Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 27

25/12/201113:22(Xem: 12171)
Thư số 27
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 27]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

T.U con,

Nhận thư con trong thời gian Thầy đang nhập thất để tĩnh dưỡng tối đa nhân đầu mùa an cư kiết hạ. Đáng lẽ ra thất Thầy mới viết cho con, nhưng Thầy không nỡ để con kéo dài tình trạng khủng hoảng có thể đưa đến thối giảm tín tâm trên con đường học đạo.

Tín tâm là đầu mối của tinh tấn, giác niệm, định tĩnh, trí tuệ, giác ngộ và giải thoát. Nếu tín tâm thối giảm thì toàn bộ tiến trình giác ngộ giải thoát sẽ bị lung lay. Đó là điều Thầy không thể không quan tâm.

T.U, con hãy bình tĩnh, Thầy sẽ giúp con hiểu tại sao con đang bị khủng hoảng và làm thế nào để con có thể ra khỏi tình trạng khủng hoảng này.

Trước hết con đừng sợ tình trạng khủng hoảng mà con đang trải qua, vì đó là quá trình tất yếu. Trên quá trình tiến hóa, con người tất yếu phải đi qua các giai đoạn khủng hoảng đểđi vào và thoát ramỗi chặng đường cam go, khốc liệt, rồi cứ thế họ tiến đến cứu cánh cuối cùng.

Con đã bước qua được chặng đường vật chất thô thiển như nghèo khổ, bệnh tật, khó khăn... mà con đã từng đấu tranh và khắc phục được chúng, trong khi những người khác đang loay hoay trong cơn sốt thành bại, được mất, nghèo giàu, hơn thua, yếu mạnh... Như thế con đã ra khỏi chặng đường bùn lầy đó. Thầy mừng cho con.

Rồi bấy lâu nay con đã tiến vào một chặng đường mới, đó là chặng đường giá trị đạo đức. So với giai đoạn vật chất thì nó cao thượng hơn, nhưng cũng chính ở đó con tìm thấy một tình trạng khủng hoảng mới khi con phải phấn đấu, lựa chọn giữa hai con đường thiện và ác, tốt và xấu, ngay thẳng và gian manh, chân thực và giả dối... Con đã thấy rằng một bên là đỉnh cao, một bên là vực sâu, và con cũng đã quyết định phải chọn đỉnh cao cho định hướng của đời con. Đó là quyết định đúng và cao quý. Nhưng oái oăm thay trước mắt con những giá trị đạo đức đó dường như đang lung lay và không thực! Rõ ràng là những kẻ đạo đức, thực thà, chất phác đang bị thiệt thòi, đang bị chà đạp và biếm nhẽ! Còn những kẻ bất lương, gian manh, dối trá lại nghiễm nhiên được ưu đãi, được tâng bốc và kính nể!

Như vậy đạo đức, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi có thực hay không? Nghi ngờ này khởi lên nơi con như một thử thách khiến con phải lẩn quẩn trong vòng thiện ác thị phi và bị bế tắc lâu dài trong đó. Khổ nỗi bây giờ làm thiện thì khó tin và làm ác thì cũng không sao làm được! Suy nghĩ, đắn đo, phân vân, phấn đấu, thất bại, chán nản, nghi ngờ, khủng hoảng, bế tắc!

Nhưng rồi con cứ yên tâm, “vật cùng tắc biến, biến tắc thông”mà. Một ngày nào đó khi đầy đủ nhân duyên con sẽ vượt ra khỏi thiện ác thị phi để thấy ra một chân trời mới, một chặng đường mới. Ở đây đạo đức sẽ không đòi hỏi điều kiện nào cả, nó chấp nhận thiệt thòi, chà đạp và biếm nhẽ vì nó đã thoát thai để trở thành trí tuệ với chân lý tuyệt đối và tối thượng, không phải nhân quả thiện ác tầm thường. Giống như con sâu biến thành con nhộng.

Và khi con bước vào chặng đường mới này của trí tuệ con lại phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mới, như nhộng phải biến thành bướm để bay vào khung trời cao rộng: đó là sự phân vân giữa chân và vọng, giữa khổ đế với diệt đế, giữa tập đế với đạo đế.

Nếu con vượt qua chặng đường này con sẽ “parasangate” như trong câu chú cuối Bát Nhã Tâm Kinh: “Gate, gate, paragate, parasangate, Bodhi svàhà” (vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, hoàn toàn vượt qua bờ bên kia, đó chính là tuệ giác !).

Đó, con thấy không, chặng đường nào cũng phải có hai bờ để khủng hoảng và để vượt qua. Con đang vượt qua, vượt qua... tất nhiên con phải kham nhẫn nhận chịu đớn đau và khủng hoảng. Vậy con hãy tinh tấn, sáng suốt, định tĩnh, đừng để tín tâm thối giảm, đừng để phóng dật trổ sinh.

Hãy tin ở con, không tin ở lý thuyết nhân quả tái sinh một cách máy móc và kinh điển, không tin ở giá trị đạo đức nào tiên định. Chân lý chỉ tìm thấy nơi con khi con sáng suốt, định tĩnh, trong lành, giác ngộ và giải thoát. Có một số vấn đề về nhân sinh, vũ trụ, đạo đức v.v... Đức Phật chỉ tạm dùng để giải thích cho người mới học đạo, rồi sau những sự thật này cần phải được hành giả tự thấy, tự chứng ở mức độ thâm sâu, vi tế và như thực chứ không nhắm mắt tin theo một số khía cạnh nhỏ mà Đức Phật vì lòng từ bi tạm tùy cơ ứng hóa để người tu học yên tâm tu niệm.

Thầy cũng có thể giải thích cho con một số khía cạnh về nhân quả nghiệp báo nhưng thật là dài dòng vô ích. Riêng ở khía cạnh con thắc mắc Thầy có ý kiến thế này:

1) Đối với người thiên nặng về vật chất thì đạo đức bị xem thường, người này có thể làm điều ác để được mục đích lợi dưỡng. Và khi người này gặp thời, nghĩa là thời mà đa số con người thiên nặng vật chất thì người ấy được tôn trọng, được địa vị, danh vọng, uy quyền. Nhưng con nghĩ thế nào khi họ không gặp thời nữa?

Giống như trên một đồng lúa, gặp thời con người lười biếng thì cỏ được tốt tươi, lúa bị èo uột. Còn gặp thời con người siêng năng thì lúa được tốt tươi, cỏ bị nhổ bỏ. Thời của nhân quả cũng vậy.

2) Đối với người thiên nặng đạo đức thì vật chất bị xem thường, người này có thể làm thiện để được phước báu tinh thần. Và khi người này gặp thời, nghĩa là thời mà đa số con người thiên nặng đạo đức thì người ấy được tôn trọng, được địa vị, danh vọng và uy quyền. Trái lại thì cũng bị chê bai, khinh bỉ, chà đạp. Đời là vậy có gì con phải ngạc nhiên!

Ngày xưa Khuất nguyên thấy đời đục cả chỉ một mình ông trong nên ông khổ sở lắm. Có lần ông ra bờ sông Thương Lương đứng than thở trò đời thì nghe một ngư ông hát:

Thương Lương chi thủy thanh hề khả dĩ trạc ngã anh
Thương Lương chi thủy trược hề khả dĩ trạc ngã túc.

(Nước sông Thương Lương trong thì ta giặt giải mũ, còn nước sông Thương Lương đục thì ta dùng rửa chân).

Con cũng vậy, nếu con đặt trọng tâm của đời sống là giác ngộ thì chính trò đời này đã phơi bày bản chất của nó cho con giác ngộ. Nếu cuộc đời không có những nguy hiểm mà chỉ có những vị ngọt thì khó có người giải thoát, phải không con? Còn nếu con đã là người chấp nhận con đường đạo đức mà không gặp thời thì một là con phải thật khiêm tốn nhu hòa, đừng để lộ đạo đức ra ngoài, “đức hậu tỷ như xích tử” (đức dày giống như trẻ sơ sinh), cứ hòa với mọi người, thương yêu và hỷ xả cho họ, miễn đừng bị đồng hóa là được. Nếu không được như vậy thì hai là con phải có khí phách cao ngạo một tí, phải xem thường bình phẩm khen chê ở đời, phải xem thường những thiệt thòi mà con phải chịu đựng. Con không nhớ câu nói của Chúa: “Kẻ nào chịu thiệt thòi trên thế gian này, kẻ ấy được ưu tiên trên nước Thiên đàng” sao? Thế gian là quyền lợi vật chất, còn thiên đàng là an lạc tinh thần. Nếu một người thực sự đạo đức họ sẽ an bần lạc đạonhư lời Chúa và các bậc Thánh hiền dạy. Vì thật ra chưa nói đến tối thượng an ổn khỏi các ách phược của một bậc hoàn toàn giải thoát, chỉ những an lạc tinh thần cũng đủ đền bù biết bao thiệt thòi ở giữa thế gian đầy tranh chấp nhiệt não, phải không con?

Thật là hay nếu con lắng sâu hơn nữa để nghe từ bên trong những giá trị đạo đức đích thực, để bắt gặp một niềm an lạc tinh thần mà không một quyền lợi nào trên đời có thể so sánh được. Người nào đạt được thiền tịnh thâm sâu Đức Phật gọi là đã đạt được hiện tại lạc trụ của các bậc Thánh. Lắng sâu cũng có nghĩa là vượt qua, vượt qua cái vỏ bề ngoài của những tư tưởng, ý niệm hay hành động đạo đức để hướng vào bên trong (Opanayiko), bên trong nữa... cho đến khi con bắt gặp sự thâm sâu của thiền: sáng suốt, định tĩnh, trong lành, giải thoát và biết mình giải thoát.

Có sá gì những phần thưởng bên ngoài của đạo đức, có sá gì những thiệt thòi mà cuộc đời bắt con gánh chịu, hãy lắng sâu vào bên trong bằng con đường Chánh Niệm Tỉnh Giác, hãy lắng sâu, lắng sâu đến chỗ uyên áo của đạo.

Thân ái chào con.
Thầy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 11816)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 7812)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 7555)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 6872)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7084)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11026)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8481)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]