Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử

02/01/201205:43(Xem: 11366)
21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

21.
SỢ HÃI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SINH TỬ
    Đây là một vấn đề phát sinh đối với người chưa hiểu rõ về chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Nếu một khi đã liễu giải thì tâm sợ hãi của chúng ta hoàn toàn không có. Phật dạy mạng sống là vĩnh hằng, không mất. Nói cách khác, căn bản là không có chết, chết chỉ là một vọng tưởng. Thân thể này không phải là ta, vì mọi người chấp nó là của ta nên sinh ra sợ hãi. Nếu hiểu thân thểnày không phải là ta thì làm sao có sợ hãi được. Ví như y phục chúng ta đang mặc, không phải là của ta thì khi nó cũ chúng ta thay đổi y phụcmới. Thân xác này cũng như vậy, nếu nó không phải là ta, là của ta, lúcnó hư hoại tan rã, chúng ta cũng đổi lấy một thân thể mới, hiểu như vậy, chúng ta có tự tại hay không? Đó là một sự thật. Vì thế Phật dạy thân này không phải là ta, là sở hữu của ta, tương tự như y phục vậy. Nếu chúng ta có được thái độ nhìn nhận sinh tử như thế thì chúng ta rất phi thường tự tại. Như vậy ta là cái gì? Theo Phật giảng cái ta là chân tâm. Người ngoại quốc gọi là “tôi nghĩ tôi làm”, đó là nói theo các nhà triết học. Nó thuộc thế giới vô hình, nên chúng ta gọi là tinh thần hay tâm linh. Nhưng nó chưa thật sự là của ta, mà cái chân tâm của ta cao hơn cái này một bậc. Các triết gia cho rằng cái suy nghĩ là của ta, songkinh Phật nói đó là thức. Vậy thức là gì? Thức là phần tác dụng của tâm, nó có đầy đủ khả năng quan sát tác dụng của tâm. Nó có thể gọi là bản thể hay chân tâm, trong kinh điển còn nhiều tên gọi khác nữa. Như Kinh Viên Giác gọi là viên giác tánh, Kinh Pháp Hoa gọi là Phật tri kiến, v.v… cái này mới chân chính là cái của ta. Thân thể này không phảicủa ta, vì mất thân này lại thọ thân khác tiếp nối. Vì vậy, đối với thân thể này, chúng ta không cần phải quá chăm sóc, nhưng cũng đừng có ývất bỏ nó đi. Chăm sóc cũng sai lầm, chán ghét nó cũng sai lầm, tất cả đều tùy duyên tự nhiên, thuận theo tự nhiên thì đời sống sẽ tốt đẹp. Chúng tôi giảng là thích ứng theo tự nhiên, vì có thích ứng theo tự nhiên cơ thể mới tráng kiện được.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    18/05/2016(Xem: 12915)
    Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
    18/05/2016(Xem: 6823)
    Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
    17/05/2016(Xem: 12059)
    Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
    06/05/2016(Xem: 9880)
    Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
    05/05/2016(Xem: 9031)
    Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
    05/05/2016(Xem: 30922)
    Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
    28/04/2016(Xem: 20162)
    Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
    27/04/2016(Xem: 10286)
    Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
    23/04/2016(Xem: 6302)
    Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
    23/04/2016(Xem: 13115)
    Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]