Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Những giai tầng phát triển

04/01/201202:51(Xem: 8368)
02. Những giai tầng phát triển

NHỮNG GIAI TẦNG PHÁT TRIỂN

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/09/2011


Chư Phật không rửa đi những hành vi xấu ác bằng nước,
Cũng không loại trừ khổ đau bằng đôi tay của các Ngài.
Cũng không trao truyền sự chứng ngộ của các Ngài cho người khác.
Chúng sinh được giải thoát qua giáo huấn về chân lý,
bản chất của mọi sự vật.

- ĐỨC PHẬT

dalialama-010231237ỞTây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộtrong một bộ sách gọi là Những Giai Tầngcủa Con Đường Giác Ngộ. Những giáohuấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà mộtngười may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phậtbao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi củachúng. Được bảo tồn cho thế giới ở Tây Tạng,những giáo huấn quý giá này là những trân bảo hoàn thành nguyện ước cho những họcnhân và môn đồ may mắn.

Những Giai Tầngcủa Con Đường Giác Ngộlà một khí cụ cho những người bắt đầu - những aitrước đây chưa từng đạt đến đỉnh cao tâm linh - nói với chúng ta bước nào nêntiếp nhận trước, và rồi bước thứ hai, thứ ba, v.v..., không lẫn lộn những gì phảiđến trước và những gì nên đến sau đó. Nhữngquyển sách này chi tiết những sự thực hành mà trong ấy tất cả chúng ta dựa vàonhằm để đạt đến giác ngộ, tập hợp trong một nơi những con đường cần thiết trướctiên trong hình thức giản lược, và rồi trong hình thức mở rộng, phù hợp với khảnăng của học nhân. Loại trình bày này đượccấu thành cho việc thực hành để đưa đến sự thấu hiểu về lộ trình.

Nhữngsự thực hành cho những người sơ cơ đến trước tiên. Khi chúng ta đã thực hành những sự quán chiếunày và tiếp nhận ảnh hưởng sâu sắc hay dấu ấn của chúng, tâm thức của chúng tatrở nên có khả năng cho những chủ đề sâu xa hơn, và chúng ta tiến lên trình độkế tiếp. Chúng ta rèn luyện trong giai tầngấy, trở nên thành thạo, và tiếp tục tiến lên. Giống như học đường, sẽ không có lợi để cho một đứa bé ghi tên vào mộttrường đại học.

ĐẠICƯƠNG CỦA QUYỂN SÁCH

Trongquyển sách này, tôi sẽ trình bày bảy bước thực tiển để phát triển từ ái. Những kỹ thuật này căn cứ trên các khả năngvô hạn của con người để cải thiện, cảm ơn đến sự thanh tịnh căn bản củatâm. Vì thế, quyển sách bắt đầu với mộtthẩm nghiệm về vấn đề những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng được ghi khắc vào cơ cấucủa tâm thức hay chúng ở ngoại vi của tâm, và vì thế có thể cho phép con ngườigiải quyết. Chúng ta kết luận rằng tâmthức là thanh tịnh một cách căn bản, rất giống bầu trời xanh hiện hữu phía saunhững đám mây u ám. Bắt đầu với viễn kiếnấy, chúng ta sẽ khám phá những hướng dẫn đặc thù của một sự thực tập mà nó cungứng một nền tảng cho bảy giai tầng chìa khóa của việc phát triển tiếp theo.

Sựthực tập này trước khi bảy giai tầng đối diện với việc vượt thắng khuynh hướngtự nhiên của chúng ta để đặt những thứ khác vào trong các đặc trưng (như bạnhay thù). Nó khơi mở việc dính mắc hayluyến ái đến những đối tượng này được căn cứ trên sự đánh giá của chúng ta vềnhững thuận lợi và bất lợi tạm thời mà những người nào đấy đưa đến như thế nào,một sự tiếp cận sai lầm cho rằng những cảm giác như vậy là từ ái và bi mẫn. Chúng ta sẽ thấy việc bổ sung của chúng ta đếnsự hấp dẫn làm nổi bật tình cảm cho một số người nào đấy nhưng cắt xén nó đối vớinhững người khác. Việc thực tập đầu tiênđược thấy trong ý nghĩa của sự bình đẳng, khát vọng thông thường của chúng ta đếnhạnh phúc. Những thực tập thiền quán vềkhả năng có thể thay đổi của những hoàn cảnh và các mối quan hệ được đưa ra đểgiúp thách thức những đặc trưng cứng nhắc, chúng ta áp dụng một cách mềm dẻo. Một kỹ thuật hỗ trợ gợi đến việc quán tưởnghai người, một toàn khen ngợi và người kia đe dọa tấn công, nhằm để học nhận ravà thay đổi những phản ứng tự động thường lệ. Những bước trong sự thực tập nềntảng này - những thiền quán mở đầu, những kỹ năng hỗ trợ, và những thiền quángiản lược - giống như việc làm sạch và chà giấy nhám một bức tường trước khi vẽmột bức tranh của từ ái yêu thương.

Mộtkhi hành xả được trau dồi, bước thứ nhất đưa đến việc tạo nên một thái độ tíchcực mạnh mẽ đối với những người khác trong những vòng xoay rộng lớn hơn bao giờhết. Các bài thực hành bắt đầu với việclựa chọn người bạn thân của chúng ta như một kiểu mẫu cho chúng ta đánh giá nhữngngười khác không như những người bạn thân, dần dần mở rộng để bao gồm những ngườitrung tính, và cuối cùng là những kẻ thù - những người làm tổn hại cho chúng tavà những người bạn của chúng ta. Việclàm khó nhất ở đây là xua tan những tảng đá xúc cảm ngăn trở tiến tình.

Bướcthứ hai liên hệ đến những quán chiếu thực tiễn trên sự ân cần tử tế mà gia đìnhvà bạn thân đã biểu lộ cho chúng ta, đặc biệt vào lúc ấu thời, khi chúng ta quálệ thuộc trong sự quan tâm và chăm sóc của những người khác. Khi chúng ta bắt đầu đạt được một sự cảm kíchsâu sắc về sự ân cần, lòng biết ơn này có thể dần dần mở rộng đến những ngườikhác vượt khỏi vòng xoay bè bạn. Một sốthực tập trong giai tầng này gọi là ghi nhớ lòng ân cần đã nhận qua vô số kiếpsống; những thứ khác được hướng tới lòng biết ơn những sự phục vụ được cung cấpbởi những người khác không phụ thuộc vào ý định của họ, như phẩm vật được cung ứngbởi nhân viên bán hàng bày trí hàng hóa trên một kệ hàng của một cửa hàng địaphương. Kỹ năng hỗ trợ tập trung trên việcđánh giá các kẻ thù của chúng ta bởi vì họ cung ứng cho chúng ta những cơ hội đểthực tập kiên nhẫn, bao dung, và chịu đựng.

Nhữngbước thứ ba và thứ tư là tương ứng, bước này làm mạnh mẽ bước kia. Bước thứ ba gọi là sự đền đáp lòng tử tế âncần của người khác bằng việc phát triển mục tiêu quả cảm để đẩy mạnh xa hơn sựgiác ngộ của chính họ. Điều này hướng mộtcách tự nhiên đến bước thứ tư, học hỏi để yêu thương từ ái, mà bắt đầu với việcnhận biết người khác khổ đau như thế nào. Chúng ta sẽ khám phá ra vòng xoay những tình cảnh khổ đau hoạt động nhưthế nào, áp dụng sự thấu hiểu này đầu tiên cho chúng ta và rồi mở rộng nó đếnngười khác. Tại điểm này, đã tiến triểnqua những bước trước đây và tăng cường một cảm giác gần gũi với những ngườikhác, chúng ta có thể cố gắng một bộ ba thực tập, dần dần gia tăng trong khuynhhướng, mở rộng việc quan tâm và lòng từ ái sau cùng.

Khuynhhướng của những bài thực tập đến đây là để trở thành một người bạn của tất cảchúng sinh, để có sự quan tâm cho tình trạng của họ và để sẵn sàng và có thể hỗ trợ. Bây giờ sự khác biệt giữa từ ái vàluyến ái được vạch ra với nhiều chi tiết hơn. Bằng việc mở rộng cảm giác thông thường của từ ái và quan tâm vượt khỏinhững giới hạn thành kiến thông thường, từ ái được tự do khỏi sự luyến ái chướngngại ẩn tàng. Tiến trình này không phảilà vấn đề của việc tìm kiếm một lòng yêu thương mới của thế gian khác, nhưng củaviệc sử dụng những cảm giác yêu thương quen thuộc và áp dụng chúng trong nhữngkhông gian rộng lớn hơn bao giờ hết [của lòng từ ái]. Mục tiêu là để trau dồi trong con tim chúngta sự quan tâm của một bà mẹ hy hiến cảm nhận đối với đứa con thơ của bà, và rồihướng trực tiếp đến nhiều hơn và nhiều hơn những con người và những chúngsinh. Đây là lòng yêu thương thành tâm,một lòng từ ái đầy năng lực. Tôi sẽ chỉcho quý vị những cảm giác này phục vụ mộtsự thấu hiểu về chân thật về nhân quyền như thế nào, không phải đặt nền tảngtrong những phạm vi pháp luật hay tiếng gọi bên ngoài mà bén rễ một cách sâu xatrong trái tim.

Bướcthứ năm là trau dồi lòng bi mẫn, một khát vọng sâu xa để thấy được giảm bớt khỏikhổ đau: đây là một khía cạnh khác của từái, một nguyện ước mạnh mẽ để thấy người khác hạnh phúc. Để yêu thương từ ái và bi mẫn đến mọi người -giàu hay nghèo, mạnh hay đau, già hay trẻ - thật thiết yếu để có một cảm nhậnkiên định về dễ thương của họ trong khi nhận biết tình trạng khổ đau của họ. Những thực tập thực tiễn trong phần này tạonên kinh nghiệm từ từ của lòng từ bi đối với những ai mà đối với họ cảm nhận củachúng ta hoặc là yếu ớt, trung lập, không hiện hữu hay ngay cả tiêu cực. Một kỹ năng nâng đở kêu gọi cho một sự chuyểnhướng đến những nơi với ai đấy rõ ràng khổ đau với nghèo khó hay bệnh tật.

Bướcthứ sáu chỉ đến việc trở nên hoàn toàn hướng chí nguyện đến lòng vị tha, và bướcthứ bảy cùng bước cuối cùng hướng kinh nghiệm của yêu thương (từ ái) và ân cần(bi mẫn) thiên kiến đến sự giác ngộ tối thượng - trở nên tác động hơn trong việchỗ trợ và phụng sự một sự đa dạng rộng rãi các chúng sinh.

Đitheo những giai tầng của con đường giác ngộ sẽ chuyển hóa dấu ấn chướng ngại ẩntàng trong chính chúng ta thành sự quan tâm lành mạnh cho người khác. Bằng việc phát triển khả năng của chính mình,chúng ta có thể thay thế việc yêu mến chính mình với sự yêu mến những ngườikhác. Vô số kỹ năng cung ứng cho việctái cấu trúc những mối quan hệ của chúng ta trong một cơ cấu của tâm bình đẳngvà chí nguyện mạnh mẽ sẽ bảo đảm sự thực tập của chúng ta không bao giờ trì trệ. Sự đa dạng sẽ làm nổi bật và làm cho kinhnghiệm của chúng ta sâu sắc hơn. Cũng thế,những kỹ năng nào đấy có thể thích hợp hơn đến tính khí và quan điểm của chúngta; một số phương pháp có thể dễ dàng hơn và tác động hơn đến những người khác.

Nguyêntác: Stages of Developmenttrích từ quyển How to Expand Love
ẨnTâm Lộ ngày 04/09/2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2016(Xem: 7004)
Đó là chuyện ông Darwin với chuyện khỉ vượn thành người. Tôi không có tham vọngviết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882). Nhưng đã nhắc tới tên vị bác học cha đẻ củaThuyết tiến hóa thì không thể không nhắc sơ lược về cuộc đời của con người vĩ đại ấy.
21/01/2016(Xem: 11176)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
21/01/2016(Xem: 5648)
Thiền Viện Phước Hoa (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), là một nơi đặc biệt như thế. Ba mươi năm qua, kể từ ngày cố Hòa thượng Thích Thông Quả, đặt nhát cuốc đầu tiên xuống mảnh đất khô cằn hoang hóa này, có những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa lẫn với bao lo toan trăn trở, bằng tâm nguyện nhiếp hóa đồ chúng, phổ độ quần sanh, đã biến nơi đây thành chốn yên bình không những cho tông môn hậu tấn mà còn là nơi dành cho những cánh chim của thơ ca và nghệ thuật Phật giáo ghé tựa đôi chân, cùng góp phần vào công hạnh truyền thừa Chánh pháp một cách rất tự tại và khẳng khái.
21/01/2016(Xem: 5086)
Phẩm Tâm Của Mình Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
21/01/2016(Xem: 7753)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu. Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.
20/01/2016(Xem: 6338)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
20/01/2016(Xem: 8130)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9291)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 6944)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]