Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 30

25/12/201113:22(Xem: 12666)
Thư số 30
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 30]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

H.C con,

Thầy đã nhận được thư con qua chị HN, và nhất là được xem một số hình con chụp chung với chị LT và các sư.

Rất tiếc là qua thư từ Thầy không làm được công việc của một nhà phân tâm học để giúp con giải tỏa một số stress do quá trình phấn đấu nội tâm của con gây ra. Nhưng Thầy nghĩ rằng quá trình sống đạo giữa cuộc đời phức tạp tất nhiên lúc đầu không sao tránh khỏi những khó khăn nhất định nào đó. Con có quyền vận dụng cách tu tập tùy ý miễn là phải tự tin, trầm tĩnh và sáng suốt.

Thầy nói tự tin là vì không nên sợ hãi khi thấy mình phải đối diện với những mâu thuẫn nội tâm. Mặc dù con người thì đều có bản năng, tình cảm, tính dục và mâu thuẫn dồn nén như nhau. Nhưng giữa chúng ta, những người sống đạo, với người không sống đạo khác xa nhau lắm. Một bên là mê mờ, một bên là tỉnh thức. Hãy tin vào sự tỉnh thức của mình như vị Thầy dẫn đường luôn luôn có mặt bên ta. Sở dĩ những người bạn của con đang bị biến chứng của dồn nén là vì họ chỉ sống với bản năng, tình cảm, ý chí và lý trí mà chưa bao giờ tỉnh thức, chưa bao giờ thắp lên ngọn đuốc của trí tuệ để soi sáng chính mình. Chúng ta cũng như họ thôi, nhưng nếu chúng ta thắp sáng chính mình thì không phải là biến chứng của dồn nén mà lại là giác ngộ giải thoát và diệu dụng đấy con ạ.

Thế tại sao con phải sợ. Một vị thiền sư nói rằng “Đừng sợ vọng khởi chỉ sợ không giác kịp”,nghĩa là chỉ sợ không sáng suốt, tỉnh giác mà thôi. Con đừng nghĩ rằng Thầy có một phương pháp phi thường nào đó đầy bí ẩn hay rất phức tạp khó khăn để trở thành một con người siêu việt, chung qui pháp hành hàng ngày của Thầy chỉ là sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong mọi sinh hoạt của đời sống từ ngoại giới đến nội tâm, từ hành động đến ý nghĩđể không tự mình nhận chìm mình vào trong thế giới huyễn hóa do mình tạo ra.

Con thích thiền định? đó là một ý hướng tốt nhưng cũng có thể là một trong những mâu thuẫn đưa đến dồn nén của con hiện nay. Thiền định phải hiểu và hành đúng mức bằng không sẽ là con dao hai lưỡi: một là thăng hoa thành diệu dụng, hai là dồn nén và sinh ra biến chứng tâm thần.

Thiền định là một mức sống tâm linh cao nhưng nó có nhiều hướng tùy theo người thực hiện nó. Nói chung có ba hướng (mục đích):

- Để giữ gìn sức khỏe (như hattha yoga, thiền dưỡng sinh, luyện đan, khí công v.v...)

- Để đạt được một số trạng thái tâm linh: hỷ lạc, xuất thần v.v... (như ràja yoga, tu tiên, thiền xuất hồn...)

- Để đạt được một số khả năng, pháp thuật, hoặc thần thông (như một số phái thiền của Mật tông, chú thuật, thôi miên v.v...)

Những mục đích trên dù tốt hay xấu cũng không phải là mục đích chân chính của Đạo Phật. Vì vậy mà Thiền tông đã loại thiền định ra ngoài xem đó như đá đè cỏ, hoặc mài gạch thành gương, không bao giờ thấy tánh.

Nhưng Đức Phật vì hiểu rất rõ tính chất của thiền định nên Ngài không loại trừ nó. Ngài chỉ cảnh giác rằng đừng quá đam mê, đắm chìm trong đó mà thôi. Ngài vẫn đặt nó vào trình tự của đạo vì đối với Ngài phương tiện này nếu khéo sử dụng vào mục đích chân chính sẽ là lợi ích lớn cho hành trình giác ngộ giải thoát.

Thiền định trong Đạo Phật không chấp nhận ba mục đích nêu trên nhưng xem đó như là kết quả phụ tùy. Chánh định có ba mục đích khác :

1) Làm lắng dịu và hóa giải những vọng động che lấp tâm khiến tâm mê mờ, mất khả năng và khó sử dụng. Đây là yếu tố Chánh Tinh Tấn trong thiền định.

2) Trở về chính mình, không hướng ngoại, không để ngoại cảnh lôi cuốn và chi phối. Đây là yếu tố Chánh niệm trong thiền định, thường đi đôi với tỉnh giác.

3) An chỉ nhất tâm, giải thoát khỏi ngũ dục (sắc định) hoặc giải thoát khỏi sắc tưởng (vô sắc định) nhờ vậy tâm được buông xả, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, ổn định và kiên cố.

Sở dĩ chúng ta bị phiền não, khổ đau, căng thẳng, dồn nén là do tâm bị lôi cuốn ra ngoài quá nhiều (thất niệm), sinh ra phóng dật, vọng động (thiếu tinh tấn), không giữ được quân bình thư thái, an ổn (thiếu định). Vì vậy thiền định trước tiên là trở về với chính mình (chánh niệm), thắp sáng chính mình (tỉnh giác), để phát hiện sự sinh diệt của các vọng động (5 triền cái), chế ngự, ổn định chúng (tinh tấn) và an chỉ ở đó (chánh định). Khi người ta có tham vọng tập trung tư tưởng vào một đối tượng nào đó với mục đích đạt được một sở đắc thì đó chỉ là một hình thức khác của tham lam, muốn được an lạc, chạy trốn đau khổ, hoặc muốn có một uy lực siêu việt, và như thế chỉ tạo mâu thuẫn và dồn nén, có thể thay đổi bộ mặt nhưng không thay đổi bản chất của tính dục. Vì vậy bước đầu dùng tinh tấn - chánh niệm - tỉnh giácđể khám phá ra tánh tướng (bản chất và hiện tượng) của các vọng động (triền cái) hay nói theo phân tâm học là các khuynh hướng của tính dục, tức là ta làm được công việc hữu thực hóa vô thứcmà các nhà phân tâm học dùng để chữa trị các chứng bệnh tâm thần do sự mâu thuẫn dồn nén giữa các khuynh hướng tính dục mang lại. Như vậy thiền định đúng là cách tốt nhất để hóa giải và thăng hoa các dồn nén, ngăn ngừa tiến trình vô thức hóa của ẩn ức.

Con hãy tự chiêm nghiệm (lắng nghe, soi chiếu) sự sinh diệt của các vọng động che lấp tâm dưới 5 hình thức:

1. Tham dục:tâm ham muốn, đam mê, đuổi bắt sắc tướng, âm thanh, mùi vị và sự xúc chạm của thân tạo ra cảm thọ lạc.

2. Sân nhuế:tâm bất mãn, bực bội, bứt rứt, nôn nóng đối với những cảm thọ khổ.

3. Hôn trầm thụy miên:tâm thụ động, thiếu hăng hái, không quyết tâm, không chịu khởi tâm hướng đến hành xứ (đề mục, đối tượng hay công án thiền), lơ đểnh hoặc quên lãng hành xứ, xuất hiện rõ nét nhất là buồn ngủ, dã dượi, uể oải, tiêu cực.

4. Trạo hối:tâm nghĩ tưởng (suy nghĩ và tưởng tượng) quá khứ, vị lai, phóng ngoại, quá phấn khích. Nếu tham dục phóng ngoại trên các đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc thì trạo hối chạy theo pháp trần (hồi tưởng quá khứ, tưởng tượng tương lai, ý tượng, ý niệm, tư tưởng và sự hối tiếc). Nếu như hôn trầm thụy miên là thụ động tiêu cực, thì trạo hối lại quá tích cực dao động. Vì vậy nó chính làtâm viên ý mã.

5. Nghi:tâm không yên, hoang mang, bất định, phân vân, thiếu xác tín, thiếu trầm ổn, không biết an trú nơi đâu.

Khi bắt đầu thiền định con chọn một hành xứ (đề mục) nên chọn một hành xứ trên chính mình, chẳng hạn hơi thở. Con ngồi ngay ngắn nhưng thư giãn, thoải mái, buông xả nghỉ ngơi hoàn toàn, giống như khi con làm xong một việc gì, tự cho phép mình buông xả nghỉ ngơi thoải mái vậy. Khi thấy thân tâm đã thư giãn thoải mái, con bắt đầu hướng tâm đến hơi thở (từ chuyên môn gọi là tầm), kèm theo một sự chú tâm, gắn bó vào hơi thở như là đối tượng độc nhất (thuật ngữ thiền gọi là tứ). Con để ý sẽ thấy nếu tầmđược khởi đúng mức thì không có hôn trầm thụy miên, như vậy hôn trầm thụy miên đã được hóa giải, thăng hoa thành một chi thiền. Nếu tứđược khởi đúng mức thì tâm duy trì, đứng vững trên đối tượng (hành xứ) và nghi đã được hóa giải, thăng hoa thành chi thiền thứ hai. Nếu hai chi thiền tầm và tứ được ổn định thì liền phát sinh một số trạng thái hỷ như nổi ốc khắp toàn thân, nhẹ nhàng như bay lơ lửng, cảm thấy lắc lư rất đều đặn như đưa võng hoặc ngồi trên thuyền, cảm thấy mát lạnh dễ chịu như khi nóng mà được trầm mình trong nước, thấy ánh sáng trước mặt hoặc bao quanh mình. Nếu có những trạng thái khác những trạng thái trên, chẳng hạn thấy một cảnh tượng đẹp đẽ hoặc ghê rợn là không đúng. Cảm thọ hỷ phải là những phản ứng trên thân do ly dục hoặc do định tâm đem lại. Nếu không chỉ có thể là:

1. Ảo tưởng hoặc ảo giác đối với người quá tham vọng và giàu tưởng tượng.

2. Một hình thức chiêm bao xuất hiện từ vô thức do dồn nén.

3. Một lực tác động từ bên ngoài đối với người mê tín ( người ta gọi nôm na là điển nhập).

Thiền định phải loại bỏ 3 loại ấn chứng giả này, nếu không có thể đưa đến bệnh tâm thần hoặc là thiền bệnh.

Khi ấn chứng hỷ đúng đắn phát sinh thì sân nhuế được hóa giải và thăng hoa thành thiền chi thứ ba. Nó giúp cho hành giả hưởng được hỷ duyệt của thiền định và duy trì thiền định lâu dài không chán nản, không khó chịu như lúc đầu.

Dần dần lắng dịu và đi đến một trạng thái an lạcthư thái, hành giả cảm thấy như khi đói mà được một món ăn vừa ý, thỏa mãn, no đủ. Hỷ (piti) khác với lạc (sukha): một bên có cảm thọ mạnh làm cho thân tâm phấn chấn, một bên có cảm thọ khinh nhu làm cho thân tâm lắng dịu để bước vào ổn định. Khi ấn chứng an lạc này phát sinh thì trạo cử được hóa giải và thăng hoa thành thiền chi thứ tư, tâm không dao động (trạo hối) nữa.

An lạc làm lắng dịu tâm và đưa vào ổn định, lúc đó trạng thái nhất tâm, kiên định và cảm thọ quân bình (xả) phát sinh, tâm được hoàn toàn an chỉ. Khi định xả phát sinh thì tham dục được hóa giải và thăng hoa thành thiền chi thứ năm.

Như vậy với tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, con có thể thực hiện được ba mục đích của thiền định:sáng suốt trở về với chính mình để thấy rõ sự sinh diệt của các triền cái, hóa giải các triền cái, và thăng hoa thành các thiền chi (yếu tố của tâm định). Định như vậy mới phát sinh trí tuệ, mới được đặt vào trình tự của con đường giác ngộ giải thoát.

Có một trường hợp hành giả có thể lấy tâm khônglàm hành xứ (tâm không là trạng thái tâm sáng suốt định tĩnh trong lành chứ không phải vô tâm trống rỗng), ngồi buông xả hoàn toàn không nghĩ ngợi gì cả, không chú tâm vào một đề mục hữu tướng nào (nhưng thật ra có chú tâm vào tâm không). Thiền như vậy nếu trình độ tâm và tuệ đã cao thì hay, nhưng nếu tâm và tuệ còn kém thì sẽ rơi vào một thiền bệnh khá nguy hiểm là trầm không trệ tịch, tức bị kẹt vào không, chấp không, tưởng vô tâm trống rỗng là cứu cánh, vì vậy mà một số vị Tổ phái Trúc Lâm Yên Tử phải cảnh cáo: “Mạc vị vô tâm vân thị đạo, vô tâm do cách nhất trùng quan” (đừng bảo vô tâm là chính đạo, vô tâm còn cách một ngăn rào). Có người đạt được vô tâm tưởng là kiến tánh lại càng là thiền bệnh nặng hơn. Cho nên các thiền sư phải cảnh cáo “thức đắc bổn tâm bổn tánh, chính thị tông môn đại bịnh” (thấy mình đã đạt bổn tâm bổn tánh chính là đại bịnh của thiền).

Tốt hơn con không nên lấy đề mục tâm khônglàm hành xứ trừ phi con dùng nó như một lối thư giãn nghỉ ngơi (relaxation) thì được. Còn thiền định thì nên lấy hơi thở làm hành xứ là tốt nhất, nhớ là chỉ theo dõi hơi thở tự nhiên, không cố gắng điều khiển hơi thở như yoga, khí công gì cả. Và nhớ đừng vẽ vời thêm bất cứ gì bên cạnh hơi thở gần gũi và giản dị của mình.

Nếu ứng dụng những yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác và chánh định thì con nên thực hiện thế này:

1) Lúc động, tức lúc sinh hoạt bình thường: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác nhiều hơn, định ít hơn.

2) Lúc tịnh, tức lúc có điều kiện ngồi thiền thì chánh niệm, tỉnh giác, định nhiều hơn, tinh tấn ít hơn.

Tuy nhiên nếu không đủ điều kiện thì không nên cố gắng định tâm một cách gượng gạo, đừng dùng ý chí quá nhiều. Tốt hơn chỉ nên ngồi dưỡng thần (nhưng cũng phải đúng theo nguyên tắc thiền định nói trên).

Kiểm tra thành quả con đừng y cứ trên sở đắc những trạng thái mà chỉ nên xem lại:

- Đã thấy rõ và chủ động được 5 triền cái và 5 thiền chi chưa?

- Có lìa bớt những lôi cuốn, ràng buộc, đam mê trong 5 trần (ngoại cảnh) không?

- Có đoạn giảm được các ác pháp như tham, sân, si, ngã mạn, ích kỷ, tà kiến không?

- Có thấy được các diễn biến sinh diệt trong tiến trình tâm - sinh - vật lý không?

Bởi vì con nhớ rằng chữ Thiền (Jhàna) có nghĩa là soi sáng hay đốt cháy phiền não; là ly huyễn, là nhật tổn (càng ngày càng bớt ngã chấp và bất thiện pháp) chứ không phải là “tôi đã được trạng thái này, tôi đã đắc trạng thái kia” để làm giàu cho bản ngã, để thỏa mãn tham vọng của tính dục.

Nếu trong khi hành có biến chuyển gì con nên cho Thầy biết sớm.Chúc con an vui.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2014(Xem: 8206)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7145)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 6887)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 7991)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 9984)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12205)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22092)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9409)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 58842)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15734)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]