Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 01

25/12/201113:22(Xem: 12993)
Thư số 01
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 1]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến

Thầy mới là người đáng trách. Từ lâu Thầy rất ít có dịp để chăm sóc đến đời sống tinh thần của con. Tuy nhiên, Thầy luôn luôn tin rằng con, một phật tử đã trưởng thành, không bao giờ có thể bị ngã gục. Thầy cũng tin rằng tình thương mà Thầy dành cho con đủ để có thể nhắc nhở và an ủi con giữa những cơn sóng gió của cuộc đời, và lòng kính tín của con đối với Tam Bảo sẽ giúp con an nhiên vượt qua mọi hiểm nguy, gian khó.

Con biết không, Thầy nói điều này con đừng buồn, khi đọc thư con Thầy vô cùng xúc động, nhưng Thầy đã cười, không phải cười chế nhạo con đâu, mà cười vì thương con, thông cảm với con và vui mừng cho con. Một nụ cười khó lắm mới cầm được nước mắt. Thầy vui mừng vì con đã thấy. Thật ra, con có ngã gục đâu, trái lại con đang vươn lên đó chứ ! Con cũng đâu có làm mất thể diện của Thầy như con đã nghĩ, chính con đang xứng đáng là một Phật tử trưởng thành trên đường Đạo. Con không nhận ra điều đó hay sao?

Con thương mến,

Đối với tình thương của một vị Thầy, khi thấy đệ tử hạnh phúc sẽ không vì hạnh phúc ấy mà vui, khi thấy đệ tử khổ đau sẽ không vì khổ đau ấy mà buồn, vì có sá gì hạnh phúc khổ đau giữa trần gian. Chỉ có sự giác ngộ của người đệ tử mới làm cho Thầy vui sướng mà thôi.

Giác ngộ nghĩa là thấy rõ, càng ngày càng rõ bản chất như thật của sự sống. Sống và nhận thức được sự buốt đau tột cùng của sự sống mới có thể giải thoát và an nhiên.

Khi con gặp những người có vẻ hạnh phúc vui tươi, như đang hãnh diện với những địa vị, giàu sang của mình, con đừng tự ti mặc cảm mà hãy thương họ ! Họ mới là kẻ đang bị chìm đắm, vì chìm đắm là thỏa mãn với hạnh phúc mà không tự biết mình đang bị đắm chìm.

Còn con, con đã giáp mặt với khổ đau, đã thấm thía với tủi nhục, nhờ vậy con đã tận mắt nhìn nó và thấy rõ mặt mũi nó ra sao, và nhờ vậy con mới phát hiện được chân tướng ẩn núp đàng sau hạnh phúc và đau khổ. Như thế con đang bước những bước chính xác trên đường giác ngộ, đang đối diện với bộ mặt thậtcủa cuộc đời mà Đức Phật đã từng khai thị trong Bốn Sự Thật Vi Diệu. Đừng lùi bước, bên cạnh con còn có tình thương yêu và niềm cảm thông sâu xa của Thầy.

Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẫn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa. Nếu con mong ước một hạnh phúc, một sự cải thiện nào, đó mới chính là kẻ thù nguy hiểm. Hãy trả hạnh phúc lại cho hạnh phúc giả tạm của cuộc đời, hãy trả khổ đau lại cho cuộc đời ngập tràn đau khổ. Còn chúng ta, những người con của Đấng Giác Ngộ, phải giác ngộ, phải giải thoát, không bám víu vào một cái gì tốt đẹp hơn trong cuộc đời. Hạnh phúc trần gian mới là vực thẳm bi đát khôn cùng, vì nó chỉ là cái ảo ảnh trước mắt của những kẻ lạc đường trong sa mạc. Thương chúng sinh Đức Phật không ban cho họ thứ hạnh phúc trần gian ấy, vì Ngài biết rõ rằng chỉ có an ổn thanh tịnh mới là nguồn chân phúc ngọt ngào vi diệu.

Con hãy chấp nhận tất cả những gì đến với mình từ cuộc đời, từ sự sống hay từ nỗi chết. Không cầu mong gì cả, không sợ hãi gì cả, con hãy thản nhiên đi vào cuộc đời. Hãy lặng nhìn và lắng nghe đau khổ. Hãy kham nhẫn và chịu đựng kiên trì với nó. Và hãy sẵn sàng đón nhận hạnh phúc hay khổ đau của cuộc đời như người đánh vợt tiếp nhận những quả banh bất ngờ của đối thủ. Vì con ơi, không có con đường giác ngộ nào không hiểm nguy, gian khó, không có sự giải thoát nào không đi qua cay đắng, chông gai. Đừng sợ cuộc hành trình đơn thân độc mã. Con không đi một mình đâu, bên cạnh con còn có Thầy, Sư thúc và các bạn bè đồng đạo. Nhưng hãy nhớ con phải đi trong niềm cô đơn thầm lặng của chính mình.

Con thương mến, thực ra đau khổ, tủi nhục không phải là kẻ thùcủa chúng ta, mà chính những tâm niệm xấu xa tăm tối núp lén dưới nhiều hình thức khác nhau bên trong chúng ta để dựng lên muôn vàn bộ mặt khác nhau của giả ngã mới là kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Vì vậy hãy thận trọng, tỉnh thức, đừng để bị kẻ thù lừa bịp một cách dễ dàng.

Khi ngồi dưới cội cây Bồ Đề, chính nhờ phát hiện ra mặt thật của những kẻ thùmà Bồ Tát trở nên thanh tịnh. Chính vào giờ phút giác ngộ ấy, Ngài đã đối diện với tất cả kẻ thù bên trong đang ồ ạt tấn công theo chiến thuật biển người. Nhờ thế, Ngài nhận diện tất cả những bộ mặt hư ngụy đầy nguy hiểm của chúng. Ngài chỉ vào mặt chúng: “Hỡi những kẻ thù, các ngươi chính là tham muốn, bất mãn, khao khát, ái dục, hôn trầm thụy miên, sợ hãi, hoài nghi, phỉ báng, cố chấp, lợi lộc, khen tặng, vinh dự, địa vị, tự tán hủy tha ... Từ bao nhiêu kiếp rồi ta đã tìm kiếm các ngươi, nhưng các ngươi cứ núp lén sau bình phong cái ngã và không chịu xuất đầu lộ diện, nay thì các ngươi tự dẫn xác đến đây để ta thấy rõ bộ mặt hư ngụy của các ngươi, từ đây các ngươi không thể lén lút dưới bất cứ mặt nạ nào để đánh lừa ta được nữa”.

Giác ngộ là như thế, là thấy rõ mặt thật của những kẻ thù mà xưa nay con xem là bạn hay thậm chí còn xem là chính mình. Nay con đã thấy mặt mũi của những kẻ thù trong lòng con, đó là một bước tiến vĩ đại trên đường giác ngộ.

Hiểu được một cách thâm sâu tất cả ý nghĩa khổ đau, hiểu được đâu là con đường giác ngộ, con mới thực sự hiểu được thế nào là tình thương yêu. Con nói con thương yêu những người thân thuộc như chính mình thì trước hết phải biết yêu thương chính mình. Yêu thương chính mình thì phải biết quên nó đi để bước vào con đường đầy gian nguy hiểm trở, để thành tựu sự giác ngộ cuối cùng. Như thế khi yêu thương người thân thuộc sao con lại ao ước cho họ được những hạnh phúc thế gian? Yêu thương họ con hãy tập có nụ cười khi thấy họ đang đối đầu với đau khổ, vì chỉ ở đó họ mới thấy ra đường vào giải thoát. Nhất định sự giải thoát mới là hạnh phúc cuối cùng. Nhưng giải thoát chỉ là hệ quả của giác ngộ, mà muốn giác ngộ thì phải thấy ra đau khổ, và nguyên nhân sâu xa của nó.

Con hãy tập yêu thương chính mình và mọi người với tình thương đau buốt ấy rồi con mới hiểu được thế nào là lòng từ bi vô lượng của Chư Phật. Phải dũng cảm lên con mới có được tình thương như thế. Thiếu dũng và trí tình thương chỉ là phản ánh của lòng ích kỷ, là khóc than bi lụy, là luyến ái buộc ràng. Với tình thương đầy hệ lụy như thế ta chỉ tự ràng buộc chính mình và tha nhân vào trong vòng lao lung đau khổ. Chẳng khác nào một người yêu chim bắt nó nhốt trong cái lồng vàng son của hắn. Tình thương như thế đã trở thành tù ngục, ở đâu có ngục tù, ở đó tự do ngộp thở. Thiếu tự do và sáng tạo thì cánh cửa giác ngộ đã khóa chặt mất rồi. Con ơi, huống nữa là tình thương đầy toan tính lợi dụng và lừa lọc thì chỉ đưa con người rơi sâu vào hố thẳm bùn nhơ, phải không con ?

Trở lại với sự thật xót đau của cuộc đời, ở đó sẽ là môi trường thích hợp cho con phát triển tình thương, một tình thương vô ngại đủ để hỗ trợ cho hành trình giác ngộ giải thoát.

Cuối cùng, Thầy chép cho con một đoạn trong “Luận Bảo Vương Tam Muộiđể giúp con can đảm tiến lên trên đường tu tập.

“ Đức Phật thiết lập chánh pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân làm đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả”.

“ Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Angulimàla hành hung, Devàdatta khuấy phá mà Đức Phật giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta đó sao?”.

Con thương mến,

Con hãy hành động như những người Phật tử đã trưởng thành, không tự ti mặc cảm, không rụt rè yếu đuối, và nếu cần con có quyền hãnh diện mình là người con Phật. Nói thế không có nghĩa là tự tôn mà chỉ để tự tin ở chính mình trên hành trình giác ngộ. Thầy cầu chúc cho con có thừa dũng mãnh để vượt qua mọi gian nguy với những bước chân thênh thang vô ngại giữa không thời gian biến ảo vô thường.

“Hãy lắng nghe bước chân
Bước chân qua thời gian
Thời gian vô sở trụ
Chân bước hề thênh thang”

Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2015(Xem: 24081)
Món quà để lại lúc lâm chung của một vị Thầy thuốc Trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe!
11/03/2015(Xem: 7991)
Chúng tôi về thăm Trúc Lâm Bảo Sơn, huyện Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối giờ chiều. Vùng đất nơi đây khá cằn cõi nhưng cây xanh thì rất nhiều. Đón chúng tôi là sư cô còn rất trẻ. Trà và mứt đủ loại được bày ra như một bữa tiệc. Hóa ra quý sư cô nơi đây sản xuất mứt, vừa để ăn, để tặng, vừa mang bán kiểm tiền kiến thiết chùa và giúp đời.
11/03/2015(Xem: 12706)
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó.
06/03/2015(Xem: 7893)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh. Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.
27/02/2015(Xem: 9219)
Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."
26/02/2015(Xem: 7207)
Đôi khi, tôi đọc kinh, và đôi khi đọc thơ. Thường là vào sáng sớm, hay giấc khuya, khi không gian tĩnh lặng. Từng chữ đọc lên trong tâm, đọc thầm lặng, nghe âm vang ngấm toàn thân. Nhấp một ngụm trà, để nghe chữ tan vào hồn. Trong lòng thanh thản, nhìn thấy từng chữ khởi lên trong tâm, nhìn thấy từng nghĩa trải trên trang giấy. Trong cái tịch lặng của đêm và cái âm vang của chữ trong tâm mình không còn biên giới – nơi đó, không gọi được là tịch hay động.
14/02/2015(Xem: 8106)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên.
07/02/2015(Xem: 12938)
Chùa tôi có khoảnh vườn nhỏ khoảng 100m2. Trước đây ai cho gì trồng nấy. Đi đâu thấy cây, cỏ, hoa lạ liền mua về dúi vào vườn rồi chăm sóc, rồi ngắm nghía, rồi thỏa thích. Ngày qua ngày cái vườn nhỏ xíu mà trăm cây giành khoe sắc.
03/02/2015(Xem: 12300)
Tôi là Phật tử, nhà tôi thờ Phật đã hơn 10 năm nay, bàn thờ có một bát hương thờ Phật và một bát hương thờ gia tiên. Cách đây vài tuần, có người bạn từ miền Bắc vào chơi và có hỏi bát hương nhà tôi đã được các thầy bốc chưa. Tôi trả lời, bát hương trên bàn thờ chỉ có tro sạch, ngoài ra không có gì cả.
03/02/2015(Xem: 11203)
Một phóng viên nhà báo đăng lên trang nhất kể rằng vào năm 2008, khi phóng viên và bạn mình đang ngồi ăn tối trong nhà hàng thì thấy một người đàn ông đứng ngoài hành lang của khách sạn. Họ nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời ông cùng ăn tối. Nhưng ông từ chối không ăn và nói rằng ông đang phải đi đến phòng tập thể dục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]