Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát nhã và tình yêu

09/04/201312:45(Xem: 6126)
Bát nhã và tình yêu
Bát nhãvà Tình yêu
Thích Thái Hoà

---o0o---

Bằng tất cả trí tuệ, bạn mới có thể nhìn thấy cuộc đời là một dòng sống tương tác giữa cái này và cái kia, tạo ra một trường thiên diễn vô tận của ráng nắng, của bọt nước, của ánh chớp, của sương, của giấc mơ, của tâm thức giả huyễn – và bằng tất cả tình yêu, bạn có thể lắng nghe nụ cười và tiếng khóc trùng điệp đuổi bắt thay nhau của vạn loại chúng sanh trong thế giới phù hư giả ảo ấy.

Kinh nghiệm sống, chính là kinh nghiệm về cuộc tồn sinh giả ảo của cuộc đời, mà niềm tin và thất vọng, mà nụ cười và tiếng khóc luôn luôn chập chùng theo nhau và theo nhau hiện khởi trong từng sát na ở nơi tâm thức cuồng loạn của con người và vạn loại.

Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọng và thất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm. Nhưng thất vọng và khổ đau của con người và vạn loại chúng sanh là ngàn sai muôn biệt. Vì tâm và tưởng của mỗi người mỗi loài đều dị biệt. Sự sai biệt về tâm và tưởng đã tạo nên sự đa thù, vạn dạng của thế giới. Và chính cái đa thù và vạn dạng đó, lại là cái như thật của thế giới này.

Vì tâm và tưởng vạn thù sai biệt, nên cây thông đứng trước sân chùa ngày hôm qua chỉ là củi và gỗ của bác tiều phu, chỉ là bóng mát của những lữ khách qua đường, chỉ là những tàn cây cho chim muông làm tổ và bay nhảy đùa reo, nhưng nó là một Đấng Quân tử của Nguyễn Công Trứ, và là một thực tại toàn diện, sống động trước đôi mắt của một nhà Thiền quán.

Bằng tất cả trí tuệ, ta phải biết cây thông là gì và ta là ai trong vòng nhân duyên tương tác thiên diễn vô tận này, ta có phải là cây tùng, là ráng nắng, bọt nước, ánh chớp, làn sương, là tâm thức hư ảo cuồng loạn ấy chăng; và ta có phảI là nụ cười, tiếng khóc, khi niềm vui và khổ đau chợt có, chợt không lồng quyện vào nhau và chen nhau hiện khởi?

Nếu ta không phải là những cái đó thì ta là ai? Ai cười và ai khóc? Ai vui và ai khổ? Không có ai khóc sau tiếng khóc, chỉ có hành động và tiếng khóc khi nhân duyên của niềm đau hội đủ; không có ai cười sau tiếng cười, chỉ có hành động và nụ cười khi nhân duyên của niềm vui cùng nhau hội tụ. Nước và lửa đối ngại nhau, nên ta khóc; Nước và lửa cợt đùa với nhau, nên ta cười. Gió xoáy bụi bay, đất lở, nên ta khóc; Gió và đất cùng nhau tương hợp chuyển động, nên ta cười.

Bằng tất cả trí tuệ bạn sẽ mỉm cười và tự nhủ: Ta chưa bao giờ có một cái ta đích thực. Ta chỉ là gió, là mây, là nước, là trăng sao, là hơi ấm của mặt trời, là những cực vi của trái đất đã cùng nhau hội tụ và phân ly trong cùng tương sinh tương huỷ để thay nhau và cùng nhau đuổi bắt vô tận.

Và ta trong vô số lần hội tụ và phân ly ấy, nước không còn là nước mà nước là gió, là mây, là mưa, là sương, là hơi ấm mặt trời, là bông hoa, là cây tùng, cây mai, là chú bé chăn trâu giữa ruộng đồng bát ngát, là em bé bán nước khắp mọi phương trời… Và mặt trời không còn là mặt trời, mặt trăng không còn là mặt trăng, mây không còn là mây, nước không còn là nước, đất không còn là đất mà chúng đã đi vào trong nhau và đã trở thành một “hợp thể vô thể”của nhau.

Trong “hợp thể vô thể”ấy, “cái này có mặt trong cái kia, cái kia có mặt trong cái này” và chính “cái này đang trở thành cái kia và cái kia đang trở thành cái này”, chúng tạo ra sinh lực, trật tự và bình an cho cuộc sống.

Nhưng, trong “hợp thể vô thể”ấy, có một cá thể khởi lên tác ý rằng, ta chỉ thích làm mây hay ta chỉ thích làm mặt trời… thì hạnh phúc và nụ cười của ta tức khắc tan biết theo những ước muốn của các cá thể muốn làm mây hoặc làm mặt trời ấy.

Sinh hoạt và tồn tại trong một “hợp thể vô thể”, chỉ cần một cá thể khởi lên vọng tưởng, ta là cái này, ta là cái kia, thì tức khắc thế giới của “cái ta” trở nên tăm tối, cuộc sống của một cái ta trở nên chật hẹp.

Vọng tưởng về một cá thể tồn tại độc lập trong một “hợp thể”, đó là vọng tưởng lệ thuộc vô minh. Và cũng kể từ đó nó đưa ta đi vào cuộc trầm luân dâu bể tử sinh mà không biết đâu là bờ bến ngọn nguồn.

Bằng tất cả trí tuệ bạn hãy nhìn thấy bất cứ cái gì là “hợp thể” thì cái ấy không còn là “cá thể”, nếu có một “cá thể” thì “hợp thể” không thành. Nhưng, trong ta là một “hợp thể”, ta đang tồn tại là tồn tại bằng “hợp thể” mà không phải bằng “cá thể”, do đó sự sống của ta là hết sức linh hoạt và sống động vô cùng. Trong hợp thể sống động, ta được tạo nên bởi những cái không phải là ta là của ta.

Bằng đôi mắt quán chiếu của Bát Nhã bạn sẽ thấy - tự tính của hợp thể là ‘không’ đã đành, mà mỗi cá thể để tạo thành hợp thể ấy, tự tánh của nó cũng là ‘không’. Do đó, trong trong một hợp thể không có tự tính thực hữu cho chính nó đã đành mà ngay trong mỗi cá thể tạo nên hợp thể ấy, cũng hoàn toàn không có tự thể thực hữu cho mỗi chính nó. Và chính cái không có tự thể thực hữu này, mới làm nền tảng cho mọi sự hiện hữu. “Vô tự thể” là cõi tuyệt đối bình an cho mọi hiện thể sinh diệt đi về.

Bằng tất cả trí tuệ thực nghiệm, bạn thấy ngay tính vô thể ở nơi mọi sự hiện hữu là “không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt…” Và cũng bằng tất cả trí tuệ, bạn khởi lên tình yêu chân thực, thương hết thảy chúng sanh đang đắm chìm trong những hạnh phúc hư ảo do ngã tưởng vẽ bày, mà chối từ niềm vui tuyệt đối của Niết Bàn, nguyện ở lại với trần gian hư ảo, cùng đi, đứng, nằm, ngồi, cùng ăn uống, thở, cười, và cùng nghe tiếng khóc than của họ để cùng chia xẻ những niềm đau nỗi buồn của họ và để có cơ hội khơi mở tuệ giác nơi chính họ.

Với đại tâm và tình yêu chân thực, bạn có thể sử dụng bất cứ hình thức nào, dù là hình thức của một trẻ thơ để tạo cho mọi người niềm vui và giúp cho mọi người bớt khổ. Và dù ở đó, bạn hiện hữu như một trẻ thơ, nhưng là một trẻ thơ trong sáng của tình yêu. Bạn yêu tất cả, nhưng đối với tất cả bạn chưa bao giờ khởi lên một ý niệm chiếm hữu.

Bạn hiện hữu trong trần thế, bằng tất cả sự hiểu biết và trái tim, để đưa mọi người và mọi loài vượt ra mọi cảm giác hư ảo, mọi tri giác sai lầm, mọi tác ý điên đảo và mọi nhận thức thiên lệch. Bạn hiện hữu bằng tất cả những quan năng trong sáng và bằng trái tim vô nhiễm, bạn sẽ mỉm cười khi bị nhiều người nguyền rủa. Tình yêu của bạn như vậy là bạn không bao giờ để lại một dấu tích khổ đau cho ai, bạn là một nguồn cảm hứng vô tận của thi ca và vô biên của sáng tạo nghệ thuật.

Vậy, bằng tất cả trí tuệ và tình yêu, bạn có thể thỏng tay vào chợ đời bất cứ lúc nào và ở đâu, để tạo nên mọi huyền sử và huyền thoại cho cuộc đời.



---o0o---

Chân thành cảm ơn TT Thanh Huyền đã gởi tặng tài liệu này
( Trang nhà Quảng Đức, 01/2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2012(Xem: 8278)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8291)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6568)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6484)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5457)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8130)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6259)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8505)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 7771)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]