Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?

02/01/201205:43(Xem: 13155)
15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

15. LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ XA RỜI KHỔ ĐAU VÀ ĐẠT ĐƯỢC AN LẠC?
    Trong kinh Phật dạy, khổ đau và phiền não đều do từ mê muội mà tự chiêu cảm lấy. Nguyênnhân mê lầm là do hoàn cảnh sinh hoạt mà có, vì chúng ta không hiểu rõ ràng về chân tướng sự vật. Ngày ngày chúng ta chỉ có vọng tưởng, đã vọngtưởng thì suy nghĩ, xem nghe, thấy biết tất cả đều hoàn toàn sai lầm. Từ chỗ thấy biết sai lầm, việc làm tạo tác mê lầm cũng theo sau. Chúng ta nên biết tư tưởng, suy nghĩ chỉ đạo hành vi. Tư tưởng sai lầm nhất định hành động sẽ sai lầm, hành động sai lầm đương nhiên sẽ mang lại kếtquả khổ đau. Phật dạy nếu muốn giải quyết hết tất cả khổ đau cho chúng sinh, nhất định phải giúp họ giác ngộ, chân chính hiểu biết về cuộc sống. Quan điểm hiện đại ngày nay không như người xưa. Người xưa có quanniệm an tâm với phận nghèo để giữ đạo, vì thế họ sống rất hạnh phúc. Con người ngày nay hoàn toàn ngược lại, lòng ham muốn không bao giờ biếtdừng, nếu thế làm sao không tránh được khổ đau! Có thể bình tĩnh suy nghĩ, mỗi ngày chúng ta vất vả làm việc, cuộc sống chúng ta tìm được những gì? Hãy xét lại chính mình, chúng ta sẽ thấy được sai lầm rất lớn.Lúc trẻ tôi học Phật, có lão Hòa thượng kể cho tôi một câu chuyện có thật. Tại Giang Tô, Tần Châu, có một người xin ăn rất đáng thương. Ông có một người con buôn bán rất giàu có. Người con này bị bạn bè trách mắng là giàu sang phát tài chỉ biết lo hưởng thụ, trong khi để cho cha mình đi xin ăn mà không biết. Anh này rất khó xử nên cho người đi tìm vàđưa cha về nhà, sau đó tiếp đãi rất nồng hậu. Sống với con được một tháng, ông lại lén lút trốn nhà tiếp tục đi xin ăn. Có người hỏi: “Tại sao ông không ở nhà hưởng thụ cho sung sướng, lại đi xin ăn chi cho cực khổ”. Ông đáp: “Tôi ở nhà có bao nhiêu người trọng đãi với tôi ắt tôi mang tội, trong khi tôi lại không muốn ăn những gì mà người khác phải hysinh cho mình ăn, càng không muốn mặc những gì mà người khác hy sinh cho mình mặc. Sống cuộc đời ăn xin, rày đây mai đó, có thể dạo núi ngắm sông. Đói thì xin một bát cơm ăn, chiều về tùy theo địa phương kiếm một chỗ nào đó mà ngủ. Tôi rất vui thích với đời sống như vậy, rất tự tại, rất an lạc”. Đó là một người có quan niệm sống hoàn toàn khác so với đờisống thế tục ngày nay của chúng ta. Người này không học Phật, nếu ông ta học Phật chắc cũng sẽ thành Phật. Trên thực tế, ông này là một Bồ tátthị hiện làm kẻ ăn xin. Người ăn xin giác ngộ không tranh chấp với đời,không mong cầu nên sống vô cùng tự tại. Một người có được sự nhận thức như vậy, quay đầu nhìn lại sự giàu sang của con cái thật không thẹn. Đó là một nghệ thuật sống giúp chúng ta tránh khổ đau mà đạt được sự an lạc.


    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    10/02/2014(Xem: 11730)
    Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
    10/02/2014(Xem: 10143)
    Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
    09/02/2014(Xem: 9082)
    Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
    09/02/2014(Xem: 13178)
    Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
    08/02/2014(Xem: 11377)
    Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
    08/02/2014(Xem: 8631)
    Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
    07/02/2014(Xem: 8209)
    thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
    07/02/2014(Xem: 8496)
    Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
    07/02/2014(Xem: 8877)
    Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
    30/01/2014(Xem: 16947)
    Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]