Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Phóng sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi

03/08/201113:29(Xem: 7368)
Chương 6: Phóng sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I.

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

CHƯƠNG VI: PHÓNG SINH LÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ BI


Câu chuyện sau đây được ghi theo lời kể của bác sĩ Quách Huệ Trân. Bản thân vị bác sĩ này là một người tinh tấn tu tập, tín tâm sâu vững, về sau xuất gia trở thành Pháp sư Đạo Chứng.

Tôi có một người bạn đồng học hiện là giáo sư tại một trường đại học ở Hoa Kỳ, cũng là một nhà khoa học về thực phẩm nổi tiếng trên thế giới. Khi anh còn đang học trung học, bỗng nhiên mắc phải một cơn bệnh nặng. Cha mẹ đưa đi bác sĩ khắp nơi, làm rất nhiều xét nghiệm cực khổ. Một hôm, tại Tổng y viện Vinh Dân, kết quả xét nghiệm tìm thấy trong phim chụp X quang phần ngực của anh có một vết đen lạ. Nhưng lúc đó bác sĩ cũng chưa có kết quả chẩn đoán chính xác.

Người bạn học này của tôi vì chịu rất nhiều đau khổ nên khởi tâm từ bi, rất cảm thông với nỗi đau khổ của người khác. Lúc học lên đến bậc đại học, anh bắt đầu học Phật pháp, lại còn phát tâm thọ trì Năm giới. Sau khi thọ giới, anh càng chí thành, tinh tấn.

VÌ KIÊN TRÌ GIỮ GIỚI MÀ TỪ BỎ HỌC VỊ THẠC SĨ
Sau đó, lúc đang học chương trình cao học ở Hoa Kỳ, bài vở và việc thực nghiệm rất bận rộn. Mỗi ngày anh phải thức đến 12 giờ đêm hay 1 giờ sáng. Lâu ngày, do học nhiều và làm việc quá sức, lại thiếu ngủ nghỉ cũng như ăn uống thất thường, nên dần dần anh thấy xuất hiện một số triệu chứng: môi trở nên trắng bệch.

Khi anh sắp lấy được học vị thạc sĩ, lần cuối cùng phải làm một cuộc thí nghiệm, đòi hỏi phải giết rất nhiều chuột trong khi thực hiện. Anh vốn đã có bản tính từ bi, lại thêm tinh thần trì giới, nên kiên quyết không làm việc sát sinh, quyết định từ bỏ học vị thạc sĩ sắp có được. Người nhà và bè bạn đều chê trách: “Tại sao đã chịu cực khổ học hành ở Hoa Kỳ lâu như vậy mà cuối cùng lại bỏ đi? Biết bao người mong muốn có được học vị này, nay anh sắp có được sao lại từ bỏ? Chẳng lẽ chỉ vì không muốn giết chuột lại từ bỏ một công trình khó nhọc lâu ngày như vậy hay sao?...”

LÒNG TỪ BI VƯỢT THẮNG DỤC VỌNG CÔNG DANH
Anh là một người rất ôn hòa nên không muốn biện luận, phân trần gì cả. Nhưng tâm từ bi và trí tuệ học Phật của anh đã vượt thắng lòng ham muốn công danh, lợi lộc của thế gian. Do đó anh đổi ngành học để không còn phải sát sinh trong việc nghiên cứu.

Anh lại phải khó nhọc rất lâu, nhưng cuối cùng cũng có được học vị thạc sĩ. Do tích lũy sự mệt nhọc lâu ngày thành bệnh, và anh mắc bệnh ung thư máu. Anh đã trải qua đủ mọi cách xét nghiệm khổ sở, anh cũng biết được trình trạng vô phương cứu chữa của mình nên từ chối nhập viện.

Anh kiên trì ăn chay trường, kiên trì và chí tâm niệm Phật. Trong thời gian này, anh lại tiếp tục đeo đuổi học vị tiến sĩ ở trường đại học Wisconsin tại Hoa Kỳ. Ở vào tình trạng bệnh tật như anh, đối với người khác hẳn đã không thể nào duy trì được ý chí và nghị lực, nhưng cuối cùng anh vẫn lấy được học vị tiến sĩ ở trường đại học Wisconsin.

Trong khi theo đuổi việc học tập, cho dù bận rộn đến đâu anh cũng không từ bỏ việc sớm tối tụng kinh, niệm Phật. Nhờ sức Phật gia hộ, cũng như nhờ sức công đức giữ giới không sát sinh, thành tâm niệm Phật, khiến anh có thể duy trì được cuộc sống an lạc, bình thường. Đây là một sự cảm ứng âm thầm không thể nghĩ bàn. Cuối cùng, anh đã khỏi hẳn bệnh ung thư máu trước sự ngạc nhiên của giới y khoa.

PHÓNG SINH LÀ CỨU LẤY SINH MẠNG CỦA CHÍNH MÌNH
Qua câu chuyện của người bạn nói trên, tôi nhận ra rằng ai có tâm từ bi thì người đó có một phước báu đặc biệt. Phóng sinh chính là sự khai phóng, sinh khởi lòng từ bi. Anh thà từ bỏ học vị mà mọi người mong muốn để giữ lại mạng sống cho những con chuột thí nghiệm. Khi làm như vậy, anh vốn cũng không có chỗ mong cầu, chỉ vì không đành lòng trước nỗi đau khổ của chúng sinh, lại tôn trọng giới luật của đức Phật nên quyết không sát sinh.

Anh đã ở vào tình trạng kiên quyết “thà trì giới mà chết”, nhưng kết quả ngược lại đã không chết mà cũng không phải khổ! Anh hiện nay còn có thể đi đến các nơi trên thế giới để diễn giảng học thuật, sắc mặt cũng hồng hào, bình thường trở lại.

TIỀN BẠC, HỌC VỊ ĐỀU KHÔNG ĐỔI ĐƯỢC MẠNG SỐNG
Khi mạng sống của chúng ta kết thúc, cho dù tiền bạc có nhiều bao nhiêu, học vị có cao bao nhiêu cũng không cách nào mua lại được một phút sinh mạng. Sinh mạng đáng quý như vậy, cho dù là một con trùng nhỏ, chúng ta cũng không cách nào khiến nó đã chết rồi sống lại. Cho nên khi nó còn sống, phải biết trân quý, tôn trọng sự sống tự do, an ổn của nó.

Lúc bình thường, chỉ cần dùng rất ít tiền bạc là có thể cứu giúp, tránh được sự sợ hãi của loài vật khi bị giết, có thể đem lại cho nó sự sống, sao ta lại không chịu làm? Nếu chúng ta thử đặt mình vào tâm trạng phải đối diện với cái chết, hoặc bỗng nhiên mạng sống bị rơi vào trong tay kẻ khác, sắp bị giết hại, thì chúng ta sẽ cảm nhận ngay được tâm trạng khát vọng, mong mỏi được phóng sinh như thế nào!

Không nỡ để chúng sinh khổ,

Không nỡ để thánh giáo suy.

Do nhân duyên như vậy,

Phát khởi tâm đại bi.

TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI SẮP BỊ GIẾT HẠI

Có một người họ Hứa làm việc ở trường trung học Đông Sơn. Một hôm, ông ở lại trong ký túc xá của nhà trường. Ban đêm, có một bọn trộm lẻn vào, bắt ông trói lại và bịt kín mắt. Trong bóng tối, ông nghe bọn chúng bàn với nhau là phải giết chết ông, vì ông đã thấy mặt bọn chúng, e rằng sẽ gây bất lợi về sau. Bọn cướp tay cầm hung khí, trói gô ông lại. Ông thuật việc đó như sau:

“Tuy chỉ có ba tiếng rưỡi đồng hồ mà đối với tôi như cả một đêm dài dằng dặc, dài nhất trong cả cuộc đời tôi...”

Ông trải qua một tâm trạng cực kỳ kinh sợ, rối loạn, chẳng khác nào một con vật đang chờ đợi bị giết. May sao, trong lúc hoảng hốt đó ông chợt nhớ đến đức Phật A-di-đà, nhớ đến thế giới Cực Lạc là nơi mình có thể sinh về. Do đó, ông vội một lòng niệm Phật, cầu Phật tiếp dẫn vãng sinh. Không ngờ, ông niệm Phật hồi lâu thì bọn cướp cuối cùng đổi ý không giết ông, kéo nhau bỏ đi.

Tâm trạng được sống sót sau khi đối diện với cái chết thực sung sướng làm sao! Ông họ Hứa này từ đó về sau hết sức đề xướng, cổ động cho việc không sát sinh, làm việc phóng sinh. Bản thân ông đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng: giảm một phần nghiệp giết hại là thêm một phần khí chất từ bi, an lành; cũng như công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn, có thể khích lệ người phát tâm từ bi và thay đổi nhân quả xấu ác cho cả hai bên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2020(Xem: 7123)
Khóa Tu Học Mùa Dịch Corona tại Thụy Sĩ Trần Thị Nhật Hưng Để ngăn ngừa dịch bệnh Corona quái ác không có thuốc chữa, bùng phát từ đầu năm 2020, cả thế giới chung tay đối phó kêu gọi và ra lịnh mọi người cách ly. Không ai được tụ tập, mọi tổ chức hội họp lớn, nhỏ đã dự định đều phải đình chỉ. Người này người kia gặp nhau phải giữ khoảng cách 2 mét. Trong tình trạng đó, khóa tu học thứ 12 thường niên nhân dịp nghỉ lễ Thăng Thiên từ 21-24.5.2020 của anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thiện Trí-Thụy sĩ định tổ chức cũng cùng chung số phận. Mọi người an tâm nằm nhà nghỉ dưỡng với tâm trạng nuối tiếc.
10/06/2020(Xem: 6192)
Dương Lệ Quyên tuổi ngoại tứ tuần thuê nhà ở trọ, cha chết, chồng con không có, cuộc sống vất vả. MC Lỗ Dự gần đây có gặp gỡ Dương Lệ Quyên - cô gái từng là fan cuồng của tài tử Hong Kong Lưu Đức Hoa, để tìm hiểu về cuộc sống của cô hiện tại. Từng một thời điên cuồng theo đuổi Lưu Đức Hoa, Dương Lệ Quyên ở tuổi ngoài 40 giờ đây đã thay đổi nhiều về quan điểm, suy nghĩ. So với nhiều năm trước, trạng thái tinh thần của cô cũng tốt hơn, không bấn loạn, rối bời như trước.
08/06/2020(Xem: 7148)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
02/06/2020(Xem: 8519)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
02/06/2020(Xem: 6051)
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ trực tiếp với khán thính giả toàn cầu trong thời kỳ Quán đỉnh Đức Quán Thế Âm Tự tại Thế gian, được ban diệu pháp âm tại nơi cư trú của Ngài, Daharamsala vào ngày 30 và 31 tháng 6 năm 2020. Ảnh: Tenzin Jamphel. Dalailalama.com
31/05/2020(Xem: 7413)
Đôi khi một nụ cười lả lơi, một liếc mắt say đắm, một lần nắm tay bất chợt cũng có thể dẫn tới một tai họa vô cùng lớn lao. Cũng y hệt một tia lửa nhỏ có thể làm phựt cháy cả một khu rừng khổng lồ. Một thí dụ rất cụ thể: nếu ngài Anan sa ngã, số lượng kinh Phật có thể sẽ chỉ còn có phân nửa. Trí nhớ của ngài Anan rất mực siêu đẳng, nhớ hơn 10,000 Kinh Phật trong Tạng Pali.
29/05/2020(Xem: 12507)
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết (許哲, Teresa Hsu Chih, 7/7/1897-7/12/2011), trước danh Cư sĩ, danh tự tiếng Anh là “(Teresa, tiếng Trung: 德蕾莎)” tên tiếng Phạn là “Prema, (愛人)”, chào đời tại Sán Đầu, thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sinh thời, bà đến lớp tiểu học năm lên 27 tuổi, học Y khoa chuyên ngành Điều dưỡng ở tuổi 47, thành lập một Viện Dưỡng lão độc lập ở tuổi 67, học Yoga (瑜伽) ở tuổi 69, học Phật ở tuổi 90, dụng công học tiếng Trung ở tuổi 100, và 101 tuổi quy y Phật môn.
29/05/2020(Xem: 6475)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệptốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.
27/05/2020(Xem: 6368)
Bài viết, kỷ niệm 50 ngày thành lập Cộng đồng đa dạng văn hóa tín ngưỡng gồm 10 quốc gia ASEAN!
27/05/2020(Xem: 5092)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm, kể từ khi Khánh thành Bảo tàng Khảo cổ Thung lũng Bujang (the Bujang Valley Archaeological Museum), tọa lạc tại Merbok, Kedah, một bang phía tây bắc của Bán đảo Malaysia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]