Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duyên Khởi

14/07/201112:28(Xem: 6148)
Duyên Khởi

DUYÊN KHỞI

Là Phật tử, ai cũng mong có dịp đến chiêm bái, ít nhất là một lần trong đời mình, các thánh tích Phật Giáo tại Ấn Độ. Đọc lịch sử đức Phật, phần đông Phật tử đều biết đại khái qua kinh sách Phật giáo, rằng quê hương của đức Phật là vương quốc Thích Ca (SakyaKingdom), thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu). Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath)và nhập Niết Bàn (tịch diệt) ở rừng Sa La tại Câu Thi Na (Kusinagara); nhưng không phải ai cũng có duyên lành hành hương đến được đất Ấn để chiêm bái, chứng kiến tận mắt các Phật tích đó.

Từ lâu, ngay khi đang còn tu học ở Ấn Độ, khoảng hơn 30 năm trước, chúng tôi đã có ý định biên soạn một cuốn sách, viết đầy đủ về lược sử các Phật tích nói trên, để giúp cho Phật tử Việt Nam, dù chưa có dịp qua Ấn chiêm bái, vẫn hiểu biết được phần nào các Thánh Tích Phật Giáo thiêng liêng tại Ấn Độ, nhưng vì lúc ấy, quá bận lo đèn sách, nên chúng tôi chưa thực hiện được. Hoài bão này cứ ôm ấp mãi cho đến giữa năm 1977, vì nhu cầu Phật sự, chúng tôi đành rời quê hương xứ Phật trong luyến tiếc, để sang Hoa Kỳ.

Từ ngày đặt chân lên đất Mỹ, gần 8 năm qua, chúng tôi lại phải dấn thân vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh: lập chùa làm trụ trì, lãnh đạo, hướng dẫn Phật tử, nên rồi ngày lại, tháng qua, năm đến; cứ như vậy, cuộc đời người tu sĩ trên đất cờ hoa, mãi bận lo suốt ngày với không biết bao nhiêu Phật sự đa đoan chồng chất, đến nỗi hằng ngày không có chút thì giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi, còn nói chi đến việc đọc, và viết sách.

Tám năm nhanh chóng trôi qua như “bạch câu quá khích” (ngựa trắng chạy qua cửa sổ), đời người tăng sĩ, nhất là tăng sĩ Việt Nam nơi hải ngoại, với biết bao nhiêu khó khăn, gian lao thử thách, biến đổi thăng trầm; mãi đến hôm nay, nhờ nhân duyên Phật Pháp nhiệm mầu xoay chuyển, chúng tôi mới có hoàn cảnh để thực hiện nguyện ước hơn 30 năm trước của mình, là viết về lược sử các Thánh tích liên hệ đến cuộc đời cao siêu của đức Phật ở Ấn Độ.

Phật giáo ngày nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, chiếm hàng trăm triệu tín đồ khắp năm châu. Do đó, người Phật tử muốn thấu hiểu giáo lý của đức Phật, không thể không biết, hay biết lờ mờ và sai lạc về nơi nguồn gốc đã phát sinh ra Phật Giáo, và các Thánh tích gắn liền với đời sống vị giáo chủ của mình, là đức Phật ở Ấn Độ. Hơn nữa, kiến thức lịch sử về các Phật tích, sẽ soi sáng giúp chúng ta hiểu biết tường tận, với nhiều thích thú hơn, về cuộc đời của đức Bổn Sư Thích Ca Từ Phụ, và làm tăng thêm niềm tin ở chúng ta rằng, đức Phật là một Thánh nhân lịch sử có thật, không phải là một nhân vật thần thoại; với các di tích còn lại đến ngày nay, rải rác khắp nơi trên đất Ấn, mà chúng ta có thể đến chiêm bái tại chỗ, nhìn thấy tận mắt; dù đã trải qua hơn 2.500 năm, với những công trình khảo cứu, khám phá, xác nhận của các sử gia, và những nhà khảo cổ trứ danh Đông lẫn Tây Phương. Chính vì ý thức được tầm quan trọng, cũng như sự đóng góp lợi ích lớn lao của các Phật tích Ấn Độ, cho việc nghiên cứu và hiểu biết, nhất là làm tăng trưởng niềm tin Tam Bảo đối với hàng con Phật, trí thức lẫn bình dân khắp năm châu, mà sau khi Ấn Độ thu hồi độc lập từ chính quyền Anh quốc vào năm 1947, ông Jawaharlal Nehru (1989-1964), vị thủ tướng Ấn đầu tiên đã chỉ thị cho nhà cầm quyền các tiểu bang nỗ lực trùng tu, sửa sang lại tất cả những thánh tích Phật giáo Ấn Độ.

Hiện nay, di tích các Phật tích còn lại trên đất Ấn rất nhiều, ngoài năm thánh tích danh tiếng: Ca Tỳ La Vệ, Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Lộc Uyển và Câu Thi Na; còn có bốn thánh tích quan trọng khác sau đây, đó là: thành Xá Vệ (Pali hay P: Savatthi; Sanskrit hay Skt.: Sravasti), nơi đức Phật đã thường trú 24 năm, và thuyết tại đây nhiều bộ kinh Đại Thừa quan trọng, trong đó có kinh A Di Đà, mà quý vị Phật tử thường tụng vào dịp lễ cầu siêu; thành Vương Xá (P: Rajagaha; Skt.: Rajagriha), nơi đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu (tiếng Ấn: Gridhrakuta); Tỳ Xá Li (P: Vesali; Skt.:Vaisali), nơi đức Phật lần đầu tiên chấp nhận cho hàng nữ giới xuất gia; và Sankasya (P: Sankassa), ghi dấu nơi đức Phật đã từ cung trời Đao Lợi trở về trần thế, sau khi Ngài vận thần thông lên đó để thuyết giảng luận A Tỳ Đạt Ma (P:Abhidhamma; Skt.: Abhidharma) cho hoàng hậu Ma Gia (thân mẫu của Ngài) và chư thiên.

Ngoài 9 Phật tích trên, còn rất nhiều thánh tích khác như Nalanda, Kausambi v.v... là những nơi khi còn tại thế, đức Phật thường lui tới thuyết pháp cho dân chúng. Tất cả những Phật tích này, trong thời gian gần 12 năm du học tại Ấn Độ, chúng tôi may mắn có đầy đủ phước duyên, đã được đến chiêm bái, và tụng kinh cầu nguyện, nơi nào ít nhất cũng là 2 lần, nhiều thánh tích chúng tôi đến viếng thăm và lễ lạy tới 3 hay 5 lần.

Để giúp quý Phật tử hiểu biết qua, trước khi có duyên lành đến chiêm bái tại chỗ; mở đầu loạt bài viết về “Lược sử các Thánh Tích Phật giáo tại Ấn Độ”, chúng tôi xin giới thiệu trước hết, thánh tích Ca Tỳ La Vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 15256)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
26/02/2012(Xem: 9916)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 11182)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
19/02/2012(Xem: 11450)
Dưới đây là tóm tắt nhữnglời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phậtđã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởisự dặn dò người đệ tử thân cận nhấtlà A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảngvà thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phậtđã 80 tuổi.
18/02/2012(Xem: 13042)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 8254)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
17/02/2012(Xem: 9099)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
17/02/2012(Xem: 10240)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
16/02/2012(Xem: 15410)
Tôi thường nói vui “đời không sóng gió không gì thú, sống chẳng gian nan chẳng có vui”, nên đã bao lần vấp ngã, là bao lần gượng dậy đứng lên, bao phen tù mà không tội, bao bận bước lang thang, tôi vẫn là tôi từ thuở nằm nôi cho đến bây giờ, có người đã tặng cho biệt danh là “Bạch Mi Lão Tổ”. Rất khoái, lại cười, thích thú lê gót đó đây, Càn Khôn một gánh, non nước một bầu, tâm sự gieo mây gởi gió, đạo pháp tràn khắp tim phổi, bước chân trên sỏi đá mà miệng vẫn ê a, nghênh ngang giữa cuộc đời vẫn ca bài con cá. Vì nghĩ rằng: trong mọi nẽo đường (quả đất này vốn dĩ không có đường, mà có là con người mở lối, dù là lối nhỏ hay to, dài hay ngắn, thẳng hay cong, có hoa bướm hay chông gai, có hố hầm hay nhung lụa).
15/02/2012(Xem: 8321)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]