàng áo quần rách tươm, da thịt nứt nẻ, sắc mặt xám mét, dơ dáy, hôi hám đang chực chờ ở cửa. Chủ nhà thấy vậy liền bước ra hỏi:

- Nàng tên là gì, ở đâu?

- Tôi tên Hắc Ám. Tôi đến chỗ nào có thể làm cho nhà đó hao tài, tốn của.

Chủ nhà nghe xong, bèn cầm dao dọa:

- Làm ơn đi giùm. Nếu không ta sẽ chém.

Cô gái nói:

- Ông thật ngu si, chẳng có trí tuệ.

Chủ nhà liền hỏi:

- Sao bảo ta ngu si không có trí tuệ?

Cô gái trả lời:

- Người xinh đẹp đứng trong nhà kia, là chị tôi. Tôi thường đi chung với chị. Nếu ông đuổi tôi thời ông cũng đuổi chị.

Chủ nhà trở vào hỏi Công Đức Đại Thiên:

- Ngoài cửa có cô gái nói là em của nàng có đúng không?

- Thật là em gái tôi. Tôi đi chung với nó chưa có lúc nào rời nhau, dù tôi thường mang đến sự tốt đẹp còn nó mang lại sự xấu ác. Tôi thường làm việc lợi ích, còn nó thì mang đến sự suy hao. Nếu ai yêu tôi thì cũng phải yêu nó. Nếu cung kính tôi cũng phải cung kính nó.

Chủ nhà liền nói:

- Nếu có cả sự tốt lẫn xấu như vậy, thời ta chẳng cần. Mời hai nàng đi cho.

Hai chị em cùng đi, dắt nhau đến nhà một người nghèo. Người nghèo này lòng rất vui mừng, liền nói:

- Từ nay trở đi, xin hai nàng ở luôn nhà tôi.

Công Đức Đại Thiên liền hỏi:

- Chúng tôi vừa bị người xua đuổi, sao ông lại mời chúng tôi ở lại?

Người nghèo nói:

- Vì nàng nên tôi phải kính cô kia. Vì thế nên tôi phải mời cả hai ở lại.

Câu chuyện nói lên thực lý đối đãi ở thế gian. Có sanh thì có tử, có thiện thì có ác, có họa thì có phước, có ngắn thì có dài, có đẹp thì có xấu v.v… «Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không». Mình muốn thứ này thì có nghĩa là mình phải chấp nhận luôn thứ kia một khi nó đủ duyên, nhất là đối với vấn đề sinh tử.

Cô gái nói: «Ông không có trí tuệ», là nói ông không thấy được thực lý Duyên khởi đang chi phối thế giới này. Vì không thấy, nên ông muốn bắt cái này mà xua cái kia. Thánh nhân do thấy được thế đối đãi ấy, nên không mong phước cũng chẳng sợ họa. Phước tới không vui, họa tới không buồn. An nhiên, bình thản, cũng không thấy đó là phước hay họa. Kinh nói: «Đại Bồ-tát cũng vậy, chẳng nguyện sinh cõi trời, vì sinh thời có tử. Thế nên cả hai đều bỏ, không chút tâm luyến ái. Kẻ phàm phu chẳng biết lỗi lầm khổ hoạn của già, bệnh, chết nên tham luyến sinh tử».

Sách Hoài Nam Tửbàn rằng: «Họa là gốc của phước. Phước là gốc của họa. Họa phước luân chuyển tương sinh. Sự thay đổi ấy không thể nhìn thấy. Chỉ có thể biết khi cái quả của nó hiện hình. Do đó, khi được phước, chớ quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến. Khi gặp họa, cũng chớ buồn phiền đau khổ đến nỗi tinh thần phải tổn hại. Việc đời hết may tới rủi, hết rủi tới may khó mà lường hết. Nên bắt chước Tái Ông mà giữ sự thản nhiên đối với những biến đổi thăng trầm trong đời».

Tái Ông, là một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, có nuôi một con ngựa. Một hôm ngựa chạy qua nước Hồ mất dạng. Người trong xóm nghe tin đến chia buồn. Ông lão điềm nhiên nói:

- Biết đâu con ngựa chạy mất ấy lại là điều tốt cho tôi.

Vài tháng sau, con ngựa ấy quay về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao khỏe. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng, cũng nhắc lại lời ông lão đã nói khi trước. Ông lão cũng chẳng vui mừng, chỉ nói:

- Biết đâu việc được ngựa này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.

Việc ấy chẳng sai. Con trai ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy ngựa Hồ cao khỏe thì thích lắm, liền nhảy lên lưng phóng chạy. Không ngờ, ngựa Hồ chưa thuần nên nhảy loạn xạ. Cậu con bị hất xuống đất, gãy xương đùi thành tật lớn. Người trong xóm đến chia buồn. Ông lão lại nói:

- Biết đâu nhờ họa này mà được phước khác.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Trai tráng vùng biên đều phải xung vào quân ngũ chống giặc, chết sạch. Cậu con trai nhờ chân gãy không bị xung quân, nên còn sống.

Lời bàn trên cũng khá hợp với người tu thiền trên mặt thực hành: «Tám gió thổi không động». Lợi đến không động mà suy đến cũng không động. Vì tất cả đều do tương đãi mà có, không có chất thật.

Hiện thực, không phải khi nào có phước là liền có họa, hay có họa là liền có phước. Có khi phước đi liền với họa mà có khi không đi liền, vì nó còn được hạnh nghiệp hiện đời của mình quyết định. Ngay phước ấy mà tỉnh giác, tu tạo thêm phước thì phước thêm phước. Ngay phước ấy mà tạo ác nghiệp thì phước sinh họa.

Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo nói: «Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Thiên Chúa». Thánh Gia-cô-bê nói: «Hỡi những kẻ giàu có, các ngươi hãy than van rên rỉ về những tai họa sắp đổ xuống đầu các ngươi».

Nói như thế, không có nghĩa giàu có là lỗi. Nếu giàu có là lỗi, thì Phật cũng như Chúa Jêsu đã không khuyên mọi người bố thí. Nhưng chư vị đều khuyên mọi người bố thí thì biết cái quả giàu sang không phải lỗi, thậm chí còn là phước, vì nó là kết quả của những thiện nghiệp. Điều mà Kinh Thánh muốn nói đến, chính là mầm họa tiềm ẩn trong sự giàu sang ấy.

Nếu giàu sang mà mở lòng bố thí rộng rãi, không kiêu ngạo, không dùng đồng tiền vào những chuyện hại người hại vật, lại dành thì giờ tìm hiểu kinh sách để biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm, thì sự giàu sang ấy không đưa đến những họa hoạn và bất như ý cho mình. Nhưng thường thì khi giàu sang rồi, mọi thứ liền đổi khác.

Việc mà người giàu có hay vướng nhất là kiêu mạn. Kiêu mạn, thể hiện qua nhiều cách: Coi thường người khác, dùng miệng lưỡi lấn át người, không cần nghe lời khuyên của ai, ai không làm mình vừa lòng liền tẩy chay v.v… Kiêu mạn là nhân của ác nghiệp, nên nó là một loại phiền não phá hoại công đức người tu rất nhiều.

Ngoài kiêu mạn ra, cuộc sống của mình còn thêm nhiều thay đổi. Không có tiền thì ăn gì cũng được. Có tiền rồi, mọi thứ thành cầu kỳ. Thay vì ăn đồ giết sẵn ngoài chợ, giờ phải là đồ tươi sống, giết liền ăn liền. Trước, có thịt ăn là may, giờ phải là óc khỉ, bồ câu quay, bào thai người v.v… Những việc như thế đều là cái nhân của tai ương và hoạn nạn.

Có tiền, cũng dễ sinh nhiều tật xấu như rượu chè, cờ bạc, trai gái v.v… là những thứ mà nếu không có tiền, mọi việc bị hạn chế hơn. Chưa kể một khi đời sống cầu kỳ đã trở thành nhu cầu cần thiết của mình, thì việc kiếm sao cho ra tiền trở thành mục đích tối hậu. Trong guồng máy danh lợi ấy, không thể không gây nghiệp ít nhiều. Đó là cái nhân của họa hoạn khi đủ duyên. Họa trong phước, phướctrong họa là đó. Thành giàu có mà không có trí tuệ thì chưa hẳn đã là phước, mà chính là cái nhân của hoạn nạn. Đó là lý do, chúa Jêsu và thánh Gia-cô-bê cảnh cáo các con chiên giàu có của ngài.

Mới thấy, những vị đang thành công giàu có mà chịu đến chùa, chịu đọc sách nghe băng giảng để tăng sự hiểu biết, rồi sửa đi những lỗi lầm của mình, lại hạn chế dần ăn uống ngủ nghỉ tập trung cho việc tu tập, nhất định không phải là hạng phàm phu bình thường.

Chuyện ngoài đời là thế, trong đạo cũng có nhiều thứ để bàn.

Tự lợi và lợi tha là hai mục chính của người tu Phật. Tự lợi, thì không có gì để bàn. Sang phần lợi tha, thành quả công đức hiển phát bắt đầu từ đó. Có khi lợi tha rồi, trước sau vẫn như nhau. Nhưng có khi lợi tha rồi thì y báo rực rỡ, tài vật sung mãn, chúng tôn sùng đông đúc. Việc gãy đổ cũng từ đó mà ra. Điều này đã xảy ra trong thực tế. Một vài vị trông có vẻ lừng lẫy hơn cả, lại là những vị sụp đổ mau chóng hơn ai hết. Là do không ý thức được cái «họa trong phước, phước trong họa»này đây. Không ý thức nên khi quả phước đến, liền buông lỏng giới luật, để cho kiêu mạn chi phối, chỉ thích nghe lời tán thán, không thích nghe lời nghịch tai dù nó mang lại lợi ích cho mình v.v… Xem ra, thành công đáng sợ hơn thất bại rất nhiều một khi ta thiếu tỉnh giác.

Cho nên, khi được một thành quả gì, cần phải tỉnh giác với nó hơn là hí hửng hay tham đắm. Phải nhớ trong phước có sẵn cái mầm của họa hoạn. Tỉnh giác thì mới không bị thành quả ấy dẫn chạy, cũng không vì cái thành quả ấy mà thay đổi tính tình, gây tạo những nghiệp nhân bất thiện, khiến mầm họa nẩy sinh.

II. PHƯỚC TRONG HỌA

Một bác nông dân có chú lừa chẳng may bị lọt xuống một cái giếng cạn. Chú lừa kêu la thảm thiết mà bác cũng chẳng biết làm cách nào. Cuối cùng, bác nông dân nghĩ cách lắp miệng giếng cho xong. Nghĩ rồi, bác cùng láng giềng xúc đất bỏ xuống. Chú lừa thấy chủ đổ cát xuống chôn mình, càng la dữ. Nhưng rồi chú bỗng im bặt. Mọi người nhìn xuống, cứ một lớp cát đổ xuống, chú lại giũ người cho cát rơi khỏi mình và giẫm chân lên. Cứ thế lớp đất cao dần và lừa ra khỏi miệng giếng.

Trong cuộc đời, thứ mình cho là xấu chưa hẳn đã là xấu. Thứ mình cho là tốt, chưa hẳn đã là tốt.Quan trọng là mình có như chú lừa kia, biết giũ mình ra khỏi những bất lợi, và dùng những bất lợi đó như một bàn đạp để vượt qua những khó khăn trong hiện tại hay không.

Lúc tôi còn mang cái nghiệp buôn bán, trong việc làm ăn có khi phải vay mượn để ứng tiền mua hàng đặt trước. Một lần, vay đâu cũng không được. Người, bình thường hay cho mình vay, giờ cũng không cho. Phải nói là rất bực vì thấy mất cái lợi trước mắt, bực thời vận của mình, bực người khó khăn với mình. Nhưng cuối cùng mới vỡ lẽ: Nếu vay được thì đúng là ôm đầu máu. Không biết lấy đâu ra tiền mà trả nợ. Bởi tay chủ tàu đã cầm tiền biến mất. Thiên hạ bị gạt nhiều vô kể. Lúc đó mới thấy biết ơn kẻ không cho mình vay tiền.

Còn nhiều việc khác nữa, khiến mình có kinh nghiệm hơn với những được mất ở thế gian. Ừ, được thì tốt, không được chưa chắc đã xấu. Cứ hành thiện và sống thiện là được. Nghiệp thiện mình làm sẽ tự có quả của nó khi đủ duyên. Ở đời, khó mà biết cái gì là xấu, cái gì là tốt …

Thường, những người có đủ phước đức mới có thể «Muốn cái gì liền ra cái đó. Tính cái gì, liền thành cái đó». Tôi không được cái phước ấy. Không tính thì yên mà tính thì nó không ra, hoặc ra trở ngược. Mở đầu cho sự «phản bội» ấy là cái chết của cha khi tôi mới 12 tuổi. Mọi mong muốn dự định to lớn cho tương lai té nhào. Việc «phản bội» ấy cứ lặp đi lặp lại liên tục trên từng sự việc nhỏ nhoi, khiến tôi phải qui nạp chúng thành một lý thuyết sống cho mình: Cần phải dừng suy nghĩ, mong muốn cũng như mọi tính toán cho tương lai hầu bảo toàn tánh mạng. Vì thế, bất cứ một lo toan nào cho tương lai khởi lên, tôi đều gạt qua một bên, chỉ biết làm tốt việc hiện tại. Không ngờ, cái tập ấy lại phù hợp với pháp «Biết vọng không theo» mà Hòa thượng chỉ dạy. Cũng phù hợp luôn với những gì mà Tổ Hoàng Bá đã nói: «Cứ quên mong muốn, Phật sẽ hiện tiền». Thế là cứ theo cái đà ấy mà đi không do dự, cũng không mấy khó khăn đối với việc phải làm.

Song vào đạo rồi, mới biết chỉ « gạt qua » thôi chưa đủ, cần vận dụng trí tuệ soi chiếu để những gì đã « gạt qua » đó không tồn động trong tiềm thức. Xem ra cái họa ngoài đời lại là cái phước trong đạo của mình.

Bù lại, người bạn tôi, vì tính cái gì cũng thành, nên rồi tính mãi. Cứ theo dòng đời mà đi không thể dừng nghỉ. Bỏ sở đoản thì dễ, bỏ sở trường rất khó. Nghèo khó hoạn nạn vậy dễ tu. Danh vọng tiền bạc đang lên, bỏ thành công không phải dễ. Kẻ bỏ được, phải nói có chủng thượng căn. Nói chủng, là nói đến cái mầm. Muốn sinh sôi nẩy nở còn cần chuyên tâm.

III. TỔNG KẾT

Phước họa ở thế gian là những hiện tượng tương đối, tương sinh. Tương đối là đối nhau. Tương sinh là sinh nhau. Vì vậy, hành thiện để có quả báo tốt là việc phải làm, nhưng không nên chấp trước vào đó. Muốn vậy ta cần có trí tuệ và định lực. Trí tuệ, để soi thấu được bản chất của vạn pháp. Định lực, mới có thể dừng đi những việc không nên làm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2017(Xem: 7828)
Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines. Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ. Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:
26/03/2017(Xem: 8992)
Hồ Sơ Mật 1963: Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ Notes to self: Những Hồ Sơ Cần/Nên Đọc. "Đọc để khơi nguồn yêu thương" Nguyên Túc.
26/03/2017(Xem: 7089)
Hôm nay chúng ta sẽ học về những tấm gương sáng đã đóng góp cho nhân loại của một thời đã qua. Đã làm người dù ít hay nhiều ai cũng đã từng có một quá khứ tốt và xấu.
26/03/2017(Xem: 8354)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
25/03/2017(Xem: 11088)
Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.
25/03/2017(Xem: 8609)
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
25/03/2017(Xem: 7943)
24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
25/03/2017(Xem: 7959)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6237)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5850)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]