Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Hạnh buông xả

07/08/201102:51(Xem: 9371)
1. Hạnh buông xả

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG
Trần Kiêm Đoàn

1. Hạnh buông xả

Chỉ còn một tháng nữa là hết mùa An Cư Kiết Hạ theo truyền thống Phật giáo hàng năm. Ngày cuối của mùa an cư kết thúc vào rằm tháng Bảy. Nắng giao mùa của Thu sang phai màu làm nhớ Mẹ. Những người theo đạo Phật thường chọn thời điểm nầy để tu học và làm công quả. Sống ở xứ Mỹ đã ba chục mùa Kết Hạ mà tôi chưa được lần nào "có duyên" đến chùa chiêm bái bầu không khí An Cư đượm nhuần đạo vị như thời còn ở Huế. Hoàn cảnh thay đổi, đất trời còn thay đổi theo; huống chi là khói sương của một chân trời cũ. Tìm đâu ra một tiếng chuông chùa hay chuông nhà thờ theo gió Nồm đồng vọng trên xứ Mỹ quạt nhiều hơn gió nầy.

Người Mỹ có vẻ thực tế hơn người Việt khi cho rằng, về hưu không phải là gác kiếm xoa tay quy ẩn mà đây là một cơ hội quý báu cuối đời để được sống và làm những điều mình thích, nhưng khi còn đa đoan với chuyện áo cơm chưa làm được. Như có một mùa Hè đã lâu lắm, gặp Trịnh Công Sơn ngồi quán cà phê Tôn Thành Nội Huế để mơ… dễ sợ. Mơ khi đất nước thanh bình sẽ đi thăm cầu gãy vì mìn và thăm mộ bia đều như nấm! Tôi thì không thế. Cũng là một gã “con trai của mạ” xứ Huế thơ mộng, tộng bộng hai đầu, đang lên lão nhưng lại mơ đi thăm lại thế giới của mình. Thế giới nhỏ bé riêng của tôi bắt đầu từ ngôi chùa làng đổ nát và bà mẹ quê trên Quê Mẹ. Đời tha hương của tôi bắt đầu từ thành phố Baton Rouge. Hình ảnh “Cây Gậy Đỏ” mang bóng dáng của ông Tây Nhà Đèn hơn là chú Sam Cao Bồi Texas xứ Mỹ.

Ba mươi năm chưa về thăm lại Baton Rouge, tôi không còn nhớ thành phố đầu tiên cưu mang gia đình tôi trên đất Mỹ giờ như thế nào. Ngày ấy, từ trại tạm cư Bataan, Phi Luật Tân, chúng tôi đến Mỹ theo diện “đầu trọc”; nghĩa là không có ai quen biết hay bà con thân thích đón nhận giúp đỡ bước đầu. May được Hội Chiến Sĩ Baton Rouge nhận bảo trợ. Ba mươi năm trước, gia đình tôi đặt chân xuống xứ Baton Rouge lạ hoắc vào một đêm tối trời mùa Thu. Gia đình các anh chị trong hội Chiến Sĩ đến đón tận phi trường. Từ bác Nguyễn Văn Chuân, các anh Lê Bá Khiếu, Trần Huệ, Vũ Quốc Công đến các bạn Nguyễn Văn Hạnh, Trần Bé, Cáp Côi… là những cựu chiến sĩ cấp tướng, cấp tá, cấp úy, cấp sỹ vang bóng một thời; sau cuộc đao binh, nay làm từ thiện. Khi ngồi viết những dòng nầy trên American Airline từ Sacramento về Baton Rouge, nhắc đến cảnh cũ, người xưa tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng với nỗi buồn lay lắt khi đếm lại các anh chị trong Hội Chiến Sĩ Baton Rouge đã ra đi gần một nửa. Ai cũng biết “nhân sinh tự cổ thùy vô tử” nhưng vẫn tự hỏi, đời gặp nhau có mấy lần vui và sẽ được mấy lần còn gặp lại. Nên càng già, nếu gặp được nhau thì phải đừng giận, bớt trách, ít cãi, thêm khen, lắng nghe, đừng chê và tìm đến nhau với cái tâm buông xả.

Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu. Buông xả là không chấp thủ, không nắm giữ. Không nắm giữ tiền tài, danh lợi, vật chất khó nhưng mà dễ vạn lần hơn buông bỏ những ý nghĩ đã chồng chất thành núi, thành đồi, thành vết sẹo trong tâm mà người ta thường gọi là định kiến, là cố chấp, là chấp trước. Đây chính là thủ phạm gây nên phiền não và đau khổ. Vũ trụ và con người thì thay đổi từng nháy mắt mà người ta thì cứ khư khư nắm giữ mãi cái nhìn, cái nghĩ về một đối tượng sự việc hay con người nào đó từ ba bốn mươi năm trước. Người ta lôi những bóng ma đã lụi tàn trong quá khứ và đuổi bắt những bóng quái ảo ảnh của tương lai mà quên mất hiện tại. Người ta ngỡ mình đang đánh đấm tơi bời một “đối thủ” – hoang tưởng –mà mình cho là gian ác, là kẻ thù nào đó hay ca tụng hết lời một nhân vật quá vãng mình cho là kiệt hiệt anh hùng, nhưng thật ra là đang mò trăng đáy giếng!

Bởi vậy, trong Lục Độ Ba La Mật của đạo Phật thì hạnh Bố Thí đứng đầu. Bố thí không chỉ là cho mà còn là buông xả. Tay cho mà tâm không cầu; cúng dường mà lòng không mong đợi mảy may một hạt bụi khen chê. Buông xả là cánh cửa đầu tiên không khóa, không cài để bước vào các hạnh khác. Không buông xả thì tâm chưa sẵn sàng bố thí. Nhích bước đi đâu mà khỏi bị vướng víu khi lối về lại với chính mình vẫn còn cửa đóng then gài.

“Trẻ khôn qua, già lú lại”, cổ nhân Việt Nam đã từng ngắm nhìn và suy nghĩ đến bạc đầu khi nói lên hình ảnh trung thực mà xót xa nầy. Cũng đành buông tay trước dòng chảy một chiều “sớm như tơ mà tối đã như sương” của thời gian thôi! Tôi đang quên dần tên những con đường đã đi qua và tên những người bạn đã gặp. Không buồn, không vui trước sự mất còn; không vất đi oan uổng, không níu lại tiếc thương mới mong học được bài vở lòng của hạnh buông xả. John Milton tin có một Thiên Đường nên đã dày công đến mù mắt soạn nên thiên anh hùng ca Thiên Đường Đã Mất – Paradise Lost – trong khi mất hay còn cũng chỉ là một không hai đối với người thực hành hạnh buông xả.

Hôm nay, về lại thành phố ba mươi năm trước, với cái tâm cố hướng tới nhưng vẫn còn quá nhiều vướng mắc, mong học chút hương hoa về hạnh buông xả, tôi đi lặng lẽ như một chiếc lá rơi trên đường vắng đang vào Thu. Chẳng mong, chẳng cầu, chẳng đợi; không lấy, không cho… Tôi chỉ muốn tìm lại chính mình. Chuyến đi mở đầu như một cuộc hành hương tâm lý. Những dòng nhật ký tiếp theo sẽ ghi lại những gì tôi sẽ gặp trên đường hành hương vạn lý mà thật ra muôn kiếp cũng chỉ là sự lập đi lập lại tấm thân nầy. Nếu không tìm ra một lối bứt phá hay một ngã rẽ thuận dòng thì giờ đây cũng sẽ là mãi mãi. Về đâu theo lối mòn đơn điệu. Về đâu mà cứ trôi lăn hoài. Dừng chân ở chốn nào đây hay long đong bước dài thêm mỏi nản.

Trần Kiêm Đoàn
Baton Rouge, 28-7- 2011
Chùa Tam Bảo
Baton Rouge, LOUISIANA 7-2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2013(Xem: 6762)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8244)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 10026)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9823)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 7022)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 6977)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8232)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7593)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11250)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10428)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]