Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 26

25/12/201113:22(Xem: 12002)
Thư số 26
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 26]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

T.U con,

Thầy trả lời thư con hơi chậm, mấy lúc này Thầy không được rảnh lắm. Có một số vấn đề còn tồn tại nơi con mà con cần phải có thái độ dứt khoát, không phân vân nghi ngờ. Tính con có hai đặc điểm rõ nét là lý trí và mặc cảm.

1) Về lý trí, nó là con dao hai lưỡi, vừa có thể đi với tuệ để trở thành trí tuệ, vừa có thể đi với vô minh để trở thành tà kiến, vọng thức. Phân vân nghi ngờ là mặt trái của lý trí. Đức Phật dạy: “Đức tin nhiều hơn lý trí thì sinh tham, lý trí nhiều hơn đức tin thành ra nghi”.

Con có thói quen phân tích, suy diễn một số vấn đề rộng ra mà theo Thầy chỉ cần thấy vấn đề một cách tổng quát giản dị, hoặc thấy một số yếu tố có liên hệ đến tu tập là đủ. Khi đề cập một vấn đề Đức Phật chỉ nói những khía cạnh cần thiết cho con đường giác ngộ giải thoát mà thôi. Những điều cần phải nói như lá trong nắm tay còn những điều dù biết cũng không cần phải nói thì như lá trong rừng. Có như vậy mới lấy được lõi cây, không lấy vỏ cây.

Kinh Dịch nói: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ”,hoặc Lão Tử dạy: “Cố tri chỉ kỳ sở bất tri chí hỷ”.Dị giản và dừng cái biết lại chỗ không biết chính là khai mở con mắt tuệ, không phải con mắt lý trí vọng thức. Thánh Kinh dạy: “Hãy trở nên như con trẻ”,hoặc Đức Phật khuyênthấy cái thấy như thựcđều với nghĩa dẹp bỏ lý trí vọng thức để trở về cái biết như thực. Lão Tử nói “khí trí”hoặc “tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân” cũng đều với nghĩa ấy. Krishnamurti thì nói làgiải trừ kiến thức, dẹp bỏ kinh nghiệmđều có mục đích khuyên con người bớt phân biệt, bớt lý luận, bớt tưởng tượng để cho cái thấy biết (tri kiến) trở nên sáng suốt trong lành. Nếu không làm như vậy lý trí sẽ đồng nghĩa với khổ đau.

Để cân bằng lý trí và đức tin cần phải tu tập chánh niệm. Chánh niệm sở dĩ được hầu hết các tông phái vận dụng hàng đầu vì nó là pháp dẫn đầu các thiện pháp. Chánh niệm tức không thất niệm, còn một tên khác là không phóng dật (appamàdo). Đức Phật dạy: “Một pháp có nhiều tác dụng trong các thiện pháp là không phóng dật” (Appamàdo kusalesu dhammesu ayam eko dhammo bahu-kàro).

Giới chính là chánh niệm trên hành động của thân và khẩu, vì vậy giới được gọi là điều học (sikkhàpadam). Không sát sanh có nghĩa là chánh niệm để giữ thân không hành động sát hại sinh mạng. Không nói dối có nghĩa là chánh niệm để giữ khẩu không nói lời không thật v.v... Những người điên, những người đãng trí không thể giữ giới vì không có chánh niệm.

Những pháp khác như chánh định cũng nhờ chánh niệm để tập trung sự chú tâm, chánh tinh tấn cũng nhờ chánh niệm để thấy rõ pháp cần phải làm, pháp cần phải bỏ, chánh tư duy không có chánh niệm sẽ trở thành vọng tưởng v.v...

2) Về các mặc cảm, Thầy thấy dường như con đang bị một mặc cảm nào đó chi phối sâu xa. Chính những mặc cảm này biến dạng từ tự ti đến tự tôn, từ tình cảm thành lý trí do đó phát sinh những đắn đo, phê phán, suy luận, tưởng tượng, thành kiến...

Mặc dù con nói con chịu được thiệt thòi khi sống theo đạo đức, nhưng cả trong 3 bức thư lời lẽ của con vẫn đầy tính chất bất mãn đến nỗi Thầy có cảm giác như khi con viết “người ngay mắc nạn: càng ngay thẳng thật thà bao nhiêu càng gặp nhiều thiệt thòi, cay đắng bấy nhiêu” ...con đang bị bất mãn chi phối một cách vô thức.

Hãy cảnh giác, đừng để những tư tưởng như thế gặm nhấm tâm hồn con nữa. Những tư tưởng đến gần như thành kiến do mặc cảm tạo ra ấy mới thật là nguy hiểm mà nếu không kịp thời chế ngự hoặc đoạn trừ thì con không sao có thể tiến sâu hơn vào nội tâm an ổn, trong lành.

Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Nó lăng mạ tôi, chiến thắng tôi, cướp giựt của tôi. Người nào còn ôm ấp những ý tưởng tương tự thì lòng oán hận chẳng bao giờ nguôi”.Trước đây trên đường học đạo con có thể đã hiểu lầm rằng tu hành sẽ được hưởng phước báu như mạnh khỏe, giàu sang, danh vọng, địa vị, thiên sắc, thiên lạc v.v... Điều đó không hẳn là sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng nếu như người tu hành xem đó là mục đích hay ít ra cũng là phần thưởng cho sự tinh tấn của mình.

Con muốn an ổn giải thoát, hay muốn đạt được tịnh lạc thì điều kiện tiên quyết là phải loại trừ hỷ tham, ái luyến đối với các phần thưởng ấy. Có thể vì một lý do nào đó một người tu hành được hưởng những thuận lợi hữu lậu trên, nhưng tuyệt đối phải cảnh giác đừng để đắm chìm, đừng để tham trước, đừng dừng lại ở mục đích ấy, trái lại thà chịu thiệt thòi còn hơn.

Có thể rằng người tu hành vì chưa thấy được lợi ích của phước báu vô lậu nên vẫn còn luyến tiếc những phước báu hữu lậu, vẫn chưa từ bỏ được sự hấp dẫn, khả hỷ, khả lạc, khả ý của phước báu hữu lậu, vẫn còn tật đố đối với những người có phước báu hữu lậu. Nếu con thực sự hiểu đạo thì đừng tỏ ra bất mãn với những thiệt thòi, đừng tỏ ra phân vân nghi hoặc khi phải “lựa chọn giữa ngay thật và gian dối” nữa.

3) Người tu hành đừng thấy hơn người khác. Thật ra thành quả của sự tu hành chẳng có công lao gì cả. Chúng ta tự tập nhiễm những thói hư tật xấu khiến rối loạn thân tâm nay ý thức được phải tự tu sửa để tự ổn định mình như vậy đâu có gì đáng hãnh diện mà trái lại đáng hổ thẹn là khác.

Tóm lại mặc cảm tự ti hay tự tôn đều có nghĩa là thuộc vào giá trị bên ngoài. Phải quên bên ngoài để tu tập bên trong thì tự nhiên tất cả mặc cảm, tất cả lý trí vọng thức đều dần dần lùi bước.

Chúc con đạt được sự an ổn chính mình trên hành trình tự tu, tự giác

Thân ái chào con.
Thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2011(Xem: 6728)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7236)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6540)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 12727)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
25/01/2011(Xem: 8060)
Chúng ta cứ ngỡ rằng vào Niết bàn là vào một cảnh giới rực rỡ, có đủ thứ sung sướng, tươi đẹp… Tưởng Niết bàn như vậy là Niết bàn tưởng tượng. Niết bàn là vô sanh, vô sanh mà hằng tri hằng giác, chứ không phải vô sanh mà vô tri vô giác.
24/01/2011(Xem: 8960)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
23/01/2011(Xem: 7047)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
20/01/2011(Xem: 18369)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
19/01/2011(Xem: 9816)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]