Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 21

25/12/201113:22(Xem: 12414)
Thư số 21
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 21]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con,

Thầy đã nhận được thư con, Thầy biết không chính xác nhưng biết chắc rằng con đang gặp phải một nỗi khó khăn. Thầy tự trách là quá thờ ơ với những nỗi khổ của con. Nhưng Thầy cũng trách con là đã không nói thật hoàn cảnh của con cho Thầy biết. Con sợ làm phiền Thầy, con sợ đánh mất sự thanh thản của Thầy, và vì vậy con đóng kịch để Thầy yên tâm. Con đã lầm với thiện ý ấy. Chính ra Thầy cần phải biết mọi nỗi khổ ở đời để sửa sai mình và nuôi lớn tình yêu thương nhân loại.

Thầy rất dễ chủ quan với tâm hồn thanh thản của mình, tưởng cái gì cũng dễ dàng, tưởng cái gì cũng nhẹ nhõm và rồi phớt tỉnh trước mọi sự, trước mọi nỗi khổ đau của nhân loại chúng sanh. Không, con hãy đem đến cho Thầy những nỗi khổ đau phiền muộn của con để Thầy biết yêu thương và thông cảm, để Thầy có thể chia sẻ và gánh vác cùng tha nhân những nỗi thống khổ ở đời.

Có yêu thương là có đau khổ, điều ấy chỉ đúng cho những ai bị hệ lụy trong vòng ái luyến vị kỷ. Nhưng nếu lòng từ ái vị tha có đem lại khổ đau thì khổ đau ấy chỉ giúp ta càng thêm lớn mạnh.

Chung quanh ta biết bao là ràng buộc khổ đau! Cha mẹ, chồng con, anh chị em, Thầy, bạn, xóm giềng và cả sự sống của bản thân ta nữa. Tất cả đều trở nên hệ lụy nếu ta cứ loay hoay trong vòng tính toán vị kỷ và tình thương ấy quả chỉ đưa ta vào khổ não triền miên. Nhưng nếu tình yêu thương lột bỏ được tính chất ích kỷ thì tất cả mọi khổ đau sẽ trở thành giải thoát.

Tuy nhiên vị tha không có nghĩa là đánh mất mình mà cứ loay hoay lo cho kẻ khác. Vị tha chỉ có nghĩa là gột sạch tính ích kỷ hắc ám để ta có được một tấm lòng trong sáng, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ và cảm thông với người. Ta có thể giúp đỡ kẻ khác, ta cũng có thể dửng dưng hoặc thậm chí có thể xua đuổi kẻ khác, tùy theo hoàn cảnh mà vẫn có lòng vị tha.

Đôi lúc lo cho kẻ khác chỉ để được lòng người, để người kính nể, để người thương mến v.v... Đôi lúc lo cho kẻ khác vì sợ hãi, vì cả nể, vì nhu nhược, vì danh dự, vì tự tôn hoặc tự ti v.v... Đôi lúc lo cho kẻ khác vì bị nô lệ vào ý tưởng rằng mình sẽ được một đức tính vị tha mà mọi người ưa chuộng. Như vậy, không phải là vị tha mà chỉ là vị kỷ.

Lòng vị tha chỉ có khi thành thực với chính mình, với hoàn cảnh, với mọi người. Không nên vị tha quá sức mình, không nên vị tha một cách bất đắc dĩ, không nên vị tha để khoa trương, không nên vị tha để hóa trang cho lòng ích kỷ hoặc che giấu một sự thật chua cay. Khi Thầy đói con chia sớt cho Thầy nắm cơm hạt muối, đó là thành thực vị tha. Vị tha không phải chỉ có cho mà không nhận. Vị tha cũng không cân lường bằng số lượng mà giá trị ở tấm lòng. Tấm lòng chân thành, cởi mở và thương yêu.

Thầy có thể không có tiền để cho ai một đồng nào mà Thầy vẫn vị tha. Thầy có thể sống bằng sự bố thí của tín đồ mà vẫn vị tha v.v... Bởi vì nếu Thầy có một tấm lòng bao dung cởi mở thì cho hay nhận đều là vị tha, đón mời hay xua đuổi đều là vị tha, giúp đỡ hay cầu viện đều là vị tha v.v...

Ở quê Thầy có nhiều người đỗ đạt, cưới vợ hoặc được thăng quan tiến chức họ thường có tục lệ đãi đằng hàng xóm. Có khi họ phải vay nợ đến phải trả hàng chục năm mà vẫn phải đãi đằng! Họ tưởng như thế là vị tha. Họ có thể phải nghèo khổ nợ nần cả đời đôi khi chỉ vì một chút hư danh! Rõ ràng là họ thiếu thành thực và cởi mở.

Bên Lào người ta có phong tục thật cởi mở. Khi dư thì đem đến chùa cúng, khi thiếu thì cứ đến chùa mà ăn. Phong tục ấy thành thực hơn tục lệ đãi đằng của mình rất nhiều.

Tất nhiên nếu chỉ nhận mà không cho vì lười biếng, ích kỷ thì không được. Nhưng nhận trong hoàn cảnh khó khăn khách quan nào đó thì chẳng có gì đáng ngại, chẳng đánh mất lòng vị tha nếu ta chân thành cởi mở.

Nếu con chân thành kính mến Thầy thì không phải chỉ cúng dường Thầy mà khi thiếu hụt con có quyền được Thầy chia sớt. Bởi vì nếu con chỉ cúng dường thì khi không có gì để cúng dường con phải lánh Thầy hay sao?

Dân miền Trung thường bị thiên tai bão lụt, thường phải nhận sự giúp đỡ của những người hảo tâm ở miền Nam . Như vậy chưa hẳn dân miền Trung đã không có tình yêu thương đồng loại. Nhưng nếu người miền Nam bố thí đồng bào nạn nhân một cách khinh bỉ, cao ngạo thì họ cũng chỉ là những người ích kỷ, xan tham.

Thường người ta hiểu chữ vị tha theo nghĩa lo bao đồng mà quên rằng vị tha cốt ở tấm lòng thành thực, bao dung và cởi mở.

Thường người ta hiểu chữ vị tha là lòng tự ái, chỉ giúp người chứ không chịu để người giúp mình, e đó là một cái nhục.

Vì hiểu như thế người ta đã tạo cho đời mình thêm phức tạp với những hành động thiếu thiết thực, thiếu chân thành.

Con thương mến,

Hãy bắt tay vào đời sống một cách chân thành và thiết thực. Hãy làm những điều cần thiết, giản dị và cởi mở. Hãy lo cho mình, cho chồng con, cho cha mẹ, cho anh em một cách thiết thực với khả năng của mình, không buông trôi hờ hững cũng không làm quá sức mình, hoặc làm điều không cần thiết.

Thầy mong rằng con có thể vượt qua được những khó khăn hiện tại bằng cách sống cởi mở chân thành, giản dị và thiết thực. Chúc con thành công.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2021(Xem: 4423)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5120)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13186)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16223)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
16/06/2021(Xem: 4976)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5121)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6248)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4634)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5298)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
12/06/2021(Xem: 3915)
Ngay trước khi khởi đầu của thời gian, nữ thần Ticca dong chơi trong vườn và tạo ra những hình tượng bằng đất bùn. Cùng lúc đó lại trùng hợp với chuyện là bà mẹ của Ticca đang bận âm mưu cùng với các chị em của bà để chống lại gia đình chồng bà nên bà không nhận thấy rằng đứa con gái nhỏ của bà đã trở thành một người đàn bà trẻ có thể tạo ra được sự sống. Do sự lơ đễnh của bà mẹ cô, Ticca không hay biết rằng cô đã có được những quyền năng mới và những trách nhiệm trao phó vào tay người đàn bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]