Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Thế Hệ Kế Thừa

07/08/201102:51(Xem: 9695)
3. Thế Hệ Kế Thừa

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG
Trần Kiêm Đoàn

Nhật ký hành hương 3
Thế Hệ Kế Thừa

Ngày 01-8-2011

“Những đứa Mỹ con” khác với những đứa con của Mỹ (Americanized kids VS American’s kids). Đó rất có thể là một dáng vẻ điển hình cho thế hệ thứ hai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Vỏ ta, lòng người; hay lá chuối xanh gói bánh dày nhân Hot Dog!

Những bậc cha mẹ người Việt thường cảm thấy buồn buồn pha một chút xót xa khi con cái mình sinh ra và lớn lên trên xứ người bị đồng hóa toàn diện bởi hoàn cảnh sống xung quanh. Phụ huynh Việt thường gọi con em mình là “Tây con” hay “Mỹ con”... khi các em bị Tây hóa hay Mỹ hóa hoàn toàn.

Dăm ba năm đầu mới định cư ở nước ngoài, phụ huynh người Việt thường trầm trồ khen con em mình nói tiếng Tây, tiếng Mỹ nhanh và giỏi. Nhưng rồi mười, hai mươi, ba mươi năm sau, sự trầm trồ khen ngợi ấy lại quay qua dành cho các em bé còn nói được ít nhiều tiếng Việt vì tiếng nước ngoài trở thành tiếng mẹ đẻ là nhu cầu, là lẽ sống trước thực tế đương nhiên. Sự thâm nhiễm tính dân tộc và văn hóa là một dòng chảy luân lưu không thể vay mượn tạm thời mà có. Nó là một quá trình sinh, thành, hoại, diệt khách quan. Cũng thế, tuổi trẻ Việt Nam ở nước ngoài cũng tương tự như hạt giống quýt Hương Cần, cam Bố Hạ, bưởi Năm Roi mang qua trồng ở những vùng nhiệt đới Florida, Hawai. Chất và lượng sẽ không còn giống cũ. Thế hệ kế thừa hoàn toàn thay đổi theo những điều kiện xã hội và “thổ nhưỡng” nơi vùng đất mới.

Nhiều bậc phụ huynh dần dần xa lạ với con em mình. Xa lạ từ ngôn ngữ, nếp nghĩ, lối nhìn, cách ứng xử... đến dáng vẻ và nhu cầu tâm tình, tâm lý và tâm linh.

Như những chiếc thuyền nan cố bơi ngược dòng nước lũ để... về nguồn, thế hệ đàn anh – đang lần lượt ra đi về đất – cũng cố gắng tìm nhau kẻ chống, người chèo để lôi đoàn tàu thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đang chạy băng băng nơi đất khách nhích về phía “đất nhà” được chút nào hay chút ấy. Trong âm thầm và lặng lẽ, cảm động biết bao với những chiến sĩ vô danh đang đầu tư nhiều thời gian và công sức vào những lớp Việt Ngữ, những sinh hoạt đoàn thể và tôn giáo, những cuộc lễ hội, họp mặt, họp bạn, khóa tu học để nhắc nhở, phát huy và giới thiệu văn hóa Việt cho chính con em Việt của mình đang thành người... của họ!

Sáng nay, 29 tháng 7 năm 2011, nhân dịp viếng chùa Tam Bảo tại Baton Rouge, tôi được dự một cuộc họp mặt của tuổi trẻ Mỹ Việt - Việt Mỹ. Cố ý nhấn mạnh nét tiêu biểu “Mỹ Việt - Việt Mỹ” vì khi quan sát, tiếp cận và khơi chuyện, tôi nhận ra rằng trong tổng số hơn 70 em thanh thiếu niên tại địa phương và từ các vùng đất xa xôi khác như Canada, Michigan, California... mới tụ hội về đây hầu hết là người Việt thuần chủng, còn lại số ít là Việt lai Mỹ và Mỹ toàn ròn. Tất cả các em đều chỉ nói tiếng Anh. Nét “Đại Việt” điển hình của các em là dáng người châu Á với tóc đen, da vàng, mũi không cao (như ông Cao Bích trong báo Thiếu Nhi đã tủm tỉm cười đoán “phịa” rằng, thế hệ sau vì đã phỗng mũi thở nhiều khói xe và nở mũi ngửi nhiều chất béo nên mũi đỡ tẹt hơn là thế hệ trước ?!). Khó mà tìm thấy ngôn ngữ hay cung cách Việt Nam nơi lớp đàn em sinh ra và trưởng thành tại nước ngoài. Từ giọng nói, điệu cười, chơi đùa, làm việc tới cách chào hỏi bên ngoài cũng như tình cảm, tâm lý, lối suy nghĩ, lý luận bên trong đều đã Tây hóa, Mỹ hóa.Chính những nhà tâm lý và xã hội học thời danh nhất của thế kỷ nầy cũng đều đồng ý với nhau rằng, tiến trình hội nhập và đồng hóa của tuổi thơ trong hoàn cảnh mới là tấm vé một chiều trôi xuôi theo sự phát triển tự nhiên không có gì cản lại được. Tác dụng của môi trường văn hóa và xã hội đã hình thành một con người mới. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đôi ba ngày, có “phép lạ” nào đưa được các em trở về với nguồn cội chính mình?!

khoatuhoc-chuatambaoTiêu đề chính của cuộc họp mặt 3 ngày đêm là “Khóa tu học Thân Tâm An Lạc bằng tiếng Anh cho tuổi trẻ không phân biệt tôn giáo” (Peaceful Mind and Body Retreat for young people regardless of their religious beliefs). Người có sáng kiến và đứng đầu tổ chức cho khóa tu học nầy là thầy Thích Đạo Quảng, trụ trì chùa Tam Bảo, với sự cộng tác và hỗ trợ của các nhà chuyên môn Việt Mỹ trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, tâm lý, tôn giáo, tham vấn và yoga.

Khóa tu học có nhiều đề mục sinh hoạt, nhưng chủ đề trung tâm vẫn là Chánh Niệm (Mindfullness). Chánh Niệm là trái tim của sự sống. Chánh Niệm giúp con người sống thật trong hiện tại của đương niệm hiện tiền. Thế hệ đàn anh đang bị rơi vào hai trạng thái cực đoan làm suy giảm trầm trọng ý nghĩa và chất lượng của đời sống: Đó là tình trạng quay về quá khứ đầy ảo ảnh hay mơ mộng tương lai cho con cháu mai sau làm lẽ sống, nên hiện sinh thường vắng bóng. Bằng hữu ngồi lại với nhau để say sưa sống chuyện quá khứ; bà con họp mặt nhau để nói toàn chuyện viễn vông của tương lai là hiện tượng phổ biến trong cộng đồng người Việt lớn tuổi. Căn bệnh tâm lý trầm kha nầy đã làm nứt rạn chiếc cầu thế hệ. Hiện trạng phụ huynh và con em càng ngày càng xa nhau trong đời sống tinh thần sẽ dẫn tới tình trạng thế hệ kế thừa mất hết động cơ và lý do tìm về nguồn cội. Tình trạng “hồn Trương Ba, da hàng thịt” hay da Việt hồn Tây sẽ khó lòng tránh khỏi.

Ngày đầu tham gia sinh hoạt với các em, sáng sớm làm thủ tục ghi danh, giới phụ huynh – trong đó có kẻ đang gõ những dòng nầy – không tìm thấy sự tươi mát tự nhiên trong thế giới hoa niên người Mỹ gốc Việt. Cảm giác thiếu thuần nhất; tâm lý “lổn chổn sắn khoai” chiếm lĩnh hết bầu không khí mở đầu. Trong lúc phụ huynh cố gắng nói tiếng Việt với con em – được tiếng nào hay tiếng đó – thì các em cứ “vô tư” nói với cha mẹ bằng tiếng Mỹ thẳng băng, thoải mái như nói với chú Sam.

Thế nhưng chỉ trong vòng nửa buổi sinh hoạt, khi tất cả các em thực hành Chánh Niệm thì biên giới phân ranh ngôn ngữ giảm dần. Khi một tiếng chuông nhắc nhở Chánh Niệm gióng lên, tất cả mọi ngôn ngữ khác nhau sẽ hòa hợp lại thành một ngôn ngữ duy nhất: Tĩnh lặng. Im lặng là một loại “thân ngữ” (body language) thật vẹn toàn. Những tâm hồn dù nổi loạn thế nào, những tạp niệm dù hoang vu lãng đãng đến đâu cũng hiểu nhau tròn đầy trong im lặng. Người ta không ai cần phải hùng biện, thuyết phục, gào thét hay năn nỉ ỉ ôi cũng hiểu nhau qua thân ngữ: Nụ cười là hoan hỷ, chắp tay là từ bi, định thần là trí tuệ.

Một ngày đã qua. Đêm về ngồi quây quần bên nhau trong thiền đường, các em bé và “người lớn” có cùng niềm an lạc, lòng thương mến và tính cảm thông. Đôi câu phát biểu ngây thơ của những em bé lên tám, lên mười cũng dường như nói lên được nỗi lòng của các cụ già thất thập cổ lai hy khi cùng sống trong Chánh Niệm. Cái chắp tay cúi chào của em bé được đáp lại bằng cái chắp tay vái trả của cụ già quả thật không có gì hơn kém hay khác nhau vì cả hai có cùng bản chất tâm lành và hướng thiện.

Mới có 3 ngày ngắn ngủi nhưng dòng đời như lắng đọng trong một vị hỷ lạc không riêng cho các em mà cả với phụ huynh. Tuổi trẻ khám phá ra cái Tịnh từ trong cái Động; nhận biết được sự tương đồng từ trong cái khác biệt và sống gắn bó với những người bạn bốn phương xa lạ mà đã từ lâu em không hề hay biết hoặc cách xa. Đặc biệt nhất là tuổi thơ học được sự tỉnh thức lạ lùng từ trong sự mặc nhiên hưởng thụ từ bao nhiêu năm qua như: Biết trân trọng cảm ơn thiên nhiên và con người đã tạo ra miếng ăn, phương tiện cho cuộc sống. Biết sự ăn uống không phải là nhai và nuốt lạnh lùng để làm đầy bụng đói mà là một hoạt động có ý thức tìm nguồn sống để vươn lên. Biết tự rửa sạch cái bát mình ăn mà từ lâu các em đã giao khoán cho cha mẹ và người khác. Biết lợi ích của đức tính kiên nhẫn giúp thân tâm được an lạc.Và, quan trọng nhất là biết có thể làm việc, học hỏi hay chạy nhảy vui chơi trong Chánh Niệm. Chánh Niệm không phải chỉ có trong sự im lìm, tĩnh lặng mà Chánh Niệm là sự tỉnh thức hiện tại trong chính mình. Các em có thể giữ Chánh Niệm khi chơi thể thao, khi ca hát, khi chuyện trò và trong mọi sinh hoạt lớn nhỏ đời thường. Chánh Niệm là biết mình có mặt trong dòng sống và ngược lại là quên mất mình để chỉ nhìn thấy “họ”!

Trong đời sống tinh thần truyền thống, thế hệ đàn anh, đàn chị Việt Nam thường quên mình để sống cho người. Văn hóa làng xã và Nho giáo đã xây dựng mối tương quan ngoại tại: Tam tòng là đạo cho người và tứ đức là đạo quên mình. Rút cuộc, con người chưa hề được sống tỉnh thức trong hiện tại vì đôi tay chỉ biết lo phục vụ và đôi mắt chỉ biết đăm đăm nhìn vào sự buồn vui của đối tượng mà mình hy sinh phục vụ. Một chủ thể chưa sống thực cho mình thì biết dựa vào đâu để an trú trong Chánh Niệm.

Trong xã hội Âu Mỹ, thế hệ đàn em lại rơi vào một cực đoan đối nghịch. Các em chỉ biết sống cho cá nhân mình mà bất chấp đối tượng đang hy sinh phục vụ cho mình. Tuổi trẻ phương Tây thường thản nhiên hưởng thụ những tiện nghi vật chất và sự chăm chút tinh thần của cha mẹ như một việc làm bình thường theo chu kỳ tự nhiên của đời trước thì phải chăm sóc đời sau. Do vậy, lòng biết ơn sự hy sinh của cha mẹ không mang một sức mạnh của lòng hiếu thảo. Trong ngôn ngữ phương Tây không có chữ “Hiếu” mang cùng một khái niệm tương tự với văn hóa phương Đông. Cụm từ “filial piety” để dịch “lòng hiếu thảo” thật ra là một ý niệm tôn giáo như lòng kính ngưỡng đối với Chúa chứ không phải là tinh thần phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ theo ý nghĩa phương Đông. Nếu tuổi trẻ sống theo chủ nghĩa cá nhân và thực dụng, chỉ biết cá nhân mình và dựa vào mình với cái tâm ích kỷ không buông xả thì chẳng khác gì con gà nằm trong trứng. Không lọt ra khỏi vỏ trứng thì không gian trong hay đục, chánh niệm hay vọng động, bồ đề hay tà kiến cũng chỉ là một tuồng ảo hóa như nhau.

Thế giới phương Tây đang mở rộng tầm nhìn và tầm với để tiếp cận với đạo Phật. Các nhà sư Tây Tạng, Đài Loan và Nhật Bản thường xuyên mở nhiều trung tâm hành thiền và tổ chức thường xuyên các khóa tu học cho tuổi trẻ phương Tây. So với họ, đạo Phật Việt Nam ở nước ngoài còn quá mỏng về mặt tổ chức và đào tạo nhân sự trong vai trò hoằng pháp tiếp cận với thế hệ kế thừa, nhất là đối với giới trẻ trí thức.

Trung bình ở Mỹ, cứ hàng chục ngôi chùa Việt Nam mới tìm được một chùa có đơn vị Gia Đình Phật Tử sinh hoạt. Hệ thống Gia Đình Phật Tử là chiếc cầu thế hệ có nề nếp và chất lượng nối kết giữa hai thế hệ già và trẻ đáng tin cậy của Phật giáo Việt Nam mà đạo Phật tại nhiều quốc gia châu Á khác đang mong muốn xây dựng. Thế nhưng vai trò của Gia Đình Phật Tử không phát huy được tác dụng tích cực trong tình thế của Phật giáo Việt Nam hải ngoại hiện nay. Nguyên nhân có nhiều mặt nổi cũng như góc khuất; nhưng trực tiếp nhất vẫn là hiện trạng phân hóa nghiêm trọng giữa các hình thức tổ chức giáo hội “sư nói sư phải, vải nói vải hay” của một tình trạng “giáo hội không có giáo hội”. Bên cạnh đó, khả năng chuẩn bị về kiến thức văn hóa và ngoại ngữ của các tăng sĩ hoằng pháp còn quá giới hạn nên phải dựa dẫm vào một lối thoát tu học nặng tính chất lễ nghi trang hoàng hình thức hơn là thực dụng truyền giáo. Hệ quả tất nhiên là tôn sư hoằng pháp và đệ tử trẻ tuổi mất đi những chiếc cầu giao cảm.

Đạo Phật vẫn thường được truyền thừa qua lăng kính trí tuệ. Nhưng trí tuệ sẽ thiếu đất nấy mầm, đâm nhánh trong lòng tuổi trẻ trước tình trạng kinh điển Phật giáo Việt Nam còn tối tăm và khó hiểu đối với giới trẻ vì ảnh hưởng nặng nề của Hán Tạng. Ngôn từ chùa viện phát triển “tùy duyên” nếu tránh không muốn nói là tùy tiện. Quý tu sĩ trẻ tuổi chưa đủ bề dày công hạnh đang có khuynh hướng lấy Kệ thay Kinh; đem phụ chú và suy diễn của các học giả và luận sư thay cho lời Phật dạy để đánh động dễ dãi vào cảm tính của tín đồ nhất thời hơn là khơi nguồn và làm sáng đạo lý lâu dài.

Và, khuynh hướng phát triển mạnh mẽ đáng lo ngại nhất là khát vọng chạy theo tiền bạc vật chất của xã hội phương Tây nặng tính thực dụng. Những phương trời cao rộng của đạo Phật bị vây bủa trong giới hạn hình tướng của chùa to tượng lớn, nghi lễ rình rang nặng tính chất bùa chú, cầu khẩn của hàng Phật tử xuất gia và tại gia. Sự nhầm lẫn giữa phương tiện hoằng pháp độ sinh và cứu cánh giải thoát giác ngộ của thế hệ đàn anh đã khiến tuổi trẻ ngại đến chùa, xa Thầy và chao đảo niềm tin tâm linh.

Xin đừng quên là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và tốc độ phát triển chóng mặt của ngành thông tin truyền thông đại chúng đã giúp tuổi trẻ ngày càng “khôn trước tuổi” nhanh gấp nhiều lần thế hệ đàn anh. Chỉ có thực chất mới lôi kéo được thế hệ kế thừa về với Đạo. Ảo tưởng dùng huyền thoại tôn giáo để hoằng pháp cho tuổi trẻ ngày nay là vô tình rút đi những chiếc cầu thế hệ đang chông chênh, ọp ẹp dưới sức nặng của Sự Thật đối mặt với giáo điều Tâm Linh trong thời đại mới.

Như người xưa đã thấy: “thà thắp một ngọn nến nhỏ vẫn còn hơn ngồi im mà nguyền rủa bóng tối”. Ước mong những ngọn nến tu học thắp sáng cho thế hệ kế thừa sẽ luân lưu ngày một tỏa sáng hơn dưới những mái chùa.

Baton Rouge mùa Vu Lan 2011

Trần Kiêm Đoàn

Hình Ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Thiện Ái Chùa Tam Bảo:

giadinhphattu-chuatambao-3

giadinhphattu-chuatambao-2giadinhphattu-chuatambao-1

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 5998)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4395)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3138)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4380)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3872)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4415)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6071)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11483)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4239)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3800)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]