Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Khác biệt giữa từ ái và luyến ái

27/03/201216:13(Xem: 9261)
09. Khác biệt giữa từ ái và luyến ái
KHÁC BIỆT GIỮA TỪ ÁI VÀ LUYẾN ÁI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffry Hopkin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 3/3/2012


Giống như nước muối, những thứ vui thú
gia tăng luyến ái bất chấp chúng được sử dụng nhiều như thế nào
Sự thực tập vị tha bằng việc nhìn chúng
giống như cầu vồng mùa hè,
hiện hữu xinh đẹp nhưng không thật,
Do vậy, tránh luyến ái và tham dục.
Bồ tát TOKMAY SANGPO


HHDL-by-rgmsĐểphát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái nhưthế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩnthông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúngta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và ngườithân của chúng ta. Như Long Thọ nóitrong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

Mặc dù liên hệ vớiluyến ái đến những người khác
là một khuynh hướngđể giúp đở hay không giúp đỡ
Qua bị tiêm nhiễmbởi tham dục
hay một khuynhhướng để làm tổn hại.

Bởivì lòng yêu thương và trắc ẩn như vậy ở dưới thế lực của luyến ái, chúng khôngthể mở rộng đến những kẻ thù, chỉ ngườithân mà thôi - người phối ngẫu, con cháu, cha mẹ, v.v... Trái lại từ ái và bi mẫn phát triển với nhậnthức rõ ràng về tầm quan trọng và những quyền lợi của người khác, chúng sẽ vươn ra thậm chí đến những người làm tổn hạichúng ta. Từ lúc thơ ấu, tôi đã từng cómột khuynh hướng từ ái và bi mẫn nhưng nó là thiên kiến. Khi hai con chó đang cắn nhau, tôi thường cómột cảm giác mạnh mẽ đối với con bị thua.Ngay cả khi hai con bọ đấu nhau, tôi đã có một mối quan tâm mạnh mẽ đốicho con nhỏ hơn, nhưng tôi sẽ sân hận với con thắng trận. Điều ấy cho thấy rằng lòng từ ái và bi mẫn củatôi bị thành kiến.

Trongviệc quay lưng với luyến ái, chúng ta không được quên lãng những nhu cầu cầnthiết, chẳng hạn như thức ăn, chỗ ở, và ngủ nghĩ. Đúng hơn, chúng ta nên tách rời chính mình khỏinhững sự xao lãng nông cạn gợi ra từ những tiếng reo như "Thứ này thật tuyệtvời" "Tôi phải có thứ này!" "Ô, phải chi chỉ mình tôi có thứnày!" Khi chúng ta buông thả cuộc sốngmình với những tư tưởng như vậy, sự lòe lẹt và tiền bạc trở nên hấp dẫn hơn sựphát triển tâm linh: những cảm xúc đau khổ gia tăng, đưa đến rắc rối, quấy rầychính mình và những ai chung quanh chúng ta, trong khi chúng ta suy nghĩ để tìmra những phương pháp để thỏa mãn những cảm xúc này, lại chỉ tạo thêm rắc rối. Bị lèo lái tơi bời bởi luyến ái, chúng ta sẽkhông tìm thấy được sự thoải mái.

Cáchtốt nhất để vượt thắng sự luyến ái chướng ngại ẩn tàng là nhận ra rằng chính bảnchất của đời sống là những gì được tập họp lại với nhau cuối cùng sẽ tan rã -cha mẹ, con cái, anh chị em, và bạn hữu. Bất chấp người thân yêu thương nhau như thế nào, cuối cùng họ phải chialìa. Sai lầm là thấy những hoàn cảnh nhưnhững niềm vui cố hữu. Luyến ái được xâydựng trên khái niệm sai lầm này và luôn luôn sẽ tạo thêm đau khổ.

Vậnmay không phải thường trực; hệ quả là thật là nguy hiểm để quá luyến áivới những thứ đang diễn ra mộtcách tốt đẹp. Một quan điểm thường trụ là nguy hại.Khi chúng ta thấy hiện tại trở thành mối quan tâm chính của chúng ta, tương lai không bận tâm, chính tư tưởngấy là điều xói mòn động cơ của chúng ta trong việc dấn thân trong những sự thựctập bi mẫn cho sự giác ngộ tương lai của những người khác. Một quan điểm về vô thường sẽ hỗ trợ. Bằng việc thấy rằng bản chất thật sự của mọithứ là tàn tạ, chúng ta sẽ không bị sốc bởi sự thay đổi khi chúng xảy ra, khôngngay cả sự chết

NHỮNG CẢM XÚC QUẤYRẦY PHÁT SINH NHƯ THẾ NÀO

Thamdục và thù hận phát sinh trong nhận thức của chính chúng ta như rất chắc chắn. Một khi có một sự cụ thể rất chắc chắn, tồn tạicủa " tôi", sẽ có một sự phân biệt với người khác - một khi có "tôi", cũng có "người". Sự phân biệt được tháp tùng bởi sự luyến ái đến cái chính tôi cụ thể vàsự sân giận đối với phía kia. Như hànhgiả - bác học Ấn Độ vào thứ kỷ thứ bảy là Nguyệt Xứng đã nói:

Bất lực như chiếcthùng đi lên và đi xuống một cái giếng
Qua sự phóng đạibẩm sinh cá thể, cái "tôi".
Và sau đó là sựphát sinh luyến ái đối với mọi thứ, "Đây là của tôi."

Những người đầu tiên nhận thức về sự tồn tạicái "tôi" cụ thể cũng nhận thức những sự tồn tại một cách cụ thể củamọi thứ có thể sở hữu được. Qua năng lựccủa tiến trình này - sự phân biệt tựthân và người khác và sự luyến ái đến các đối tượng - chúng ta lang thang quanhững tình trạng tốt và xấu của cõi luân hồi, giống như cái thùng du hành mộtcách bất lực lên và xuống một cái giếng.

Thậtquan trọng để nhận ra trong kinh nghiệm của chính mình rằng con người và sự vậtxuất hiện giống như chúng tồn tại trong và tự chính chúng, nhưng không phải thế. Nếu con người hay đối tượng xuất hiện vui vẻ,hai dòng suối năng lực của hấp dẫn được sản sinh - luyến ái đến chính mình vàluyến ái đến con người hay đối tượng làm vui lòng. Sự luyến ái đến cảm giác vui lòng tự nó lèolái chúng ta vào trong những hành vi đau khổ và do thế đi vào trong cõi sinh tử. Cho đến khi mà chúng ta vẫn phủ nhận bản chấtthật sự của con người và sự vật, chúng ta sẽ tin rằng cả hai tồn tại một cách cốhữu. Sẽ không lâu trước khi tham dụcvà thù hận đi vào khung cảnh.

BẢN CHẤT CỦA LUYẾNÁI

Luyếnái làm gia tăng tham muốn, mà không phát sinh bất cứ sự thỏa mãn nào. Có hai loại tham muốn, chính đáng và không chính đáng. Thứ nhất là phiền não tìm thấy trong si mê,nhưng thứ hai thì không. Để sống, chúngta cần những tài nguyên; do thế, tham muốn vì những thứ vật chất cần dùng là thích đáng. Những cảm giác chẳng hạn, "Thứ này tốt;tôi muốn thứ này. Điều này là hữu dụng,"không phải là phiền não. Cũng có nhữngthứ đáng ước ao để đạt đến như lòng vị tha, tuệ trí, và giải thoát. Loại tham muốn này là thích hợp; thực tế, tấtcả mọi sự phát triển của con loài ngườiđều đến từ tham muốn, và những nguyện vọng này không phải là phiền não.

Thídụ, khi chúng ta đã phát triển một mối quan hệ với tất cả chúng sinh, và khaokhát rằng tất cả nên có hạnh phúc, một sự khao khát như vậy là đáng giá bởi vìnó không có định kiến. Nó bao gồm tất cảchúng sinh. Thường thì sự yêu thương củachúng ta hiện tại bị giới hạn với gia đình và thân hữu, nó bị tác động một cáchsâu đậm bởi luyến ái si mê. Nó là thànhkiến.

Thammuốn chướng ngại ẩn tàng là luyến ái không thích đáng đến sự vật. Điều này không tránh khỏi đưa đến không thỏamãn. Tự hỏi mình chúng ta có thật sự cầnnhững thứ này nhất hay không, và câu trả lời là không. Loại tham muốn này là không có giới hạn, tựnó không có cách nào toại ý. Một cách cơbản nó đưa đến khổ đau. Chúng ta phải đặtsự dừng lại trong loại tham muốn này.

Trongnhững tầng thực tập trước, thật khó để phân biệt giữa những tham muốn hữu íchvà những tham muốn phiền não. Một hànhgiả có thể cảm thấy từ ái và bi mẫn nhưng vẫn nắm lấy ý tưởng si mê mà chínhngười ấy và đối tượng của từ ái và bi mẫn là được thiết lập một cách cố hữu. Vào lúc khởi đầu của việc thực hành tâm linhngay cả si mê vẫn có thể phục vụ như môt sự hổ trợ cho giác ngộ. Khi chúng ta trau dồi từ ái và bi mẫn lần đầutiên mặc dù si mê và luyến ái liên hệ, nhưng thật là sai lầm nếu không thực tập nữa; điều lựa chọn duy nhấtlà tiếp tục. Để vượt thắng luyến ái,chúng ta không thể chỉ chặn đứng tâm mình khởi đến đối tượng. Thay vì thế, chúng ta phải vượt thắng qua sựthực tập về sự nhận thức đối kháng với si mê.

Tuynhiên, khi chúng ta có luyến ái đến những sự kiện vật chất, điều tốt nhất là ngừngdứt khỏi những chính những hành vi thúc đẩy thêm luyến ái. Sự thỏa mãn là hữu ích khi tiếp xúc với nhữngthứ vật chất, nhưng không liên hệ với sự thực tập tâm linh. Những đối tượng mà chúng ta trở nên luyến áilà điều gì đấy bị loại ra, trái lại tiến trình tâm linh là điều gì đấy được tiếpnhận - có thể được phát triển một cách giới hạn, ngay cả trong tuổi già.

Mặc dù trong lúc khởi đầu thật khó khăn đểphân biệt giữa những tham muốn phiền não và những tham muốn không phiền não,nhưng qua sự khảo sát và phân tích liên tục chúng ta có thể dần dần xác định simê và những cảm xúc phiền não, làm cho sự thực tập của chúng ta ngày cành thuầnkhiết hơn. Luyến ái là một phía, tậptrung một cách hạn hẹp trên chính mình và chỉ ngắn hạn, càng trở nến luyến ái,càng thành kiến và hạn hòi. Ngay cả nhữngthứ nhỏ nhoi sẽ quấy rầy chúng ta. Vôtư liên hệ đến sự vắng mặt của tâm tư hẹp hòi, nhưng không có nghĩa là chúng ta từ bỏ sự quan tâm[không thành kiến]. Bởi vì chúng ta cầnmột phạm vi rộng rãi những sự việc, cho nên chúng ta cần vô tư, không thành kiến,vì thế nhằm để cởi mở tâm tư hơn, thánh thiện hơn, vô tư là cần thiết. Luyến ái là khép cửa lại [với mọi thứkhác]. Đấy là chướng ngại. Các sinh viên những người quá luyến ái với mộtmôn học sẽ trở nên phiến diện; nhiều môn học cần phải được nghiên cứu.

Nhữngsản phẩm thông thường của đời sống tâm tư hẹp hòi của thế gian được tổng hợptrong những gì được gọi là "tám pháp thế gian" hay "bátphong":

thích / khôngthích
được / mất
ca ngợi / phiềntrách
danh dự / nhụcnhã

Cungcách trần tục của đời sống buồn bã khi bốn thứ không thuận lợi - không thích, mất,phiền trách, và nhục nhã - xảy ra đến chúng ta hay người thân, nhưng chúng tavui mừng những thứ này xảy ra cho kẻ thù của chúng ta. Những kết quả này tất cả đều căn cứ trên vấnđề người ta hành động như thế nào, trái lại với lòng từ ái và bi mẫn chân thànhcăn cứ không trên hành động mà trên sựkiện căn bản rằng những chúng sinh này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, giốngnhư chính mình, và vì thế tất cả là bình đẳng. Một số hành động là tích cực, và một khác là tiêu cực, nhưng các tác nhân của những hành vi đó là vìtất cả chúng sinh đều có khát vọng với hạnh phúc. Chúng ta luôn luôn cần nhìn vào khía cạnh ấy. Những hành vi là thứ yếu vì chúng đôi khi làtích cực và có lúc là tiêu cực - luôn luôn thay đổi - trái lại có một thứ khôngbao giờ thay đổi là con người muốn hạnh phúc và không muốn bất hạnh.

Khimột sự kiện sốc xảy ra, cho dù trong ngày hay trong giấc mơ, sự đáp ứng lập tứccủa chúng ta là cái "tôi", không phải người Tây Tạng, không phải ngườiMỹ, hay bất cứ chủng tộc nào; không phải Ấn Giáo, không phải Phật tử, hay bất cứ hệ thống nào khác, nhưng chỉ là cái"tôi". Điều này chỉ cho chúngta trình độ nhân loại căn bản. Trêntrình độ quan trọng ấy tất cả là giống nhau. Trẻ con không buồn nghĩ đến tôn giáo hay chủng tộc, giàu hay nghèo,chúng chỉ muốn nô đùa với nhau. Với tuổitrẻ ý nghĩa con người đồng nhất là tươi mát hơn nhiều. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta tạo nên nhiềuthứ phân biệt; nhiều sự tạo tác nhân tạo hay là giả tạo thật sự là thứ yếu đãtrở nên quan trọng hơn, và sự quan tâm căn bản về loài người bị gạt bỏ. Rắc rối là ở đấy.

Từái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuốicùng phải chấm dứt. Thương yêu bị tác độngbởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái,và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối. Mặc dù tham dục tự nó không trực tiếp là tổnhại, nhưng nó gián tiếp đem đến tất cả những năng lực của tổn hại. Đó là tại sao tiến trình mở rộng từ ái yêuthương bắt đầu với việc phát triển tình bình đẳng, sau điểm chính là cho dù mộtcon người là tốt hay xấu đến chúng ta nhưng sự kiện là người ấy cũng giống nhưchính chúng ta trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Vì lòng tham muốn này hiện hữu trong tất cảchúng sinh, sự tỉnh thức của chúng ta về nó có thể áp dụng đến mọi người, làmcăn bản cho lòng từ ái yêu thương của chúng ta thật là vững vàng. Một khi chúng ta đặt sự nhấn mạnh trên sựtương đồng của họ với chính mình, từ ái có một nền tảng vửng chắc không bị daođộng vào những hoàn cảnh tạm thời.

Trongsự thực tập của riêng tôi, thí dụ, khi tôi quan tâm đến một người đặc thù nào đấyđang tra tấn người Tây Tạng trên quê hương Tuyết Sơn của tôi, tôi không tậptrung trên thái độ xấu và sự tiếp cận xấu của người ấy nhưng phản chiếu trên sựkiện rằng đây là một con người giống như tôi, cũng muốn hạnh phúc và không muốnkhổ đau nhưng tự động mang đến khổ đau cho người ấy và có khuynh hướng tàn pháchính hạnh phúc của người ấy. Khi tôi nhìn vào những sự kiện từ quan điểmnày sự đáp ứng của tôi là từ ái và bi mẫn.Tôi chọn nhận thức này và khía cạnh này.Nếu tôi xem người ấy như một kẻ thù làm tổn hại người Tây Tạng, lòng từái sẽ không là sự đáp ứng của tôi.

Mộttrong những lý do chính tại sao mà tham dục và thù hận sinh khởi là chúng taquá luyến ái với đời sống này. Chúng tamuốn nó là thường còn, rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi, và vì thế chúng ta tập trungquá nhiều trên những hoàn cảnh tạm thời và đặt quá nhiều những lợi ích giá trịvà vật chất. Cách duy nhất để tránh điềunày là phản chiếu trên sự kiện rằng mọi thứ điều sẽ qua đi - và chính chúng tacũng sẽ qua đời. Như hành giả Tây Tạngvào thế kỷ mười ba và mười bốn là Tokmay Sangpo nói:

Chínhlà sự thực tập về lòng vị tha để từ bỏ chấp thủ luyến ái về đời sống này -

Nhữngngười thân cận, những người đồng hành với nhau trong một thời gian dài, rồi sẽchia lìa,

Sựgiàu sang và vật phẩm đạt được với sự cố gắng sẽ bị bỏ lại sau lưng,

Vàngôi nhà khách thân thể sẽ bị bỏ lại bởi vị khách tâm thức.

Khôngcần biết chúng ta sống bao lâu, khoảng một trăm năm, cuối cùng chúng ta sẽ chết,đánh mất cuộc sống con người quý báu. Vàđiều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cuộc sống này sẽ tàn hoại, bất chấp chúng ta có tài sản nhiều như thếnào. Không có một sự giàu sang nào có thểkéo dài thêm sự sống của chúng ta. Vàongày chấm dứt, không một thứ gì chúng ta tích lũy được có thể giúp chúng ta,chúng ta phải bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng.Trong sự quan tâm này, cái chết của một người giàu và cái chết của mộtcon thú là giống nhau.

Trongvòng quanh quẩn của luyến ái đối tượng xuất hiện hoàn toàn tốt đẹp, nhưng thậtsự nó không phải như thế. Khi luyến ái bắtđầu phát triển, hãy cố gắng tìm ra những phẩm chất tiêu cực trong đối tượng thamdục của mình. Một khi luyến ái đã bén rễ thật rất khó để mà đèn nén hay loại bỏ,cơ hội tốt nhất là cố gắng xao lãng sựchú ý của chúng ta với đối tượng. có lẽ ngay cả sự xa lìa chúng lại đằng sau mộtcách vật lý.

Luyếnái đến một người thân có thể rất mạnh mà nó đưa đến rối loạn với người thươngvào thời điểm lâm chung. Nắm chặt tayngười thương, nước mắt tràn lan bám víu người thân, ngay cả than khóc trước mặtngười ấy - những hành động này có thể phá hủy bất cứ cơ hội nào để người ấyphát sinh một khung cảnh đạo đức của tâm bằng việc làm cho người ấy dính chặc vớikiếp sống này. Một người thân nên cung ứngnhững điều kiện cho những tư tưởng đạo đức bẳng việc nhắc nhờ người sắp chết nhữnghướng dẫn tôn giáo và nhắc nhở rằng sẽ có nhiều hiện tướng bất thường tạo ra bờinghiệp chướng trong sự chết. Thật thiếtyếu để thấu hiểu rằng không có điểm nào trong việc quyến luyến với những hiện tướng vui mừng hay giận dữ bởi những ngườiđang ở trong tình trạng kinh khủng của sự chết.

Ý CHÍ MẠNH MẼ

Thậtquan trọng để gợi cảm hứng để mang đến sự cát tường với người khác và để pháttriển sự ngưỡng mộ ấy vì thế nó trở nên càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Điều này không phải là sự luyến ái hay dính mắcbởi vì nó không bị trộn lẫn với những cảm xúc phiền não. Sự ngưỡng mộ sinh khởi từ sự vô tư hay buôngxả.

Mộtcá tính mạnh mẽ là cần thiết, nhưng không có việc trở thành vị kỷ. Chúng ta cần một ý chí mạnh mẽ để đạt đến sựthánh thiện. Để tạo nên một nguyện ước rằngchúng ta trở thành một chúng sinh có khả năng hỗ trợ tất cả chúng sinh khắp hưkhông, chúng ta cần một tự ngã mạnh mẽ; với một cá tính hay tự ngã yếu đuối thìmột mục tiêu như vậy là không thể đạt được. Loại tham muốn này là hợp lý và không phải là luyến ái hay dính mắc. Nóphải được tiếp nhận trong thực tập. Tham muốn không hợp lý phải được từ bỏ hay loạitrừ bởi vì nó là hẹp hòi.

LÀM CHO CUỘC SỐNGNÀY ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA

Buôngxả sự chấp thủ với đời sống này không có nghĩa là chúng ta phải dừng lại việcsăn sóc chính mình và người khác. Khitôi đề xuất rằng chúng ta xem thân thể như có bản chất của khổ đau, không cónghĩa rằng chúng ta phải quên lãng nó. Thân thể chúng ta có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu vĩ đại. Như Tôn giả Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Của Bồ Tátrằng:

Dựa trên chiếcthuyền thân thể con người,
Hãy giải thoátchính mình khỏi dòng sông mênh mang của khổ đau.

Sựthành công kỳ diệu và cội nguồn vô biên của bất cứ đời sống nào trong cõi luânhồi sẽ suy tàn một cách thiết yếu, nhưng thân thể phải được xem như cơ hội tựnhiên để mang lợi ích đến người khác. Như thế, tự nó phải được nuôi dưỡng và phát triển trong một thái độbuông xả. Thật cần thiết để chăm sóc điềukiện hiện tại của chúng ta trong một thể trạng của tâm hướng đến những đời sốngtương lai.

ĐứcPhật dạy rằng chúng ta không nên thực tập cực đoan. Tra tấn chính mình là một cực đoan nên được tránh. Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu [1]đãnói rằng:

Việc thực hànhkhông phải được hoàn thành
Bằng việc hành hạthân thể.
Vì các con khôngtừng từ bỏ việc làm tổn thương người khác
Và không đanggiúp đở người khác [bằng việc hành xác chính mình].

Khichúng ta không quan tâm đến nhu cầu căn bản của thân thể, chúng ta làm tổn hạinhiều chúng sinh vi sinh sống trong thân thể.Chúng ta cũng nên tránh những cực đoan đối lập bằng việc sống xa hoa quáđộ. Có thể tạo nên những thức ăn, quầnáo, nhà cửa, và đồ đạc trong nhà quý giá mà không phát sinh những cảm xúc phiềnnão chẳng hạn như luyến ái; những nhân tố ngoại tại không phải tự nó hay trongnó là tốt hay xấu. Nhưng thật cũng khôngthích đáng nếu luyến ái gia tăng ngay cả đối với thức ăn, áo quần, v.v... thôngthường.

Toạinguyện là chìa khóa. Nếu chúng ta có sựtoại nguyện với những thứ vật chất, chúng ta thật sự giàu sang. Không toại nguyện, ngay cả nếu là một tỉ phú,chúng ta cũng không thấy hạnh phúc. Chúng ta sẽ luôn luôn cảm thấy đói khát và thêm và thêm nữa, như thế làmcho chúng ta không phú quý, mà chỉ là nghèo cùng. Nếu chúng ta tìm kiếm sự toại nguyện một cáchngoại tại, thì mãn nguyện sẽ không baogiờ xảy ra. Sự khao khát của chúng ta sẽkhông bao giờ thỏa mãn. Kinh điển củachúng ta nói về một vị vua đạt được sự thống trị toàn thế giới, đến mức mà ôngbắt đầu nghĩ về việc chiếm lấy lãnh thổ của những vị trời. Vào lúc kết thúc những phẩm chất tốt đẹp củaông đã bị tiêu tan bởi sự kiêu căng.

Toạinguyện là cần thiết cho hạnh phúc, vì thế hãy cố gắng thỏa mãn với thức ăn, quầnáo, nhà cửa thích ứng. Đối với một cưsĩ, hưng phấn trong tình dục thông thường không bị xem là sái quấy, nhưng quánhấn mạnh về điều đó có thể mang đến thảm họa. Mọi thứ cần được cảm nhận thức và thông qua trong một cung cách quânbình. Điều này là thiết yếu. Hưng phấn và luyến ái quá nhiều với tình dục có thể là hạt giống của lyhôn.

Độlượng hay khoan dung cũng cần thiết. KhiĐức Phật là một sa môn trước khi giác ngộ, dường như những năng lực xấu ác ngoạitại đã đến để dày vò ngài. Ngài khôngđáp ứng với hành động hung hãn hay đe dọa của sức mạnh. Ngài chỉ trau dồi qua thiền quán từ ái và bimẫn, và qua sự thực hành ấy đã phá hủy năng lực xấu ác.

Từbỏ sự luyến ái với thế gian không có nghĩa là tách rời mình với thế giới. Khi chúng ta phát sinh một khát vọng chínhđáng vì hạnh phúc của người khác, nhân tính sẽ gia tăng sức mạnh. Khi chúng ta trở nên buông xả hơn với thế giới,thay vì phủ nhận loài người, chúng ta sẽ trở nên nhân đạo hơn. Chính Đức Phật đã trình bày những thệ nguyện về lòng vị thacho cư sĩ và cho tu sĩ, mà có nghĩa làngài hình dung những hành giả với những gia đình. Chính mục tiêu của sự thực hành trong Đạo Phậtlà để hổ trợ người khác. Nhằm để làm nhưthế, chúng ta phải duy trì trong xã hội.

Nguyêntác: The different between love and attachment
ẨnTâm Lộ ngày 13-3-3012


[1] Bảohành vương chính luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4706)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5011)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4509)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3739)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7553)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4742)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6171)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12114)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5349)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]