Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 07

25/12/201113:22(Xem: 12269)
Thư số 07
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 7]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Đọc thư con Thầy rất xúc động. Con là người đệ tử ít được Thầy hướng dẫn nhất và bây giờ con lại ở rất xa, điều kiện thư từ thật khó khăn nên Thầy không làm gì được để chia sẻ những nỗi khổ đau của con.

“Con người”như William Faulkner đã nói “là tổng số những nỗi bất hạnh” mà mỗi người phải tự đương đầu một mình. Không ai có thể gánh vác cho ai bất cứ điều gì, vì ngay mỗi người còn chưa giải quyết được cho chính mình những bước thăng trầm mà mình phải đi qua trong cuộc đời đầy khó khăn phức tạp này. Đạo lý, tâm lý, quyền năng, sức mạnh v.v... đều vô nghĩa đối với những nỗi thống khổ của cuộc đời, của con, của Thầy và của tất cả chúng sinh. Thầy cũng là người với tất cả những nỗi bất hạnh rất người, cho nên giữa chúng ta, giữa con người, chỉ còn lại tình thương yêu, thông cảm và mở lòng chia sẻ với nhau những bước thăng trầm giữa cuộc phù sinh. Thầy gọi đó là tình người.

Con có những nỗi bận tâm băn khoăn lo tính cho bạn bè, cho những người thân yêu, và để giải quyết những vấn đề khó khăn cho những người liên hệ hay cho chính bản thân con thì con nghĩ rằng phải có kiến thức, phải biết đắn đo suy nghĩ, phải thừa tài năng, tiền của hay địa vị, nhưng con có biết không, mối bận tâm lo lắng ấy chỉ là bệnh, là bệnh trách nhiệm của thời đại! Hậu quả của nó là suy nhược, một điều không sao tránh khỏi.

Con ạ, lo âu, suy nghĩ, đắn đo, toan tính, v.v... không phải là tình người, không phải là lòng từ bi, bác ái, không đem lại hạnh phúc cho mình và người mà chỉ chồng chất thêm những nỗi bất hạnh trong cuộc đời vốn đã nhiều bất hạnh.

Thầy nói rằng chúng ta chỉ cần có tình người, nghĩa là có một tâm hồn cởi mở đủ để thương yêu, thông cảm, bao dung, tha thứ và chia vui sẻ buồn với người mà thôi, chứ không cần quá quan tâm lo toan giải quyết vấn đề cho kẻ khác. Mỗi người phải tự lo lấy vận mệnh của họ cũng như ta phải tự lo lấy đời sống của mình. Như vậy không phải là ích kỷ đâu. Ích kỷ thì làm sao có được một tấm lòng cởi mở, thương yêu. Và khi Thầy nói tự lo lấythì cũng không nghĩa là chỉ biết có mình mà thôi,vì tự lo lấy còn hàm nghĩa tự lực, tự cường hoặc độc lập, không bị lệ thuộc và hơn thế nữa tự giải thoát mình ra khỏi ích kỷ cá nhân.

Khi con lo tính cho bạn bè, quyến thuộc, những người thân yêu hay cho chính con cũng đều là ích kỷ cả. Vì sự toan tính đó sẽ chẳng bao giờ đưa con đến cởi mở, vị tha, thương yêu và thông cảm thực sự.

Khi nào tình thương yêu thông cảm thực sự hiện hữu, khi đó chỉ có sự tươi mát, dịu dàng, khinh an, thư thái chứ không bao giờ có căng thẳng và thở ra. Căng thẳng là triệu chứng của suy nhược và thở ra là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bao tử. Nhà thương Mỹ chỉ có thể chữa cho con những bệnh trạng chứ không thể chữa cho con nguyên nhân của bệnh. Nhưng chữa khỏi bệnh trạng này thì lại sinh ra bệnh trạng khác và rồi rốt cuộc cũng chẳng đi đến đâu nếu con không biết tự chữa lấy căn nguyên của bệnh, nghĩa là tự giải thoát ra khỏi những lo âu toan tính giữa cuộc đời huyễn hóa phù du.

Con ạ, Thầy không bi quan tiêu cực khi khuyên con nên sống giản dị, thanh thản và trong sáng với lòng mình, với cuộc đời, vì cho đến khi đó con mới thấy rằng mình có đầy sinh lực và nhiệt tình để có thể thực sự tích cực yêu thương và phục vụ con người.

Kiến thức, tài năng, tiền của, sắc đẹp có thể không cần thiết là bao cho tình yêu thương và phục vụ. Trái lại, có khi nó còn là trở ngại nữa. Con hãy tưởng tượng một người tầm thường nhất, một cô giúp việc không có tài năng, kiến thức, của cải, sắc đẹp và địa vị gì ráo, nhưng nếu cô ta chất phác, thật thà, trong lành, giản dị, giàu tình yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ thì mọi người sẽ chọn cô ta hơn là chọn một triết gia, có phải thế không? Không biết Thầy có cổ hủ không khi nhận xét rằng trí thức không bằng trong sáng, tài năng không bằng chân tình, tiền của không bằng thanh bạch, sắc đẹp không bằng hiền thục, lo tính không bằng sẵn lòngv.v... Những điều trước phải vất vả mới tạo được nhưng đôi khi không giải quyết được gì mà còn tai hại nữa. Trái lại những điều sau ai cũng sẵn có, chỉ cần biết khai thác là nó trở nên phong phú ngay.

Kiến thức, tài năng bao giờ cũng chỉ là những sở đắc phiến diện, tương đối và dễ lỗi thời. Nhưng trong sáng và cởi mở (sẵn sàng thông cảm, thương yêu, tha thứ và phục vụ...) thì lại là một kho tàng vô tận sẵn có nơi con. Trong sáng là cha đẻ của mọi kiến thức và sẵn sàng là mẹ sinh của tất cả tài năng, đức hạnh. Vì vậy con không nên chạy theo những gì phù phiếm mà bỏ quên căn cội mạch nguồn.

Con ạ, theo Thầy thì trong một xã hội càng phức tạp bao nhiêu ta lại càng phải giản dị trong sáng bấy nhiêu mới có thể ứng phó kịp thời những thế sự đa đoan. Đừng trù bị cho mình quá nhiều để rồi chỉ thêm luống cuống trước những biến chuyển khó lường của cuộc sống vô thường ảo hóa. Cũng như một người sống quá tiện nghi sẽ không còn khả năng thích ứng với những biến đổi thiên nhiên nữa. Hoặc như một người đánh vợt chuẩn bị quá kỹ để không còn đỡ kịp những cú bất ngờ không sao liệu trước.

Thế rồi một người với đầy đủ khả năng, kiến thức cuối cùng thật sự chẳng làm nên việc gì cho đời và hy vọng bảo anh ta rằng: “Hãy tiếp tục! Hãy tiếp tục! Rồi anh ta đi đến nấm mồ”,đó là lời nói nổi danh của Mác de Maintenon.

Con thương mến,

Thầy viết những dòng trên chỉ với tình thương của một vị Thầy đối với người đệ tử, muốn sẻ san với con những khó khăn trong cuộc đời. Thầy không phê phán chỉ trích con đâu, Thầy trình bày thẳng thắn như vậy vì nghĩ rằng không nên an ủi suông để vui lòng con trong chốc lát mà phải làm sao cho đệ tử hiểu được sự thật của những nỗi khó khăn và thay đổi tận nguồn những nỗi khó khăn ấy. Miễn sao con được an vui hạnh phúc là Thầy mãn nguyện.

Cầu cho con luôn trong sáng, hồn nhiên và trầm tĩnh giữa cuộc đời biến đổi thăng trầm.

Thầy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 18768)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 9750)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11003)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 8612)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 7896)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 17377)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 15409)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 7688)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 8728)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
19/05/2014(Xem: 8352)
Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]