Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Quan điểm của tôi

04/01/201202:51(Xem: 8099)
01. Quan điểm của tôi

RỘNG MỞ TỪ ÁI:
QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 23/09/2011

LỜINGƯỜI DỊCH

Cổ Đức có dạy:
"Từnăng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc
Binăng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ ".
Tạm dịch:
Lòngthương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,
Lòngthương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ.
PhậtGiáo Tây Tạng khi dịch ra Anh ngữ thường dùng:
-Love để dịch cho chữ Từ hay từ ái và cóđịnh nghĩa là nguyện cho mọi chúng sinhđược hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc.
-Compassion để dịch chữ Bi hay bi mẫn (hay great love: Đại bi) và có định nghĩa là nguyện cho mọichúng sinh thoát khổ và hết những nguyên nhân của khổ.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trong một số bài viết cũng nói rằng, không phải nói đến từ áihay bi mẫn là chúng ta phải có khả năng để ban vui hay cứu khổ mà trước hết đấylà sự phát nguyện, mong ước của chúng ta cho mọi chúng sinh được có niềm vui vàhết khổ. Quả vậy, nếu chúng ta nghĩ đếnban vui cứu khổ mà khi chúng ta chưa có khả năng thần thông tự tại như những vịPhật hay Bồ tát thì quả là ngoài sức tưởng tượng và chúng ta không thể và khôngdám nghĩ đến, và chúng ta cảm thấy thối chí. Tuệ Uyển nghĩ như thế. Nhưng thayvì thế, như lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta trước hết phải có tấm lòngrộng rãi như thế, phải phát nguyện từ ái và bi mẫn nguyện cho mọi người được hếtkhổ, được có niềm vui, được có nguyên nhân của niềm vui, được hết những nguyênnhân của khổ. Với lời nguyện ước, mongmuốn này chắc ai cũng có thể làm được.

Dĩnhiên nói đến từ bi là nói đến lòng thương yêu không phân biệt kẻ oán, bạn hữuhay người dưng, nhưng thật khó mà nghĩ đến người làm tổn hại chúng ta, ngườichúng ta không ưa với tâm bình đẳng như vậy, nhưng như Bồ tát Tokmay Sangponói, nếu chúng ta không thuần hóa kẻ thù nội tại mà lại muốn thuần hóa kẻ thùngoại tại thì kẻ oán lại càng tăng, thế nên việc phát lời nguyện ước từ ái vàbi mẫn hay nguyện cho mọi người đều khỏi khổ, hết nguyên nhân của khổ, được hạnhphúc và có nguyên nhân của hạnh phúc là cách hay nhất để rộng mở cõi lòng củachúng ta, thuần hóa kẻ thù nội tại của chúng ta, dù thực tế chúng ta chưa hànhđộng gì cả.

Trongnhững buổi lễ của Phật Giáo, chúng ta thường có một phút nhập từ bi quán, nhưngchỉ một phút thôi và lâu lâu một lần như vậy thì thật khó mà thâm nhập được từbi và khó mà rộng mở cõi lòng, khó mà thuần hóa kẻ thù nội tại. Nhưng nếu chúng ta thường xuyên phát nguyện từái và bi mấn, hay luôn luôn giữ lòng từ bi, chắc chắn kẻ thù nội tại sẽ khuấtphục trước năng lực của từ bi. Các đạo sư Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay Thiềnsư Nhất Hạnh thường nói hãy gởi những thông điệp thương yêu hay từ bi vào khônggian, năng lực của từ bi của chúng ta, của càng nhiều người sẽ làm dịu "thếgian nóng bức" này, dịu những nổi thù hận trong nghiệp chướng của chúngta. Phát nguyện từ ái bi mẫn là thiết thựclàm việc này, là thiết thực biểu lộ bản chất của Đạo Phật, đạo của từ bi.

Thức dậy miệngmỉm cười,
Hăm bốn giờ tinhkhôi,
Xin nguyện sốngtrọn vẹn
Mắt thương nhìncuộc đời.
Nammô A Di Đà Phật

TuệUyển

QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

love-dalailama001Nếu kẻ thù nội tạilà thù hận không được thuần hóa,
Khi người ta cố gắng để thuần hóa kẻ thù ngoạitại, kẻ thù lại gia tăng.
Do vậy, sự thựctập của người thông tuệ là tự thuần hóa chính họ.
Bằng phương tiệnnhững năng lực của từ ái và bi mẫn.
-BỒ TÁT TOKMAY SANGPO

Khi tôi nói về từ ái và bi mẫn, tôi không nói như mộtPhật tử, cũng không như một người Tây Tạng, cũng không phải như một Đạt Lai LạtMa. Tôi thực hiện điều này như một conngười nói với những người khác. Tôi hy vọngrằng quý vị tại thời điểm này sẽ nghĩ về chính quý vị như một con người thay vìlà một người Mỹ châu, Á châu, Âu châu, Phi châu, hay thành viên của một xứ sở đặcthù nào đấy. Những sự trung thành này làthứ yếu. Nếu quý vị và tôi thấy một nềntảng chung như những con người, chúng ta sẽ giao tiếp trên cấp độ căn bảnnày. Nếu tôi nói, "tôi là một thầytu", hay "tôi là một Phật tử", những thứ này, trong việc so sánh đến bản chất như mộtcon người, là tạm thời. Là con người làcăn bản, nền tảng mà từ đấy tất cả chúng ta phát sinh. Chúng ta sinh ra như một con người, và điều ấykhông thay đổi cho đến khi chết. Tất cảnhững thứ khác - cho dù chúng ta có học vấn hay không học vấn, già hay trẻ,giàu hay nghèo - là thứ yếu.

GIẢIQUYẾT RẮC RỐI

Trongnhững thành phố lớn, trong nông trại,trong những vùng xa xôi hẻo lánh, khắp các vùng nông thôn, con người đang dichuyển một cách bận rộn. Tại sao? Tất cảchúng ta đều bị thúc đẩy bởi một khát vọng làm cho chính chúng ta hạnhphúc. Làm như thế là đúng. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn nhớ trong tâm rằngliên hệ quá nhiều với những khía cạnhnông cạn của đời sống sẽ không giải quyết những vấn đề lớn hơn bất toại ý củachúng ta. Từ ái, bi mẫn, và quan tâm chokẻ khác là những cội nguồn hạnh phúc thật sự.Với những thứ này phong phú, chúng ta sẽ không bị quấy rầy bởi ngay cảnhững hoàn cảnh khó chịu nhất. Tuynhiên, nếu chúng ta nuôi dưỡng thù hận,chúng ta sẽ không hạnh phúc ngay cả trong cảnh giàu có xa hoa. Vì thế, nếu chúng ta thật sự muốn hạnh phúc,chúng ta phải mở rộng môi trường của từ ái yêu thương. Điều này là cả tư duy tôn giáo và cảm nhậncăn bản thông thường.

Sânhận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếungười ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kếtquả là một thảm họa. Trái lại, nếu chúngta kiềm chế sự sân hận của mình và biểu lộ sự ngược lại của nó - từ ái, bi mẫn,bao dung, và kiên nhẫn - thế thì không chỉ chúng ta duy trì trong hòa bình mà sựgiận dữ của người khác cũng sẽ dần dầngiảm bớt. Không ai có thể tranh luận vớisự thật rằng trong sự hiện diện của sân hận, hòa bình là không thể có. Chỉ qua ân cần và từ ái, niềm hòa bình tâm hồnmới có thể đạt được.

Chỉcó con người mới có thể phán xét và suy luận; chúng ta thấu hiểu những hậu quả vànghĩ về lâu về dài. Cũng đúng rằng conngười có thể phát triển lòng từ ái yêu thương vô biên, trái lại đối với kiến thứctối đa của con người thì các thú vật chỉ có những thình thức hạn chế củatình cảmvà yêu thương. Tuy nhiên, khi con ngườitrở nên giận dữ, tất cả khả năng này bị mất đi. Không kẻ thù nào trang bị với vũ khí thôi có thể tước bỏ những phẩm chất này, nhưng sân hận cóthể làm việc ấy. Nó là kẻ tàn phá.

Nếuchúng ta nhìn một cách sâu sắc vào những thứ như vậy, những dấu vết của cáchành động của chúng ta có thể tìm thấy trong tâm thức. Những thái độ tựchuốc lấy thất bại, tự tổnthương, tự hại sinh khởi không phải theo ý chí riêng của họ mà do si mê ám tối. Thành công cũng thế, được thấy trong chính họ. Xuất phát từ kỷluật tự giác, tự tỉnh thức,và việc nhận ra rõ ràng những nhược điểm của sân hận và những ảnh hưởng tích cựccủa ân cần sẽ đi đến hòa bình. Thí dụ,vào lúc hiện tại, chúng ta có thể là một người phát sinh cáu gắt dễ dàng. Tuy nhiên, với sự thấu hiểu rõ ràng và tỉnhthức, sự tức tối của chúng ta có thể trước nhất bị xói mòn, và rồi bị thay thế. Mục tiêu của quyển sách này là để chuẩn bị nềntảng cho sự thông hiểu ấy mà từ ấy lòng yêu thương chân chính hay từ ái có thểsinh trưởng. Chúng ta cần trau dồi tâmthức.

Tấtcả các tôn giáo đều dạy một thông điệp về từ ái, bi mẫn, chân thành và trung thực. Mỗi hệ thống tìm kiếm con đường riêng của nóđể cải thiện đời sống cho tất cả chúng ta. Tuy thế, nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều bàotriết lý, tôn giáo hay lý thuyết của chính chúng ta, trở nên quá dính mắc, chấptrước với nó, và cố gắng để áp đặt nó trên những người khác, kết quả sẽ là rắcrối. Một cách căn bản, tất cả các bậc thầyvĩ đại kể cả Đức Thế Tôn Thích Ca của Phật Giáo, Chúa Giê-Su của Ki Tô Giáo,Muhammad của Hồi Giáo, và Moses của Do Thái Giáo được thúc đẩy bởi một niềm khao khát giúp đở môn đồ của các ngài. Các ngài không tìm cầu để có được bất cứ điềugì đấy cho chính các ngài, cũng không để tạo thêm rắc rối cho thế giới.

Tôngiáo có thể đồng nghĩa với những vấn đề triết lý sâu sắc, nhưng từ ái và bi mẫnlà trái tim của tôn giáo. Do thế, trongquyển sách này, tôi sẽ diễn tả việc thực hành từ ái mà tôi cũng làm như thế. Trong kinh nghiệm việc thực hành từ ái đem đếnhòa bình của tâm hồn cho chính tôi và hổ trợ người khác. Những người vị kỷ ngu ngơ luôn luôn nghĩ vềchính họ, và kết quả luôn luôn là tiêu cực. Những người thông tuệ nghĩ về những người khác, giúp đở họ tối đa mà họcó thể, và kết quả là hạnh phúc. Từ áivà bi mẫn lợi lạc cho chính chúng ta và người khác. Qua lòng ân cần đối với người khác, tâm tư vàtrái tim chúng ta sẽ rộng mở đến hòa bình.

Mởrộng môi trường nội tại này dến những cộng đồng rộng lớn hơn chung quanh chúngta sẽ đem đến hòa hiệp, thống nhất, và hợp tác; mở rộng hòa bình xa hơn đến nhữngquốc gia và rồi thì đến thế giới sẽ mang đến lòng tin hỗ tương, tôn trọng qua lại,sự giao tiếp chân thành, và cuối cùng là những nổ lực hòa nhập thành công để giảiquyết những rắc rối của thế giới. Tất cảnhững điều này là có thể. Nhưng trước nhấtchúng ta phải thay đổi chính mình.

Mỗichúng ta có trách nhiệm đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta cần nghĩ về mỗi người chúng ta nhưnhững người anh chị em thật sự, và quan tâm đến quyền lợi của mỗi chúngta. Chúng ta phải tìm cách giảm đi nổikhổ đau của kẻ khác. Hơn là hành động chỉđể đạt đến sự giàu sang, chúng ta cần làm điều gì đấy đầy đủ ý nghĩa, điều gì đấymột cách nghiêm chỉnh hướng trực tiếp đến lợi ích của toàn thể nhân loại.

Đượcthúc đẩy bởi bi mẫn và từ ái, tôn trọng những quyền của kẻ khác - điều này thậtsự là tôn giáo. Mặc áo tu sĩ nói về Thượngđế nhưng suy nghĩ một cách vị kỷ thì không phải là một hành vi tôn giáo. Trái lại, một nhà chính trị hay luật sư với sựquan tâm thật sự cho nhân loại, những người cáng đáng những hành động làm lợiích cho người khác thật sự là thực hành tôn giáo. Mục tiêu phải là phụng sự cho kẻ khác, chứkhông phải khống chế thiên hạ. Những aithực hành từ ái thông tuệ, như Đại hành giả Ấn Độ Long Thọ đã nói trong TràngHoa Quý Báu rằng:

Đã phân tích trọnvẹn
Tất cả nhữnghành vi của thân thể, lời nói và tâm ý,
Những ai nhận ranhững gì lợi ích cho tự thân và người khác
Luôn luôn thựchiện những điều này là thông tuệ.

Mộthành vi tôn giáo là được thực hiện ra với động cơ tốt lành, với tư tưởng chânthành vì lợi ích của người khác. Tôngiáo là ở đây và bây giờ trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta hướngdẫn đời sống ấy vì lợi ích của thế giới, thì đây là dấu ấn xác nhận một đời sốngtôn giáo.

Đâylà tôn giáo đơn giản của tôi. Không cầnThánh đường, Phật đường. Không cần nhữngtriết lý phức tạp. Tâm thức của chínhchúng ta, trái tim của chính chúng ta, là đền đài; triết lý của chúng ta đơn giảnlà ân cần.

Nguyêntác: MyOutlooktrích từ quyển How toExpand Love

ẨnTâm Lộ ngày 24/09/2011

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2011(Xem: 12734)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7660)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7215)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16680)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21441)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7365)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14289)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7023)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6312)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5401)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]