Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Hạnh buông xả

07/08/201102:51(Xem: 9828)
1. Hạnh buông xả

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG
Trần Kiêm Đoàn

1. Hạnh buông xả

Chỉ còn một tháng nữa là hết mùa An Cư Kiết Hạ theo truyền thống Phật giáo hàng năm. Ngày cuối của mùa an cư kết thúc vào rằm tháng Bảy. Nắng giao mùa của Thu sang phai màu làm nhớ Mẹ. Những người theo đạo Phật thường chọn thời điểm nầy để tu học và làm công quả. Sống ở xứ Mỹ đã ba chục mùa Kết Hạ mà tôi chưa được lần nào "có duyên" đến chùa chiêm bái bầu không khí An Cư đượm nhuần đạo vị như thời còn ở Huế. Hoàn cảnh thay đổi, đất trời còn thay đổi theo; huống chi là khói sương của một chân trời cũ. Tìm đâu ra một tiếng chuông chùa hay chuông nhà thờ theo gió Nồm đồng vọng trên xứ Mỹ quạt nhiều hơn gió nầy.

Người Mỹ có vẻ thực tế hơn người Việt khi cho rằng, về hưu không phải là gác kiếm xoa tay quy ẩn mà đây là một cơ hội quý báu cuối đời để được sống và làm những điều mình thích, nhưng khi còn đa đoan với chuyện áo cơm chưa làm được. Như có một mùa Hè đã lâu lắm, gặp Trịnh Công Sơn ngồi quán cà phê Tôn Thành Nội Huế để mơ… dễ sợ. Mơ khi đất nước thanh bình sẽ đi thăm cầu gãy vì mìn và thăm mộ bia đều như nấm! Tôi thì không thế. Cũng là một gã “con trai của mạ” xứ Huế thơ mộng, tộng bộng hai đầu, đang lên lão nhưng lại mơ đi thăm lại thế giới của mình. Thế giới nhỏ bé riêng của tôi bắt đầu từ ngôi chùa làng đổ nát và bà mẹ quê trên Quê Mẹ. Đời tha hương của tôi bắt đầu từ thành phố Baton Rouge. Hình ảnh “Cây Gậy Đỏ” mang bóng dáng của ông Tây Nhà Đèn hơn là chú Sam Cao Bồi Texas xứ Mỹ.

Ba mươi năm chưa về thăm lại Baton Rouge, tôi không còn nhớ thành phố đầu tiên cưu mang gia đình tôi trên đất Mỹ giờ như thế nào. Ngày ấy, từ trại tạm cư Bataan, Phi Luật Tân, chúng tôi đến Mỹ theo diện “đầu trọc”; nghĩa là không có ai quen biết hay bà con thân thích đón nhận giúp đỡ bước đầu. May được Hội Chiến Sĩ Baton Rouge nhận bảo trợ. Ba mươi năm trước, gia đình tôi đặt chân xuống xứ Baton Rouge lạ hoắc vào một đêm tối trời mùa Thu. Gia đình các anh chị trong hội Chiến Sĩ đến đón tận phi trường. Từ bác Nguyễn Văn Chuân, các anh Lê Bá Khiếu, Trần Huệ, Vũ Quốc Công đến các bạn Nguyễn Văn Hạnh, Trần Bé, Cáp Côi… là những cựu chiến sĩ cấp tướng, cấp tá, cấp úy, cấp sỹ vang bóng một thời; sau cuộc đao binh, nay làm từ thiện. Khi ngồi viết những dòng nầy trên American Airline từ Sacramento về Baton Rouge, nhắc đến cảnh cũ, người xưa tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng với nỗi buồn lay lắt khi đếm lại các anh chị trong Hội Chiến Sĩ Baton Rouge đã ra đi gần một nửa. Ai cũng biết “nhân sinh tự cổ thùy vô tử” nhưng vẫn tự hỏi, đời gặp nhau có mấy lần vui và sẽ được mấy lần còn gặp lại. Nên càng già, nếu gặp được nhau thì phải đừng giận, bớt trách, ít cãi, thêm khen, lắng nghe, đừng chê và tìm đến nhau với cái tâm buông xả.

Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu. Buông xả là không chấp thủ, không nắm giữ. Không nắm giữ tiền tài, danh lợi, vật chất khó nhưng mà dễ vạn lần hơn buông bỏ những ý nghĩ đã chồng chất thành núi, thành đồi, thành vết sẹo trong tâm mà người ta thường gọi là định kiến, là cố chấp, là chấp trước. Đây chính là thủ phạm gây nên phiền não và đau khổ. Vũ trụ và con người thì thay đổi từng nháy mắt mà người ta thì cứ khư khư nắm giữ mãi cái nhìn, cái nghĩ về một đối tượng sự việc hay con người nào đó từ ba bốn mươi năm trước. Người ta lôi những bóng ma đã lụi tàn trong quá khứ và đuổi bắt những bóng quái ảo ảnh của tương lai mà quên mất hiện tại. Người ta ngỡ mình đang đánh đấm tơi bời một “đối thủ” – hoang tưởng –mà mình cho là gian ác, là kẻ thù nào đó hay ca tụng hết lời một nhân vật quá vãng mình cho là kiệt hiệt anh hùng, nhưng thật ra là đang mò trăng đáy giếng!

Bởi vậy, trong Lục Độ Ba La Mật của đạo Phật thì hạnh Bố Thí đứng đầu. Bố thí không chỉ là cho mà còn là buông xả. Tay cho mà tâm không cầu; cúng dường mà lòng không mong đợi mảy may một hạt bụi khen chê. Buông xả là cánh cửa đầu tiên không khóa, không cài để bước vào các hạnh khác. Không buông xả thì tâm chưa sẵn sàng bố thí. Nhích bước đi đâu mà khỏi bị vướng víu khi lối về lại với chính mình vẫn còn cửa đóng then gài.

“Trẻ khôn qua, già lú lại”, cổ nhân Việt Nam đã từng ngắm nhìn và suy nghĩ đến bạc đầu khi nói lên hình ảnh trung thực mà xót xa nầy. Cũng đành buông tay trước dòng chảy một chiều “sớm như tơ mà tối đã như sương” của thời gian thôi! Tôi đang quên dần tên những con đường đã đi qua và tên những người bạn đã gặp. Không buồn, không vui trước sự mất còn; không vất đi oan uổng, không níu lại tiếc thương mới mong học được bài vở lòng của hạnh buông xả. John Milton tin có một Thiên Đường nên đã dày công đến mù mắt soạn nên thiên anh hùng ca Thiên Đường Đã Mất – Paradise Lost – trong khi mất hay còn cũng chỉ là một không hai đối với người thực hành hạnh buông xả.

Hôm nay, về lại thành phố ba mươi năm trước, với cái tâm cố hướng tới nhưng vẫn còn quá nhiều vướng mắc, mong học chút hương hoa về hạnh buông xả, tôi đi lặng lẽ như một chiếc lá rơi trên đường vắng đang vào Thu. Chẳng mong, chẳng cầu, chẳng đợi; không lấy, không cho… Tôi chỉ muốn tìm lại chính mình. Chuyến đi mở đầu như một cuộc hành hương tâm lý. Những dòng nhật ký tiếp theo sẽ ghi lại những gì tôi sẽ gặp trên đường hành hương vạn lý mà thật ra muôn kiếp cũng chỉ là sự lập đi lập lại tấm thân nầy. Nếu không tìm ra một lối bứt phá hay một ngã rẽ thuận dòng thì giờ đây cũng sẽ là mãi mãi. Về đâu theo lối mòn đơn điệu. Về đâu mà cứ trôi lăn hoài. Dừng chân ở chốn nào đây hay long đong bước dài thêm mỏi nản.

Trần Kiêm Đoàn
Baton Rouge, 28-7- 2011
Chùa Tam Bảo
Baton Rouge, LOUISIANA 7-2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2018(Xem: 7833)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8879)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9478)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10326)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
19/12/2017(Xem: 8571)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10624)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 8249)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8875)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
06/12/2017(Xem: 11595)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 8239)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]