Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Gởi Đệ Tử 01

25/12/201112:52(Xem: 6640)
Thư Gởi Đệ Tử 01
Thư Gởi Đệ Tử
Tác giả: Viên Minh

Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.

Bửu Long, ngày 8-6-2001

NH. con.

Con đúng là một nhà văn viết rất lưu loát và diễn đạt khá rõ ràng về đời sống nội tâm vốn rất phức tạp và ẩn hiện khó lường. Những điều con nói đều đúng. Thầy chưa bao giờ phản đối những khoá thiền, dù là thiền định hay thiền tuệ, dù ở trung tâm Mahasi hay ở thiền viện Ngài Shwe Oo Min. Tất nhiên mỗi cách mỗi nơi đều có ưu điểm của nó đem lại lợi lạc không ít cho nhiều người. Nhưng không phải vì thế mà đợi khi nào phiền não đầy ắp rồi mới vào thiền viện để giải quyết. Và giải quyết tạm ổn một thời gian rồi lại đâu vào đó nên lại phải vào thiền viện… Cứ như thế nhu cầu vào thiền viện trở nên biện pháp sẽ là hoặc phải là đối với thực tại đang là. Chính đó là môi trường cho thời gian, lo tính, chán nản, hy vọng và phiền não phát sinh vì hy vọng ngày mai ta sẽ thực sự giải quyết những phiền não này trong điều kiện lý tưởng của thiền viện nên ngay bây giờ ta có cảm giác như chưa thể đối đầu với thực tại hiện tiền này. Thế là có một khoảng trống để những impulsion và stress hoành hành.

Khi đối diện với chính mình, tối kỵ là để yếu tố thời gian và tư tưởng xen vào. Không đối diện với mục đích giải quyết, trấn an, không chờ đợi một trạng thái lý tưởng đối nghịch với trạng thái hiện hành tức là không tham mà cũng không ưu, không nắm giữ, không loại bỏ, chỉ lắng nghe, quan sát một cách khách quan trong cảm thông hoặc thư xả.

Cảm thông tức là phải nhìn pháp với tâm từ, không phê phán, không trấn áp, không loại bỏ, không thay thế. Nói một cách khác là phải biết mỉm cười với chính mình vì chung quy đó là pháp như thị chứ không phải pháp của ta mà sẽ là hay phải là theo ý của ta.

Thư xả tức là thân tâm thư giãn và buông xả tự nhiên chứ không nỗ lực có mục đích để rồi tạo thành khoảng trống của thời gian.

Có thể điều kiện của thiền viện giúp con dễ dàng đẩy lùi phiền não, nhưng sự vắng bóng của nó gây ra một ảo tưởng an bình. An bình cũng tốt, nhưng với người thực sự chánh niệm tỉnh giác thì trạng thái an bình và trạng thái phiền não đều có giá trị thực tánh như nhau. Dập tắt phiền não không phải là loại bỏ nó để đổi lấy an bình vì lúc bấy giờ an bình là một thứ phiền não nguy hiểm hơn và vi tế hơn. Một bên hướng đến sân một bên hướng về tham. Thế mà chánh niệm tỉnh giác thật sự thì không có tham ưu nên đó là cái nhìn vào phiền não mà không phiền não và phiền não chỉ là pháp sanh diệt không phải của ta.

Để cái ta can thiệp vào pháp nên ta tưởng pháp ấy là ngã trong khi tất cả pháp đều là vô ngã, như vậy chính ta tự chuốc lấy não phiền.

Dù đang ở trong thiền viện hay đang ngồi một mình ở một nơi nào đó thì việc lắng nghe lại mình vẫn hoàn toàn như nhau. Dù khi chú tâm vào một đối tượng thiền định hay lắng nhìn một chiếc lá khô rơi nằm trên bãi cỏ thì cũng bắt nguồn từ những tâm sở tầm tứ như nhau. Thế mà chúng ta cứ đặt mình vào một điều kiện lý tưởng rồi mới khởi sự ngắm nhìn.

Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.

Khi thầy nói như vậy thì con đừng nghĩ là thầy “không muốn” các con vào hành trong các thiền viện, trừ phi thầy phát hiện một thiền viện nào đó không phản ánh được con đường giác ngộ giải thoát của Chư Phật.

Thầy chỉ nhắc nhở để các con tránh đi theo con đường của một số người trốn chạy chính mình bằng cách đi vào thiền viện. Một số người khác khi vào thiền viện nào thì lệ thuộc phương pháp của thiền viện đó, trở thành chấp thủ pháp môn, chống đối cách hành của thiền viện khác. Hoặc tự mãn với uy tín của vị thiền sư mà mình thọ giáo nên không chịu học hỏi thêm để mở mang tầm nhìn, để thấy chỗ ưu chỗ khuyết trong pháp môn mà mình đang tu học.

Trên đường giác ngộ giải thoát hành giả phải tùy nghi vận dụng pháp hành sao cho phù hợp với từng lúc, từng điều kiện của thực tại biến ảo vô thường. Như một vị lương y khi bắt mạch, phải lắng nghe thật kỹ càng từng trường hợp để định bệnh và kê thuốc cho chính xác. Lắng nghe chính mình còn tinh tế hơn nhiều nên không phải lúc nào cũng chỉ áp dụng một pháp môn để ứng xử với mọi tình huống của thực tại được.

Phiền não là pháp (thực tại), mà pháp là phải thấy ngay (sandiṭṭhiko) không chờ thời gian (akāliko), nên hãy trở về mà nhìn lại (ehipassiko) ngay trong chính nó (opanayiko) thì mỗi người sẽ tự thấy tự biết (paccattam veditabbo viññūhi). Không thể hẹn ngày vào thiền viện, vì đến lúc đó thì những pháp ấy đã lắng sâu vào tận đáy vô thức rồi, đã làm dày thêm vô minh ái dục rồi. Như bệnh thương hàn khi mới trúng gió ngoài biểu không ứng xử kịp thời, đợi đến lúc nhập lý mới đưa vào bệnh viện thì đã vô phương cứu chữa.

Chánh niệm tỉnh giác chỉ để thấy tánh nhưng nó cũng có công năng ngăn ngừa phiền não. Mà ngừa bệnh hơn chữa bệnh nếu ta thường lắng nghe chính mình thì phiền não khó sanh và ta đỡ mất công phấn đấu. Không phấn đấu thì không căng thẳng. Ngược lại, phấn đấu là vô tình dồn nén phiền não vào vô thức, mà con nhớ rằng tất cả impulsion đều phát sinh từ vô thức. Phấn đấu và hẹn lại là hai thái độ sai lầm đối với thực tại vì cả hai đều làm giàu cho vô thức. Cách hữu hiệu nhất là thắp sáng thực tại ngay khi nó hiện khởi thì nó không chìm vào vô thức được nữa.

Những điều thầy nói trên đây thì con đã biết vì ngài Shwe Oo Min cũng dạy như vậy, chỉ có đều là ngài chỉ dạy trong thiền viện, trong bối cảnh của những khoá thiền, còn thầy thì nhấn mạnh nó trong đời sống hàng ngày, do đó chánh niệm tỉnh giác không giới hạn trong phạm vi đối tượng paramattha và bản thân chánh niệm tỉnh giác cũng không cần phải giữ ở một mức độ tiêu chuẩn nào đó. Tất nhiên mục đích tối hậu của chánh niệm tỉnh giác là làm phát sinh trí tuệ để thấy được thực tánh pháp, nhưng đồng thời nó cũng soi sáng mọi phương diện khác của đời sống dù là chân đế hay là tục đế. Khi chánh niệm tỉnh giác soi sáng vào nói năng thì biến nói năng thành chánh ngữ, vào hành động thì biến hành động thành chánh nghiệp, vào sự sinh sống thì biến thành chánh mạng, vào an chỉ tâm hành thì biến thành chánh định, vào thấy tánh thì biến thành chánh kiến, v.v…

Vậy thầy không nói thiền, vì thiền chỉ giới hạn trong thiền định và thiền tuệ, thầy chỉ nói sống đạo, trong sống đạo bao gồm cả thiền và bất cứ pháp môn nào Đức Phật dạy mà ta có thể ứng dụng được một cánh sáng tạo theo điều kiện tự nhiên giữa đời thường. Nếu ta sống đạo trong đời sống hàng ngày được thì khi có điều kiện vào hành trong các thiền viện sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao hơn.

Thầy chúc con vượt qua mọi trở ngại trên đường tu học. Còn việc giới đàn Tỳ Khưu Ni thì gởi con thư thầy viết cho LP. cũng được, có thắc mắc gì thêm thì thầy góp ý sau.

 

Thầy Viên Minh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2014(Xem: 9051)
Tôi nhận được lời mời từ quý thầy huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế làm khách mời cho khóa tu “Hoa ưu đàm” thật bất ngờ. Nói thật rằng nếu mời tôi nói về quản trị doanh nghiệp hay kỹ năng lãnh đạo thì tôi nhận lời ngay chứ đây là khóa tu có đến hai ngàn Phật tử tham dự.
16/05/2014(Xem: 8049)
Để cảm tạ công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ, nhiều học sinh đã tham gia lễ rửa chân cho mẹ Hàn Quốc vào ngày hôm qua (8/5). Tại các nước phương Tây, Chủ nhật thứ hai của tháng Năm được coi là ngày của Mẹ. Bởi vậy, rất nhiều hoạt động đã được tổ chức trên toàn thế giới để những người con có thể tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục trời bể của mẹ.
15/05/2014(Xem: 9905)
Tôi về quê Thái Bình nghỉ ngày cuối tuần. Tự nhiên nhớ đến anh bạn Nguyễn Văn Tứ, người đã và đang mang phương pháp thiền xông hơi ra ứng dụng giúp bà con tu tập và chữa bệnh. Được biết rằng sau tết âm lịch anh đã rời thành phố Biên Hòa ra Thái Bình để bà con quê lúa được hưởng công dụng của phương pháp này. Thế là tôi quyết định lái xe đến tận nơi, một mặt thăm hỏi và động viên anh, mặt khác để mục sở thị và tiếp xúc với bà con nơi đây.
04/05/2014(Xem: 16419)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
30/04/2014(Xem: 14152)
Vi Tâm xin gửi một bài rất hay, do John Phạm chuyển ngữ, ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (Singapore) với một số sinh viên nha khoa về kinh nghiệm sống của mình. Richard Teo, sanh năm 1972, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và …ham làm giầu. Năm 40 tuổi, anh đã
29/04/2014(Xem: 14880)
Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho. Trong đó, Không Tử quan niệm rằng tất cả sự biến chuyển của Trời, Đất cho đến sự sống chết của các loài từ con người đến các loài cầm thú thì Ngọc Hoàng Thượng đế nắm toàn quyền sinh sát trong tay.
22/04/2014(Xem: 10703)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu! Có người bảo rằng mình phải học cách sống hy sinh cho người khác thì tâm từ bi mới nở rộ. Nhưng có người lại nói rằng từ bi mà không có trí tuệ là một kẻ dại khờ, ngu dốt. Câu chuyện làm đề tài từ bi thêm hấp dẫn là câu hỏi: 'có nên hay không nên cho tiền người vô gia cư, không nhà, không chốn nương thân (homeless)?'
21/04/2014(Xem: 12027)
Tôi rời Singapore đến đây từ hôm qua và đang bị trúng thực. Suốt đêm hôm qua tôi ốm liệt giường, và ngay trong lúc này thì bao tử vẫn còn không tốt lắm. Cách nay không lâu có một người hỏi tôi như thế này: "Thái độ của người tu tập Phật Giáo trước sự đau đớn trên thân xác và các nỗi đau buồn trong cuộc sống nên là như thế nào?" Tôi nghĩ rằng câu hỏi ấy có thể là một chủ đề lý thú cho buổi nói chuyện tối hôm nay.
21/04/2014(Xem: 12816)
Có người hỏi Đức Phật : “Hạnh phúc chân thật là gì ?” Ngài trả lời: “Sống điềm đạm trong mọi thăng trầm, thắng bại, được thua, vinh nhục vẫn mỉm cười”. Hãy cố gắng sống theo đúng như lời Phật dạy, ta sẽ trải nghiệm được sự nhiệm mầu và chúc cho tất cả cùng nhau hưởng chung niềm an lạc.
16/04/2014(Xem: 13604)
Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện. Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]