Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Những cảnh huống trong cuộc sống

11/07/201102:55(Xem: 10882)
II. Những cảnh huống trong cuộc sống

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang Phong

II
NHỮNG CẢNH HUỐNG TRONG CUỘC SỐNG

Lời khuyên nam và nữgiới

Đương nhiên là người đànông và đàn bà khác nhau trên phương diện thể xác, và sự khác biệt đó đưa đếnmột vài khác biệt khác về mặt xúc cảm. Tuy vậy cách suy nghĩ, giác cảm và tấtcả các khía cạnh khác thuộc vào con người của nam và nữ giới trên căn bản đềugiống nhau. Đàn ông thì thích nghi với các công việc đòi hỏi sức lực hơn; phụnữ thì lại tỏ ra hiệu quả hơn trong các công việc đòi hỏi cách lý luận cụ thểvà sự khéo léo. Ngoài ra trong hầu hết các trường hợp khác, đàn ông và đàn bàhoàn toàn bình đẳng trên các lãnh vực mà sự suy nghĩ giữ một vai trò then chốt.Bởi vì không có sự khác biệt căn bản nào giữa họ với nhau nên đương nhiên họ phảicó những quyền lợi giống nhau và mọi sự kỳ thị đều không thể chấp nhận được.Hơn nữa, người đàn ông cần có người đàn bà, và ngược lại nữ giới cũng cần cónam giới.

Bất cứ nơi nào mà quyềnlợi của phụ nữ bị chà đạp thì họ phải đứng lên tranh đấu để tự bảo vệ, và namgiới phải tiếp tay để bênh vực họ. Chính tôi đã từng tranh đấu trên đất Ấn từhai mươi năm nay để phụ nữ được đi học và giữ những chức vụ thuộc vào mọi cấpbậc, tương đương với nam giới trong xã hội.

Đối với Phật giáo thìngười đàn ông hay đàn bà đều cùng hàm chứa những gì mà người ta gọi là bản thểphật hay khả năng của Giác ngộ mà không có một chút nào khác biệt. Họ nhấtthiết bình đẳng với nhau. Quả thật, trong một vài truyền thống thường xuyên xảyra một sự tách biệt nào đó. Chẳng qua thì sự tách biệt nam nữ như thế hầu hếtđều bắt nguồn từ những nguyên nhân xã hội và văn hoá. Long thụ (Nagarjuna) (1)trong tập Bảo hành vương chính luận, và Tịch Thiên (Shantideva) (2) trong tậpNhập Bồ đề hành luận có nói đến những «khiếm khuyết trên thân xác người phụ nữ». Tuy nhiên phải hiểu rằng các vị ấy không hề có ý xếp người phụ nữ thuộc vàomột cấp bậc thấp hơn. Lý do là hầu hết những người xuất gia đều huộc nam giới,việc nêu lên những khiếm khuyết trên thân xác người phụ nữ chỉ nhắm vào mục đíchduy nhất là giúp người xuất gia khắc phục những dục vọng của mình trước thânxác phụ nữ mà thôi. Ngược lại, một ni sư cũng thế, nhất định phải phân tíchthân thể người đàn ông theo cùng một chiều hướng như thế.

Trong những cách tu tậpthuộc vào các cấp bậc cao nhất của Kim cương thừa, chẳng những người ta khôngphân biệt giữa đàn ông và đàn bà, mà yếu tố nữ tính còn giữ một vai trò thenchốt nữa, cho đến mức độ mà việc khinh miệt nữ giới sẽ bị ghép vào tội vi phạmgiới luật.

Ghi Chú :

1- Long Thụ là mộtđại luận sư Phật giáo vào thế kỷ thứ II, đã sáng lập học phái Trungquán tông (Madhyamika).
2- Tịch Thiên, mộtđại luận sư Ấn độ thuộc thế kỷ thứ VIII.
3- Kim cương thừacó thể xem như một đường hướng tu tập thứ ba của Phật giáo, hai thừa kia là NamTông và Bắc Tông. Tuy nhiên đúng ra thì Kim cương thừa chỉ là một thể dạng tutập thật tích cực của Phật giáo Bắc tông (còn gọi là Đại thừa Phật giáo). Sở dĩgọi là Kim cương thừa vì học phái này xem bản thể tối hậu của mọi sinh linh vàmọi sự vật cứng chắc như kim cương, biểu tượng của bất hoại, của Tánh không,của Hiện thực... Các phương pháp tu tập của Kim cương thừa rất khéo léo, tinhvi và tích cực, đưa đến Giác ngộ một cách nhanh chóng.

Lời khuyên người đãlập gia đình

Gia đình là đơn vị cănbản nhất của xã hội. Nếu nguồn an vui tràn ngập trong gia đình, vàcác giá trị nhân bản được tôn trọng, thì chẳng riêng gì cha mẹ mà cả con cháuđều được sống trong bầu không khí hạnh phúc và thư giãn, và cũng biết đâu cáikhông khí đó sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến những thế hệ về sau. Nếu cha mẹ cómột niềm tin tôn giáo, đương nhiên con cái cũng quan tâm đến tôn giáo. Nếu họăn nói lễ độ với nhau, biết sống trong đạo đức (1), yêu thương và kính trọnglẫn nhau, biết giúp đỡ kẻ khác và quan tâm đến thế giới chung quanh, thì concháu sau này sẽ có nhiều hy vọng biết cư xử giống như họ trong cuộc sống củachúng, và chúng sẽ hành động như những con người ý thức được trách nhiệm củamình.

Ngược lại, nếu cha mẹthường xuyên gây gỗ và thoá mạ lẫn nhau, biểu lộ thành hành động tất cả nhữnggì đến trong tâm trí họ và không hề biết kính trọng lẫn nhau, thì chẳng nhữnghọ không bao giờ biết hạnh phúc là gì mà dĩ nhiên con cái họ sẽ phải gánh chịunhững hậu quả mà họ gây ra.

Với tư cách của mộtngười Phật giáo, tôi vẫn thường nói với người Tây tạng rằng nếu thật sự có mộtnơi mà người ta có thể nỗ lực để tái lập và phát huy những lời giáo huấn củaĐức Phật, thì nơi ấy nhất định phải là khung cảnh gia đình. Chính gia đình lànơi mà bậc cha mẹ cần phải biểu lộ niềm tin của mình, đấy là nơi tốt nhất đểcảm hoá con cái bằng cách tự biến mình thành những người hướng dẫn tinh thầncho chúng. Không phải chỉ cần trỏ cho con cái những ảnh tượng và giải thích chochúng đấy là những vị thần linh nào, nhưng phải giải thích một cách cặn kẻ hơn: đây là vị thánh nhân tượng trưng cho lòng từ bi, đây là vị thần linh của trítuệ tối thượng, và cứ tiếp tục giải thích như thế cho chúng. Nếu bậc cha mẹcàng hiểu thấu đáo giáo huấn của Đức Phật, thì họ lại càng có thể ảnh hưởng đếncon cái họ một cách tích cực hơn. Điều ấy cũng đúng với các truyền thống tinhthần khác hay các tôn giáo khác.

Gia đình này sẽ ảnhhưởng đến gia đình kia, và tiếp tục ảnh hưởng thêm một gia đình khác nữa, rồicứ thế sẽ nhân lên thành mười, một trăm, một ngàn, và sau cùng là toàn thể xãhội sẽ trở nên vững vàng hơn.

Các xã hội tân tiến ngàynay không hẳn là những xã hội thật lành mạnh. Nhưng nếu như một số người cứnhất quyết cho rằng con người trong các xã hội ấy không còn biết kính trọng gìcả thì trong những xã hội kém kỹ nghệ hoá hơn, hãy tự hỏi con người có hànhđộng ý thức hơn hay không ? Vì thế ta cần phải thận trọng khi đưa ra những loạixét đoán như trên đây.

Nhiều vùng đất Ấn độthuộc địa phận Hy mã Lạp sơn rất hiểm trở nên không bị ảnh hưởng nhiều bởinhững tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Tại các nơi này trộm cắp và tội phạm ít xảy rahơn, con người chấp nhận và vui sống với những gì họ có, thậm chí có những nơikhi đi vắng, người ta vẫn để cửa bỏ ngõ, nếu có người viếng thăm thì cứ tự tiệnlưu lại và nghỉ ngơi chờ đến khi người nhà quay về. Ngược lại, trong các thànhphố lớn, chẳng hạn như ở Delhi, tội phạm xảy ra rất nhiều và con người chẳngbao giờ biết an phận, vì thế mà khó khăn cứ tiếp tục gia tăng và chồng chất lênnhau. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì thật là sai lầm nếu cứ mang những tệhại ấy làm tiêu đề để kết án sự phát triển kinh tế và chủ trương phải đem xãhội đi thụt lùi lại. Sự hòa thuận và kính trọng kẻ khác trong các xã hội truyềnthống thường là do sự sống còn áp đặt và một phần cũng vì muốn an phận, khôngnhìn thấy những cách sống khác hơn. Thử hỏi những người du mục Tây tạng xem họcó muốn tìm được một nơi ấm áp để trốn cái giá rét của mùa đông hay không, họcó thèm muốn những cái lò sưởi tân tiến không bốc khói mù mịt bám đen cả túplều và các vật dụng của họ hay không, họ có muốn được chăm sóc khi đau ốm vàđược ngồi xem truyền hình để nhìn thấy những gì đang xảy ra ở những chân trờigóc bể của thế giới hay không? Tôi tự cho là có thể đoán được câu trả lờicủa họ.

Phát triển kinh tế vàtiến bộ kỹ thuật là những gì thật tốt và rất cần thiết. Đó là kết quả phát sinhtừ nhiều yếu tố phức tạp mà ta không nhận thấy hết. Nếu cho rằng chận đứngnhững tiến bộ kỹ thuật là sẽ giải quyết được tất cả mọi khó khăn thì đó quảthật là một cách suy nghĩ hết sức ngây thơ. Tuy thế nhất định ta cũng không nênphó mặc cho sự tiến bộ phát triển một cách vô ý thức. Tiến bộ phải đi kèm vớinhững giá trị đạo đức. Chính đó là trách nhiệm của con người nói chung mà trongđó có chúng ta, và trách nhiệm ấy là phải được tôn trọng đồng loạt đối với cảhai phương diện : tức tiến bộ kỹ thuật phải đi đôi với những giá trị đạo đức.Đó chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta vươn tới tương lai. Khi một xã hội đủsức kết chặt được những tiến bộ vật chất và những nỗ lực tâm linh thì lúc ấymới có đủ khả năng để mang lại hạnh phúc thật sự.

Làm thế nào để có thểthực hiện một xã hội như thế ? Tôi không nghĩ rằng phải nhờ vào chùa chiền vàtu viện nguy nga. Cũng không phải chỉ đơn giản dựa vào trường học là cũng đủ. Chínhgia đình phải đứng ra đảm trách vai trò then chốt đó. Nếu một gia đình biếtsống trong an vui và mọi người trong gia đình ấy ngoài phần kiến thức còn thựcthi được những giá trị đạo đức, biết sống ngay thật và vị tha, thì khi đó mớicó thể nghĩ đến việc kiến tạo một xã hội theo đúng nghĩa của nó. Theo tôi, giađình nắm giữ một vai trò vô cùng lớn lao.

Điều thật cần thiết làcon cái phải được nẩy nở thật sự, phát huy được những phẩm tính căn bản của conngười, biết cư xử một cách cao thượng, đủ sức mạnh tinh thần để tương trợ lẫnnhau, để nhận biết sự tương quan với những người chung quanh và tự biến mìnhthành một tấm gương cho kẻ khác soi vào. Được như thế thì khi những đứa trẻ lớnlên và tìm được nghề nghiệp sinh sống, chúng sẽ có đủ khả năng để giáo dục chocác thế hệ kế tiếp. Nếu sau này chúng có trở thành những vị giáo sư già lọmkhọm với những cặp kính dày cộm, thì chắc hẳn các vị ấy cũng không đến nỗi quênmất những năm tháng của chuỗi ngày thơ ấu. Tôi vẫn luôn tin như thế.

Nếu gia đình muốn thànhcông với trọng trách này thì ngay từ lúc khởi đầu, người đàn ông và người đànbà không nên kết hợp với nhau dựa trên sự bám víu duy nhất vào sắc đẹp thể xác,vào âm thanh của giọng nói, hay là những thể dạng khác bên ngoài. Họ phải cốgắng tìm hiểu nhau. Nếu cả hai khám phá ra một số phẩm tính nào đó của nhau vàđều cùng cảm thấy một tình yêu chung, đi song đôi với một sự tương kính và quýtrọng, thì khi đó sự kết hợp giữa hai người mới có nhiều cơ may đưa đến hạnhphúc lâu bền.

Ngược lại nếu sự kết hợpduy nhất bằng dục vọng, bằng thèm khát nhục dục, giống như sự thèm khát trướcmột người gái điếm, không cần biết tánh tình của nhau, không cần phải tỏ lộ sựkính trọng, thì khi đó họ chỉ có thể tiếp tục yêu nhau khi dục vọng còn đủ mãnhliệt. Một khi những kích thích do sự mới lạ không còn nữa và tình yêu không cònđi đôi với sự quý mến lẫn nhau một cách sâu đậm nữa, thì lúc ấy việc sống chungsẽ trở thành một thứ gì thật khó khăn. Tình yêu như thế chỉ là một thứ tình yêumù quáng. Sau một thời gian sẽ không còn là tình yêu nữa mà là một cái gì ngượchẳn lại. Nếu hai vợ chồng lại có con cái thì có thể chúng sẽ lâm vào cảnh thiếutình thương. Thật hết sức quan trọng phải nghĩ đến điều này trước khi quyếtđịnh chung sống với một người khác.

Một hôm tại San Franciscotôi gặp được một vị cố đạo Thiên chúa giáo thường giúp các bạn trẻ chuẩn bị lậpgia đình. Ông ta khuyên những người trẻ là họ cần nên quen biết một số đông bạntrai gái trước đã, rồi sau đó mới lựa chọn. Nếu cứ nhắm mắt chọn ngay người hônphối sau một lần gặp gỡ đầu tiên thì sẽ có cơ nguy bị nhầm lẫn. Tôi thấy điềunày rất đúng.

Cũng không nên quên làkhi đã lấy nhau, thì kể từ giây phút đó một người sẽ trở thành hai. Ngay nhữnglúc còn sống một mình, những gì mình suy nghĩ vào lúc chiều tối cũng đã khácvới những gì suy nghĩ vào buổi sớm mai. Vì thế cũng không cần phải nhắc lại ởđây là những bất đồng chính kiến có thể đến vào bất cứ lúc nào. Nếu người nàyhay người kia chỉ biết bảo vệ ý kiến của mình mà không quan tâm đến ý kiến củangười bạn đời của mình, thì sinh hoạt lứa đôi không thể tiến hành tốt đẹp được.Từ giây phút khởi sự sống chung với một người khác, ta phải đối xử bằng sự trìumến và phải quan tâm đến những suy tư của người ấy. Mỗi người đều gánh lấy mộtphần trách nhiệm chung, dù cho bất cứ gì sẽ xảy ra cho nhau. Cuộc sống lứa đôikhông phải là công việc riêng của một người.

Người đàn ông phải làmcho người đàn bà vui lòng và người đàn bà phải làm cho người đàn ông vui lòng.Nếu người này hay người kia không làm được những gì mà cả hai chờ đợi lẫn nhau,thì lối thoát duy nhất có thể hình dung được là sự bất hòa và cảnh chia ly. Khichưa có con cái thì sự chia ly vẫn chưa hẳn là một thảm hoạ. Chỉ cần kéo nhaura tòa, điền vào những mẫu khai in sẵn, chỉ đơn giản phung phí một ít giấy thếthôi. Nhưng nếu đã có con cái thì suốt đời chúng sẽ cảm thấy một nỗi đau buồnxót xa nào đó.

Rất nhiều cặp vợ chồngly dị nhau. Có thể họ cũng có lý, nhưng theo ý tôi trước nhất hãy làm tất cảnhững gì có thể làm được để tiếp tục sống hạnh phúc với nhau. Nhất định điều đóđòi hỏi nhiều cố gắng và suy tư. Nếu sự chia ly không thể tránh được, tốt nhấtnên hành động một cách êm thắm, không gây ra buồn khổ cho kẻ khác.

Vì thế nếu ta đã quyếtđịnh sống chung với một người nào đó thì phải thật tâm và không nên hấp tấp.Một khi đã sống với nhau, hãy suy nghĩ đến trách nhiệm mà cuộc sống lứa đôi đòihỏi. Gia đình là chuyện nghiêm túc. Hãy làm tất cả những gì có thể được để manglại hạnh phúc cho gia đình, hãy chu cấp cho gia đình được đầy đủ, giáo dục concái và bảo đảm hạnh phúc cho chúng trong tương lai.

Hãy đặt phẩm lên trênlượng. Cái quy tắc ấy phải được áp dụng cho bất cứ cảnh huống nào trong cuộcsống. Trong một tu viện, dù cho số người tu hành không đông nhưng nếu họ lànhững người đứng đắn thì luôn vẫn hơn. Trong một trường học điều quan trọngkhông phải là thu nạp một số học trò đông đảo mà chính là sự giáo dục phải đượcthực hiện tốt. Trong một gia đình, điều cốt yếu không phải là có nhiều con màphải có những đứa con lành mạnh và không hư hỏng.

Ghi chú :

1- Sống trong đạođức, theo định nghĩa Phật giáo mà Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thường thuyết giảng làtránh không được làm bất cứ gì có hại đến người khác.

Lời khuyên người độcthân

Có nhiều loại người độcthân. Có những người tu hành nguyện sống một cuộc đời trinh bạch và cũng cónhững người thế tục không thích cuộc sống lứa đôi; có những người quyết tâmchọn một cuộc sống độc thân nhưng cũng có người phải rơi vào hoàn cảnh đơn độcngoài sự mong muốn của mình; có những người độc thân sống trong hạnh phúcnhưng cũng có những người độc thân buồn khổ.

Đời sống lứa đôi mangđến nhiều lợi điểm nhưng đồng thời cũng tạo ra vô số khó khăn. Phải hy sinhnhiều thời giờ cho người phối ngẫu, cho con cái, và phải tiêu xài thật hao tốn,phải làm việc nhiều hơn, phải giao du với một gia đình khác v. v.

Những người sống mộtmình thường có đời sống đơn giản hơn. Họ chỉ cần nhét đầy một cái bao tử duynhất, trách nhiệm của họ ít hơn và họ tự do muốn làm gì thì làm. Nếu muốn tìmhiểu hay bước theo một con đường tâm linh nào đó thì họ tự do đi đến bất cứ nơiđâu để tìm hiểu những gì họ muốn. Họ chỉ cần một va-li bên người và có thể dừnglại bất cứ đâu, lưu lại nơi ấy bao lâu tùy thích. Cuộc sống độc thân có thể rấthữu ích trong chiều hướng đem đến cho ta tự do và nhiều điều kiện thuận lợi đểthực hiện những ước vọng của mình. Trong khuôn khổ của một người tu hành thìcuộc sống độc thân như thế mang đầy ý nghĩa và tôi sẽ trở lại vấn đề này trongcác đoạn sau.
Trường hợp vừa kể trênđây nhất định là trường hợp của những người tự ý sống độc thân. Có một số ngườiđàn ông phải sống cô độc vì tuyệt vọng không tìm ra được một người bạn đời nàocả. Nhiều người đàn bà thèm muốn chết đi được, nhưng lại không gặp một ngườiđàn ông lý tưởng nào. Nói chung là họ không thực hiện được ước nguyện của đờimình. Những khó khăn của họ đôi khi vì lý do họ tập trung quá đáng vào chínhmình và đòi hỏi quá nhiều ở kẻ khác. Nếu biết dần dần chọn một thái độ ngượclại, mở rộng lòng mình với kẻ khác, đồng thời đừng xem những khó khăn của mìnhlà quan trọng, tự nhiên họ sẽ thu hút được phản ứng tích cực của kẻ khác. Nếukhông thì cũng chẳng biết phải khuyên họ những gì bây giờ? Chẳng lẽ bảo họphải trang điểm nhiều hơn nữa nếu đó là một người đàn bà? Phải tập thể dục chobắp thịt căng to hơn nữa nếu đấy là một người đàn ông? Tôi chỉ nói đùa thếthôi. (Ngài cười to).

Lời khuyên người sốngtập thể

Đời sống tập thể, nếuđược tổ chức dựa vào sự tự nguyện, thì theo tôi đó là một điều rất tốt. Sốngtập thể rất chính đáng vì bản chất con người là lệ thuộc vào nhau, người nàyvới kẻ khác. Sống tập thể cũng giống như sống trong một gia đình rộng lớn, vìcách sống như thế phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Ta gia nhập một tập thể vìnhìn thấy một số phấm tính nào đó trong tập thể ấy. Mọi người chung sức vớinhau, mỗi người hoàn tất công việc hàng ngày của mình và đồng thời cũng nhậnđược thành quả từ sự cố gắng của kẻ khác. Theo tôi đấy là một giải pháp mangtính cách thực tiễn.

Trong bất cứ một nhómngười nào cũng luôn có những bất đồng chính kiến. Tôi xem đấy là một điều thuậnlợi. Càng va chạm với nhiều quan điểm khác biệt, ta lại càng có dịp được họchỏi thêm những gì mới lạ từ kẻ khác và cải thiện được những hiểu biết của chínhmình. Nếu ta chống lại những kẻ suy nghĩ khác với mình thì mọi sự sẽ trở nênkhó khăn. Đừng bám chặt vào những ý nghĩ riêng tư mà hãy đối thoại với kẻ khácbằng một thái độ cởi mở. Như thế ta sẽ có dịp so sánh những ý tưởng khác nhauvà từ đó sẽ phát sinh một quan điểm mới.

Bất cứ nơi nào, dù tronggia đình hay trong những tập thể khác của xã hội, việc đối thoại với nhau thậtquan trọng. Ngay từ buổi thiếu thời, khi có sự cãi vã xảy ra, nên tránh tứckhắc những ý nghĩ tiêu cực, đừng tự nhủ «Phải tìm cách để loại bỏ tên này mớiđược». Dù không cư xử đến cái mức độ tiếp tay cho kẻ ấy, nhưng ít ra cũng nênlắng nghe xem hắn muốn bày tỏ điều gì. Hãy tập làm quen với cách cư xử như thế.Tại trường học, trong gia đình, nếu như có sự cãi vã bùng nổ, hãy tái lập ngayviệc đối thoại và dựa vào sự trao đổi ngôn từ để suy nghĩ thêm.

Chúng ta thường có thóiquen cho rằng khi đã bất đồng chính kiến thì tất nhiên phải có sự xung đột, vàkhi đã xung đột thì nhất định sau cùng sẽ có kẻ thua người thắng, hoặc nhưngười ta thường nói, sự xung đột sẽ chấm dứt khi nào có một niềm kiêu hãnh bịchà đạp. Tránh đừng nhìn mọi sự dưới khía cạnh như thế. Luôn luôn nên cố gắngtìm một giải pháp thỏa thuận. Cần nhất là phải quan tâm tức khắc đến quan điểmcủa kẻ khác và nhất định ta có đầy đủ khả năng để làm được việc ấy.

Lời khuyên người sungtúc

Khi gặp những người giàucó, tôi thường hay nói với họ rằng theo những lời giáo huấn của Đức Phật thì đólà một dấu hiệu tốt. Đấy là quả của những gì xứng đáng, là một bằng chứng chothấy trước đây họ từng là những người rộng lượng. Tuy nhiên sự giàu có ấy khônghẳn là luôn đi đôi với hạnh phúc. Nếu đúng như thế thì càng giàu người ta phảicàng hạnh phúc hơn.

Trên căn bản và vềphương diện cá nhân con người thì không có gì khác biệt giữa người giàu có vànhững kẻ khác. Dù cho gia tài có kếch sù mấy đi nữa, họ cũng không thể ăn nhiềuhơn người khác vì mỗi người cũng chỉ có một dạ dày; hai bàn tay cũng chỉ cótừng ấy ngón mà chẳng có thêm ngón nào để đeo nhiều nhẫn hơn. Đương nhiên là họcó thể uống các thứ rượu vang và rượu mạnh thuộc loại tinh chế và đắt tiền, ănnhững thức ăn tuyệt hảo. Nhưng tiếc thay, thường thì những thứ ấy chỉ làm hạicho sức khoẻ của họ nhiều hơn mà thôi. Những người không cần làm việc nặng nhọcthì phải lại tập thể dục nhằm loại bớt năng lượng dư thừa để ngừa chứng phì nộmvà bịnh tật phát sinh. Chẳng hạn như tôi đây, không có dịp ra ngoài thườngxuyên nên phải đạp xe đạp trong nhà ! Hãy suy nghĩ cho kỹ, chẳng cần phải giàucó để rơi vào cái cảnh ấy đâu ! (Ngài bật cười to).

Nhất định là có nhữngxúc cảm thích chí khiến ta thốt lên: «Tôi thực sự là một người giàu có!». Câu nói ấy đem đến hứng khởi và ta phóng một hình ảnh thú vị về cái ta vàoxã hội này. Tuy nhiên những thứ ấy có đáng hay không, so với những những căngthẳng và lo âu phát sinh từ việc tích lũy và khuếch trương tài sản của mình ?Biến một số người trong gia đình và xã hội thành ra kẻ thù, tạo cho kẻ khác mốiganh tỵ và ác cảm. Riêng ta thì luôn phải sống trong lo âu và rơi vào tư thếphải thường xuyên phòng thủ.

Theo tôi, lợi điểm duynhất của sự giàu có là khả năng giúp đỡ kẻ khác. Đồng thời trong bối cảnh xãhội thì ta cũng giữ một vai trò quan trọng hơn và có nhiều ảnh hưởng hơn. Nếubiết nghĩ đến những điều tốt lành thì ta sẽ làm được rất nhiều việc phải. Nhưngngược lại, nếu là một người xấu bụng thì chính ta sẽ gây ra nhiều điều saitrái.

Tôi vẫn thường nói rằngchúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm liên quan đến quả đất này. Nếu ta có đầy đủđiều kiện, chẳng hạn như sự giàu có, để thực hiện một điều gì đó hữu ích nhưngta lại không làm, thì như thế rõ ràng ta là một người vô ý thức.

Mỗi ngày ta thụ hưởngthực phẩm và những tiện nghi do kẻ khác tạo ra, hay trồng trọt thay ta. Khi đãđủ sống thì đến lượt ta phải biết giúp đỡ cho phần còn lại của thế giới này.Không có gì bi thảm hơn là sống trong xa hoa mà không góp phần để mang lại hạnhphúc cho những người kém may mắn hơn mình. Nên hiểu rằng có những người thậthết sức nghèo khó chung quanh ta. Nhiều người không có gì để ăn, không có nhàđể ở, đấy là chưa nói đến vấn đề giáo dục và thuốc men khi đau ốm. Nếu ta giàucó mà chỉ biết lo cho ta mà thôi thì những người phải sống trong cơ hàn sẽ nghĩthế nào về ta? Những người lam lũ từ sáng đến chiều nhưng vẫn không đủ ăn sẽphản ứng ra sao khi nhìn thấy kẻ khác sống trong cảnh dư thừa mà chẳng cần độngđến móng tay? Có phải là chúng ta đã biến họ trở thành những người ganh tị vàchỉ biết cảm thấy chua chát trong lòng hay chăng? Có phải chúng ta đã đẩy họdần vào cảnh hận thù và hung bạo?

Nếu có nhiều tiền củathì cách tốt nhất là đem của cải ấy để giúp đỡ người nghèo, những người đangđau khổ, và trên bình diện rộng lớn thì đấy là cách giải quyết khó khăn và giúpcho mọi người cùng chung sống trên quả đất này được hạnh phúc hơn. Giúp đỡngười nghèo khó không có nghĩa đơn giản là cho họ tiền. Giúp đỡ có nghĩa là tạođiều kiện để họ được hưởng giáo dục và tự chăm sóc lấy họ, tức là giúp họ đủsức để tự chu cấp những nhu cầu của họ.

Sống trong sung túcriêng cho mình thì quả chẳng có ích lợi gì cả. Thay vì sống và phung phí tiềnbạc để mua lấy sự xa hoa vô bổ thì hãy nên sử dụng tiền của ấy vì kẻ khác. Nếuta tìm thấy thích thú khi ném tiền qua cửa sổ, hay nướng những số tiền khổng lồvào các sòng bạc, thì cũng không có lý do gì để trách cứ ai nếu đấy là tiền dochính mình làm ra và không làm hại đến ai cả. Tuy nhiên thật ra đấy cũngchỉ là một cách tự lừa dối mình và phung phí sự hiện hữu của chính mình màthôi.

Dù giàu có đi nữa thìcũng nên ý thức rằng ta cũng chỉ là một con người mà thôi, và trên danh nghĩacon người thì ta nào có gì khác biệt với một người nghèo khó : tất cả đều cómột nhu cầu chung về một niềm hạnh phúc phong phú trong nội tâm, và cái hạnhphúc ấy thì không có đồng tiền nào mua được.

Trong thời buổi này, cáihố phân cách giữa những người quá dư thừa và những kẻ tay trắng ngày càng trởnên sâu hơn. Trong vòng hai mươi năm gần đây, it nhất đã có thêm năm trăm nhàtỉ phú mới. Trước đây số tỉ phú chỉ vỏn vẹn có mười hai người vào năm 1982.Trong số những nhà tỉ phú mới, có đến hơn một trăm người gốc Á châu. Người tavẫn thường cho Á châu là một nơi nghèo đói, nhưng thực ra thì cũng có vô sốngười ở Âu châu và Mỹ châu hiện nay chẳng có một xu dính túi. Vấn đề này chothấy sự nghèo đói không còn liên hệ gì với sự tương phản giữa Đông và Tâyphương.

Những hệ tư tưởng lớn,chẳng hạn như cộng sản, đã hoàn toàn thất bại trong ý đồ ép buộc người giàuphải cống hiến những gì họ có để làm của chung. Ngày nay, con người phải tựmình nhận lấy trách nhiệm đùm bọc lẫn nhau. Điều đó nhất định đòi hỏi phải thayđổi thật sâu xa cách suy nghĩ của mình, tức phải có một nền giáo dục mới.

Nhìn vào khía cạnh lâudài thì người giàu sẽ chẳng được lợi lộc gì cả khi họ góp phần làm suy đồi tìnhtrạng chung trên thế giới. Họ sẽ phải tự che thân trước sự oán hận của ngườinghèo và sống trong lo sợ ngày càng nhiều hơn, đó cũng là tình trạng đã xảy ratại một số quốc gia. Một xã hội mà người giàu thì quá giàu, người nghèo lại quánghèo ắt sẽ sinh ra hung bạo, tội ác và nội chiến. Những kẻ khuấy rối sẽ khíchđộng dễ dàng những người khốn khổ bằng cách lừa dối rằng chính mình là ngườiđứng ra tranh đấu cho họ. Đủ mọi thứ hỗn loạn sẽ theo đó mà sinh ra.

Nếu bạn giàu có và biếtgiúp đỡ người nghèo chung quanh, và nếu nhờ đó mà họ có sức khoẻ và có phươngtiện để phát triển tài năng và sự hiểu biết của họ, thì rồi đây họ sẽ đền đáp lạibằng chính tình yêu thương của họ. Làm được như thế thì dù bạn là người giàu cóđi nữa thì bạn vẫn có thể trở thành một người bạn của kẻ nghèo khó. Nếu bạn cógặp thảm họa thì họ cũng sẽ chia sẻ sự xót xa với bạn. Nhưng ngược lại, nếu bạnchỉ biết thu mình trong ích kỷ và không hề biết chia sẻ là gì thì họ sẽ hận thùbạn và vui mừng khi thấy bạn khổ đau. Tất cả chúng ta đều là những con ngườisống tập thể trong xã hội. Khi bối cảnh chung quanh thân thiện thì đương nhiênchúng ta sẽ tìm thấy sự tự tin và sống trong hạnh phúc.

Lời khuyên người cùngquẫn

Nghèo nàn về vật chấtđâu cấm cản ta có những suy tư cao thượng. Thật vậy, những ý nghĩ cao cả quantrọng hơn nhiều so với sự giàu có vật chất. Có được một khối óc và một thân xáccon người là đã đạt được những gì cốt yếu, dù cho phải sống trong cảnh nghèokhó đi nữa, vì thế không có lý do gì khiến ta phải nản chí và hổ thẹn. Trên đấtẤn, đứng trước những người thuộc giai cấp tiện dân chỉ mong muốn đòi hỏi quyềnlợi của mình, tôi thường bảo với họ rằng tất cả chúng ta đều là những con ngườinhư nhau, đều có một tiềm năng như nhau, vì thế không nên thối chí chỉ vì nghèođói và bị các giai cấp khác khinh miệt.

Thật không có ích lợi gìkhi cảm thấy chua chát và phẫn nộ đối với những người giàu có. Nhất định làngười giàu phải biết kính trọng kẻ nghèo khó, nhưng nếu gặp trường hợp ngườigiàu vượt quá xa giới hạn của họ thì những người nghèo phải đứng lên để tự vệ.Nếu cứ ấp ủ lòng ham muốn hay dung dưỡng sự ganh tị thì chẳng đi đến đâu cả.Nếu muốn trở thành giàu có thì tùy theo khả năng mình mà hãy cố gắng trau dồisự hiểu biết thay vì ngồi một chỗ mà chờ đợi. Điều quan trọng là tự tạo chomình những phương tiện để tự mình đứng vững trên hai chân.

Tôi nghĩ đến hàng ngànngười Tây tạng đã theo tôi sau khi tôi rời xứ sở để tỵ nạn trên đất Ấn. Họ đãmất tất cả, kể cả quê hương của họ, và trong số họ phần đông trắng tay, cơ hànvà không được chăm sóc thuốc men đúng mức. Họ phải làm lại cuộc đời từ con sốkhông trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Họ sống trong những túp lều vảiđể tránh nóng bức và mưa lũ, phải khai hoang những mảnh rừng được cung cấp vàhàng trăm người đã chết vì những thứ bịnh tật không hề có trên đất Tây tạng.Tuy nhiên rất ít người thối chí, họ khắc phục những khó khăn nhanh chóng một cáchkỳ lạ và đã tìm thấy sự hân hoan và vui sống. Điều ấy chứng minh cho thấy vớimột thái độ đúng đắn, người ta vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc trong những hoàncảnh bi thảm nhất. Ngược lại nếu nội tâm không an bình, ta sẽ tự lừa dối mìnhbằng cách cho rằng tiện nghi vật chất và giàu có sẽ mang lại hạnh phúc cho ta.

Thật rõ ràng là mỗingười đều có quyền mang cái nghèo nàn của nội tâm để ghép thêm vào sự nghèo khóvật chất. Nhưng dù sao thì cũng nên trau dồi những thái độ tích cực. Cũng xinnhắc lại rằng những gì trình bày trên đây không hề có nghĩa là muốn khuyên tabất động, không làm gì cả để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Nếu là nạn nhân của sựbất công, bạn hãy đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình và đưa sự thật ra ánhsáng. Điều này hết sức quan trọng. Trong những thể chế dân chủ, sự kiện luậtpháp phải được áp dụng cho tất cả mọi người là một lợi điểm lớn lao. Tuy nhiêncần phải giữ một thái độ ngay thật và từ tâm.

Lời khuyên người ốmđau

Ngày nay y khoa đạt đượcnhững tiến bộ lớn lao. Tuy nhiên sức mạnh tinh thần vẫn giữ một vai trò thenchốt trong việc phòng ngừa hay trong lúc điều trị. Ảnh hưởng của sức mạnh tinhthần đã được chứng minh rõ rệt.

Thân xác và tâm thứcliên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế dù cho bịnh tình nguy kịch đến mấy đi nữacũng không bao giờ nên thất vọng. Phải tự nhủ là luôn luôn sẽ có một phươngthuốc để chữa chạy thì ta sẽ có cơ may được lành bịnh. Dù sao đi nữa, phải hiểurằng sự lo buồn cũng chẳng ích lợi gì cả vì đấy chỉ là một cách rước thêm khổđau vào đau khổ mà thôi. Tôi xin lập lại một lời khuyên hết sức thiết thực củamột nhà hiền triết Ấn độ là ngài Tịch Thiên (1) như sau: Nếu đã có một phươngthuốc thì lo âu để làm gì, cứ an tâm mà dùng phương thuốc ấy. Nếu không cóthuốc chữa thì lo âu lại càng vô ích. Nó chỉ làm cho đớn đau trở nên nặng nềthêm mà thôi!

Phương thuốc tốt nhất làphòng ngừa. Phương thuốc ấy liên quan mật thiết với việc ăn uống và cách sốngthường ngày của ta. Nhiều người lạm dụng rượu chè và thuốc lá. Chỉ vì một chútlạc thú nhỏ nhoi và phù du phát sinh từ mùi vị và sự chi phối của những thứ ấymà họ hủy hoại cả sức khoẻ của mình. Một số người khác chỉ vì ăn quá nhiều màphải mang lấy đủ thứ bệnh tật. Tôi từng biết có nhiều nhà tu Phật giáokhi còn ẩn cư trong hang động hẻo lánh trên núi thì hết sức khoẻ mạnh. Thếnhưng mỗi lần xuống núi để thăm gia đình hay bạn hữu vào dịp lễ đầu năm hay làcác lễ lạc khác, họ không còn kiểm soát được sự tham ăn nữa và đã ngã bịnh.(Ngài cười to).

Đức Phật đã từng nói vớicác đồ đệ của Ngài rằng nếu ăn không đủ thì họ sẽ bạc nhược, nhưng Ngài cũngbảo rằng nếu sống một cuộc sống quá dư thừa thì ta sẽ phung phí hết những gìxứng đáng (2) của mình. Những lời trên đây nhắc nhở ta hãy giảm bớt những thèmkhát, vui lòng với những gì đang có, cố gắng thăng tiến trên mặt tinh thần, vànhư thế sẽ giữ được sức khoẻ tốt. Ăn quá nhiều hay ăn không đủ đều đưa đến bệnhtật. Trong cuộc sống thường nhật hãy cố tránh đừng bị rơi vào một thái cực nàocả.

Ghi chú :

1- Tịch Thiên(Shantideva) là một đại sư Ấn độ thuộc Trung quán tông, sinh vào khoảng cuốithế kỷ thứ VII, từng tu học ở Đại học Na-lan-đà, tác giả của một tập luậnbằng thi phú có thể xem như là một kiệt tác, đó là tập Nhập Bồ đề hành luận(Bodhicaryavatara).
2- Chữ « xứng đáng» trong Phật giáo có nghĩa là những hành vi tốt lành. Năng lực tích cực phátsinh từ những hành vi ấy in sâu vào « dòng tiếp nối liên tục » của tri thức, vàsau đó trong một thời gian lâu hay mau, tùy thuộc chúng có bị ảnh hưởng củanăng lực tiêu cực từ những vết hằn của những hành vi thiếu đạo hạnh ngăn chậnvà hoá giải hay không, sẽ làm phát sinh những xu hướng tinh thần mang đến hạnhphúc cho ta. Đồng thời qua quy luật tương liên (lý duyên khởi), những xu hướngtích cực ấy cũng sẽ đem đến cho ta sức khoẻ, sự giàu sang,...chẳng hạn.

Lời khuyên ngườikhuyết tật và những ai
chăm sóc cho họ

Nếu ta có một thân xáckhuyết tật thì từ đáy tâm hồn ta hãy luôn tự nhủ rằng dù sao tất cả mọi ngườiđều là những con người như nhau. Nếu ta khiếm khuyết một giác quan nào đó, thìtâm thức ta cũng vẫn hoạt động giống như tâm thức kẻ khác. Đừng thối chí, hãytự tìm lấy sự vững tin trong lòng. Ta là một con người và ta có đủ khả năng đểlàm một cái gì đó cho cuộc đời mình.

Một hôm tôi viếng thămmột trường học cho người câm. Thoạt nhìn thì thấy những đứa bé ấy không thể nàogiao tiếp như chúng ta được, nhưng thật ra thì chúng có thể sử dụng nhữngphương tiện khác để học hỏi giống như mọi người. Ngày nay người khiếm thị cóthể đọc và viết nhờ những dụng cụ và máy móc đặc biệt. Vài người đã trở thànhnhà văn. Tôi nhìn thấy trên truyền hình Ấn độ một người cụt cả hai tay nhưngvẫn có thể dùng chân để viết được. Người này không thể viết nhanh, nhưng chữviết thật rõ ràng.

Dù sao đi nữa ta cũngkhông bao giờ nên nản chí. Người nào biết tự nhủ rằng : «Tôi sẽ thành công»thì người ấy sẽ đi đến đích. Nếu ta nghĩ rằng: «Thật khó quá, tôi mất hết mọikhả năng rồi, tôi sẽ không bao giờ làm được», thì trong trường hợp đó tấtnhiên ta sẽ khó thành công. Người Tây tạng có một câu châm ngôn như sau : «Đánh mất lòng nhiệt thành thì ta sẽ không sao thoát được cảnh cơ hàn». Nhữnggì tôi trình bày trên đây tất nhiên không liên quan đến trường hợp những ngườicó não bộ bị tổn thương vì họ không còn suy nghĩ bình thường như chúng ta đượcnữa.

Khi một đứa bé bị tậtnguyền bẩm sinh thì không thể bảo rằng cha mẹ và cả những người khác trong giađình không hề biết buồn rầu, lo âu và thất vọng. Tuy nhiên nếu nhìn trên mộtbình diện khác thì sự chăm sóc cho người khác lại là một nguồn hạnh phúc và mộtniềm vui. Kinh sách Phật giáo khuyên ta nên yêu thương nhiều hơn những ai đangkhổ đau và không còn đủ khả năng để tự che chở lấy mình. Càng giúp đỡ họ, tacàng tìm thấy một niềm vui sâu xa và đích thực vì ta sẽ cảm thấy cuộc sống củamình hữu ích.

Theo nguyên tắc chung,cứu giúp người khác là hành vi tốt đẹp nhất trong số tất cả các hành vi. Nếunhư chính trong gia đình, ngay bên cạnh ta, có một người nào đó hoàn toàn mấthết khả năng, không còn một phương tiện nào để tự che chở, phải nô lệ cho nhữngkhuyết tật không chữa chạy được, thì hãy nghĩ rằng đấy là một dịp may vô cùngquý giá giúp ta tìm thấy sự hân hoan trong việc giúp đỡ một chúng sinh. Ta đangthực thi một việc vô cùng tốt đẹp.

Nếu ta xem việc ấy làmột sự bắt buộc, trái ngược với lòng ta, thì ý nghĩa của việc làm sẽ không cònđuợc vẹn toàn, và như thế là cách tự tạo ra cho mình những khó khăn thật phi lýkhông đáng xảy ra.

Lời khuyên người sắplìa đời và những người thân thuộc chung quanh

Cái chết đánh dấu mộtthời điểm cực kỳ quan trọng vì thế cần phải được chuẩn bị thật chu đáo. Hãynghĩ đến tính chất bất khả kháng của cái chết. Hãy nhìn nó như một thành phầnbất khả phân của sự sống, vì đương nhiên sự sống bắt buộc phải có một khởi điểmvà một sự chấm dứt. Thật là vô ích nếu ta tìm cách tránh né chuyện ấy.

Nếu ý niệm trên đây sớmăn sâu vào tâm thức thì sau này cái chết sẽ không đến với ta một cách đột ngộtnhư là một biến cố bất thường. Và như thế ta sẽ có thể tiếp cận nó một cáchkhác hơn.

Quả thật phần đông chúngta đều cảm thấy ghê sợ khi nghĩ đến cái chết của chính mình. Ta sử dụng phầnlớn cuộc đời để thâu góp của cải và hoạch định thật nhiều dự án, dường như tacó thể sống bất tận, không chịu nghĩ rằng rồi một ngày nào đó ta cũng sẽ ra đivà bỏ lại tất cả phía sau. Cái ngày nào đó cũng có thể là ngày mai, mà cũng cóthể là ngay hôm nay, trong một chốc nữa đây.

Theo Phật giáo, tốt hơnhết là ngay từ bây giờ ta nên tập thế nào để cái chết sẽ đến một cách êm đẹpnhất. Khi các chức năng sinh tồn chấm dứt, cấp bậc thô thiển của tâm thức cũngtan biến theo, và khi đó phần tri thức tinh tế không còn lệ thuộc vào thànhphần vật chất nữa, sẽ hiển lộ một cách rõ rệt, tạo ra dịp may duy nhất chongười đã tu tập thuần thục bước vào thể dạng Giác ngộ. Vì thế các kinh sáchtan-tra (1) đã đưa ra nhiều phương pháp thiền định với mục đích chuẩn bị chocái chết.

Nếu là người mang đứctin thì khi sắp chết ta nên nhớ đến đức tin của mình mà cầu nguyện. Nếu ta tincó Trời, thì tự nhủ rằng dù cho thật đau buồn khi phải chấm dứt sự sống, nhưngTrời vẫn có cái lý của Ông ta, trong cái lý đó có một cái gì sâu xa mà ta khôngthể hiểu nổi. Điều đó chắc hẳn cũng giúp đỡ ta được phần nào.

Nếu là một người Phậtgiáo và tin có luân hồi, thì đối với ta cái chết chỉ là sự thay đổi cái vỏ thểxác bên ngoài, giống như ta thay áo mới khi chiếc áo trên người đã cũ. Khi cơsở vật chất gánh chịu những tác động từ các nguyên nhân bên trong và bên ngoàikhông còn đủ sức duy trì sự sống, thì đã đến lúc phải rời bỏ nó để tiếp nhậnmột cơ sở vật chất mới. Trong bối cảnh như thế, chết không có nghĩa là chấm dứthiện hữu.

Đối với những người cóđức tin, dù họ có chấp nhận sự tái sinh hay không, thì cần nhất khi chết phảichận đứng những tư duy của tri thức thô thiển và phải phát động niềm tin vàoThượng đế hay bất cứ một thể dạng tâm thức tích cực nào cũng được. Tốt nhất làgiữ cho tâm thức minh mẫn chừng nào hay chừng nấy và tránh tất cả những gì làmcho tâm thức u tối. Nếu như người hấp hối đau đớn quá mức và không còn khả nănggiữ tâm thức trong một thể dạng thuận lợi, thì tốt hơn là đừng nên cho ngườihấp hối phải ra đi trong tình trạng đau đớn như thế. Trong trường hợp này hãygiúp người sắp chết bớt đau đớn bằng những liều thuốc an thần hay thuốc ngủ.Việc ấy thật lợi ích !

Đối với những ai khôngtheo một tôn giáo hay các cách tu tập tâm linh nào, và các cách suy tư của họquá xa vời với cái nhìn của tôn giáo về thế giới này, thì trong lúc hấp hốiđiều quan trọng hơn hết là nên giữ bình tĩnh, thư giãn, và suy nghĩ trong đầuthật minh bạch rằng cái chết chẳng qua cũng chỉ là một quá trình tự nhiên củasự sống.

Nếu phải chứng kiến vàgiúp đỡ một người hấp hối, thì ta hãy chọn một thái độ thích nghi với họ, phùhợp với bịnh tình của họ, với việc họ có tin ở tôn giáo hay không, có tin vàosự tái sinh hay không, và nhất là tránh tối đa không tìm cách gây ra cái chếtsớm hơn để tránh sự đau đớn (2). Nên làm tất cả những gì có thể làm được để tạora chung quanh người hấp hối một không khí an bình. Nếu ta bồn chồn lo lắng,người hấp hối cũng sẽ cảm thấy bị giao động làm phát sinh những suy nghĩ hỗnloạn khiến cho họ bất an. Thuật ngữ Phật giáo gọi đó là nguy cơ tạo cho ngườihấp hối những xu hướng tiêu cực (3).

Nếu người hấp hối cócùng một tôn giáo với ta, thì ta nên nhắc nhở họ cách tu tập mà họ đã quenthuộc hoặc hãy củng cố thêm đức tin cho họ. Khi hấp hối thì tất nhiên tâm thứcsẽ kém sáng suốt hơn. Lúc ấy nếu có đem ra giảng cho họ một cách tu tập mà họchưa hề biết hay chưa quen thuộc thì cũng vô ích. Khi phần tri thức thô thiểnđã tan biến và giai đoạn tri thức tinh tế khởi sự, thì những gì có thể giúp íchcho người lâm chung chính là sức mạnh của sự tập luyện tinh thần từ trước củahọ, kèm theo những suy tư tích cực.

Khi người bịnh đã hôn mêvà chỉ còn giữ được hơi thở ra vào, không còn suy nghĩ được nữa, thì lúc đó cầnphải giúp cho họ ra khỏi tình trạng vô thức, nhưng hãy hành động tùy theo hoàncảnh. Nếu gia đình giàu có và người hấp hối được gia đình quá thương tiếc vàsẵn sàng kéo dài sự sống của họ với bất cứ giá nào, dù chỉ được một ngày đinữa, thì cũng nên cố gắng thực hiện. Dù cho việc ấy không giúp ích gì thêm chongười sắp chết nhưng cũng làm cho những người thân đang sống được mãn nguyện.

Nếu không còn một hyvọng nào để làm hồi tỉnh tri thức của người hôn mê và nếu việc đó quá tốn kémkhiến gia đình phải gánh chịu nợ nần hoặc tạo ra những khó khăn trầm trọng, thìtốt hơn hết là nên thốt lời «từ giã».

Tôi cũng xin nói thêmrằng, theo Phật giáo nếu cần phải làm bất cứ gì để giúp người sắp chết khôngđau đớn, thì đồng thời cũng nên hiểu rằng không phải vì thế mà người hấp hối sẽthoát khỏi những khổ đau do chính họ đã tạo ra cho họ. Nói một cách khác là họphải gánh chịu sự khổ đau mà nguyên nhân bắt nguồn từ hành vi (nghiệp – haykarma) của chính họ, và hậu quả phát sinh từ hành vi thì không thể nào trốntránh được. Nếu họ rơi vào một hoàn cảnh không có một tiện nghi vật chất nào,hoặc trong một thể dạng hiện hữu khác hơn là con người, hoặc không có ai bêncạnh để chăm lo, thì sự đớn đau sẽ còn tệ hại hơn nhiều. Ngay trong lúc này khicòn đang có kẻ khác chăm sóc và chu cấp nhu cầu cho họ thì tốt hơn là họ nên đểcho cái thân xác hiện tại gánh chịu sự đớn đau (4). Đương nhiên, tất cả là dogia đình hay những người thân thuộc quyết định kéo dài hay thu ngắn tình trạngsống giả tạo (5) của họ mà thôi.

Ghi chú :

1- Tan-tra là cáckinh sách căn bản của Kim cương thừa trong Phật giáo.
2- Sự gây chếtkhông đau (euthanasie).
3- Xu hướng tiêucực ở đây có nghĩa là sự bám víu vào sự sống và những người thân chung quanh,cản trở một tâm thức an bình thuận lợi cho sự tái sinh.
4- Ý nghĩa của câunày là sự đớn đau là do nghiệp sinh ra, nếu ta «trả» trong lúc này thì sẽđược nhẹ gánh hơn cho thân xác tương lai. Dù sao thì hậu quả của nghiệp cũngphải «trả», hoặc «trả» trong lúc này hay khất «nợ» lại về sau cũng thếthôi.
5- Kéo dài sự sốnggiả tạo có nghĩa là dùng hô hấp nhân tạo và các máy móc y khoa khác để tạm thờichận đứng cái chết.

Lời khuyên người làmviệc quá nhiều và
không còn thì giờ rảnhrỗi

Tôi vẫn thường gọi mộtsố bạn bè của tôi là những «người nô lệ cho tiền bạc». Họ không hề biết dừnglại một phút nào để nghỉ ngơi, họ mệt nhoài vì phải chạy hết đầu này đến đầukia, luôn luôn sẵn sàng bay sang Nhật, sang Hoa kỳ, Hàn quốc, không dám dànhthì giờ đi nghỉ mát.

Nhất định là nếu sinhhoạt của họ nhắm vào mục đích mang đến sự tốt lành cho kẻ khác hay để pháttriển quê hương họ, thì tất nhiên người ta phải lấy đó làm một điều hân hoan.Bất cứ những ai có một mục đích cao cả và hy sinh ngày đêm để thực hiện mụcđích ấy thì quả rất xứng đáng cho chúng ta ngợi khen. Ngay cả trong các trườnghợp như thế, chính họ cũng thỉnh thoảng cần phải dành ra một ít thì giờ để chămsóc sức khoẻ. Nên thực hiện một công trình hữu ích trải rộng trong một thờigian lâu dài, tuy không nhanh, nhưng vẫn hơn là phải ra sức cố gắng mà lại phùdu.

Nếu như những hoạt độngcó tính cách cuồng nhiệt chỉ để hướng vào những mục tiêu tham vọng cá nhân, đểrồi sau cùng bị kiệt lực và hao mòn sức khoẻ, thì đấy chỉ là một hình thức tựhủy hoại chính mình một cách vô ích mà thôi.

Lời khuyên người bị tùđàyvà những người cai tù

Trên nguyên tắc, nhữngai phạm tội ác đều phải bị nhốt vào tù và bị khai trừ ra khỏi xã hội. Họ bịngười khác xem là những thành phần bất hảo và tập thể xã hội không còn muốnnhìn thấy họ nữa. Họ không còn một hy vọng nào để trở thành người tốt để lậpmột cuộc sống mới, và họ lại tiếp tục cư xử hung bạo với các người tù khác vàhiếp đáp những kẻ yếu kém hơn. Trong bối cảnh như thế, thật sẽ không còn mộtdịp may nào nữa để cho họ tự biến cải lấy số phận của mình.

Đôi khi tôi nghĩ đếntrường hợp những người cầm quân giết hại hàng ngàn người, và những kẻ như thếthì được gọi là anh hùng. Người ta xem hành động của những người ấy thật làtuyệt vời, để rồi ca tụng và tán dương họ. Nhưng nếu một người lâm vào cảnhtúng quẩn giết hại một người khác, thì người ta lại gọi hắn là một kẻ sát nhân,bỏ hắn vào tù và có thể đem giết hắn nữa. Nhiều người chiếm đoạt những số tiềnkhổng lồ thì lại không bị kết tội. Trái lại những kẻ chỉ phạm vào việc ăn cắpvài tờ giấy bạc vì tuyệt vọng thì lại bị còng tay và đưa vào tù.

Thật ra thì tất cả chúngta đều là những kẻ mang tiềm năng gian ác, và những người mà chúng ta đưa vàotù, thì trong đáy lòng họ, chưa chắc họ đã tệ hại hơn bất cứ ai trong số chúngta. Chỉ vì họ không cưỡng lại được trước những u mê, tham vọng và hận thù màthôi, chứ tất cả chúng ta thì cũng như họ, đều mắc phải những thứ bịnh ấy, chỉcó nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Bổn phận của chúng ta là phải chữa chạy cho họ.

Đứng trên cương vị củaxã hội cũng thế, ta không nên loại trừ những kẻ phạm vào sai lầm để kết tội họlà gian ác. Trên bình diện tổng quát thì họ vẫn là một con người, cũng là mộtthành phần của xã hội giống như chúng ta, và cũng có quyền được cải thiện nhưchúng ta. Nhất định là chúng ta có bổn phận phải mang đến cho họ một niềm hyvọng và mở một hướng đi mới cho cuộc đời họ.

Tôi đã từng viếng thămnhà tù Delhi Tihar ở Ấn độ, nơi có một nữ cảnh sát tên là Kirian Tihar đứng rachăm sóc những người tù tội với một tấm lòng nhân từ thật bao la. Bà ấy giảngcho họ những lời khuyên tinh thần, dạy họ thiền định, tìm cách in sâu tronglòng họ sự an bình nội tâm giúp họ loại trừ những ý nghĩ tội lỗi. Những ngườitù hết sức sung sướng khi thấy có người yêu thương và chăm sóc mình. Sau mộtthời gian, một số người, trước cả hạn kỳ được thả, đã tìm thấy sự an vui, tựtin nơi giá trị con người và cảm thấy đủ sức để hòa mình vào xã hội. Theo tôiđấy là một tấm gương cho chúng ta noi theo để bắt chước những việc làm nhân đạonhư thế.

Tại Hoa kỳ tôi cũng đãgặp những người Phật giáo giao tiếp với những kẻ tù đày và chăm sóc cho họ. Tôikhuyến khích những người này và bảo họ rằng những việc làm như thế thật vô cùnghữu ích.

Hoàn cảnh của những tộiphạm còn non trẻ thì thật là bi thảm. Trước hết đấy là tình trạng mới chớm bướcvào đời đã làm hỏng cả tương lai. Sau đó phải hiểu là tình cảnh đáng thương ấylại thường xảy đến cho những kẻ ít kinh nghiệm, rơi vào những bối cảnh xã hộikhó khăn, thuộc vào một lứa tuổi chưa đủ sức suy nghĩ phải làm thế nào để đứngvững một mình.

Lời khuyên chính yếunhất của tôi đối với những tội phạm còn non dại và với tất cả những kẻ bị tùđày là không bao giờ thối chí, không bao giờ đánh mất niềm hy vọng được cảithiện. Hãy luôn luôn tự nhủ rằng: «Tôi chấp nhận những sai lầm của tôi, tôi sẽcố cải thiện, tôi sẽ hành động tốt hơn, và tôi sẽ trở thành người hữu dụng».Tất cả chúng ta đều đủ sức để tự biến đổi mình. Tất cả chúng ta đều có một khốióc như nhau, một tiềm năng giống nhau. Không bao giờ tự cho rằng mình chẳng cònhy vọng gì nữa, ngoại trừ trường hợp còn vướng mắc trong sự kiềm toả của vôminh và những ý nghĩ nhất thời.

Những người bị tù tộithật đáng thương ! Họ phạm vào lỗi lầm chỉ vì bỗng dưng đã rơi vào sự kiềm toảcủa những xúc cảm tiêu cực, để rồi bị xã hội loại trừ và họ đã đánh mất tấtcả trong cuộc đời này.

Lời khuyên người đồngtính luyến ái

Rất nhiều người đã hỏilà tôi nghĩ gì về những người đồng tính luyến ái. Tôi cho rằng đối với những aitheo một tôn giáo nào thì tốt nhất là nên tự quyết định những gì nên làm vàkhông nên làm, theo quan điểm của tôn giáo mình. Một số người Thiên chúa giáocho rằng đồng tính luyến ái là một lỗi lầm trầm trọng, một số người khác lạikhông cho như thế. Một số người Phật giáo chấp nhận điều này, một số khác lạinghĩ rằng làm như thế cũng không khác gì từ bỏ Đạo Phật.

Theo các kinh sách cănbản của Phật giáo thì có mười hành vi nguy hại phải tránh, trong số này có mộtđiều liên quan đến đời sống tình dục không đúng đắn (1). Điều này cốt yếu liênquan đến trường hợp lấy người phối ngẫu của kẻ khác, nhưng cũng gồm cả hành viđồng tính luyến ái, giao cấu bằng miệng hay hậu môn và thủ dâm. Nhưng thực hànhnhững thứ ấy không có nghĩa là bị khai trừ ra khỏi Phật giáo. Ngoại trừ nhữngquan điểm sai lầm – chẳng hạn như nghĩ rằng Đức Phật không hiện hữu, hoặc quyluật nhân quả không đúng – thì chẳng có điều nào trong mười hành vi nguy hại,kể cả sát sinh, lại có tác dụng biến ta thành người không Phật giáo. Một kẻgiết người đương nhiên là đã phạm vào một hành vi cực kỳ nguy hại. Nếu là mộtnhà sư và lại còn tìm cách che dấu tội ác của mình thì đấy là một hành độngchối bỏ vĩnh viễn các lời nguyện và người này không còn thuộc vào tăng đoànnữa. Tuy thế người này vẫn có thể tiếp tục tu tập.

Nếu ta không theo mộttôn giáo nào cả và thích làm tình với một người cùng phái tính với sự thỏathuận chung, không phải là một hành vi hãm hiếp hay lạm dụng nào cả, và nếu tatìm thấy sự thích thú không hung bạo, thì tôi không có gì để nói thêm nữa. Tôicòn nghĩ rằng – và đây cũng là một điều quan trọng – thật hết sức bất côngkhi thấy trường hợp những người đồng tính luyến ái đôi khi bị xã hội loại trừ,hoặc bị trừng phạt, hoặc mất việc làm. Người ta không có quyền xem họ nganghàng với những kẻ tội phạm.

Tôi nghĩ rằng theo quanđiểm Phật giáo và trên bình diện tổng quát thì đồng tính luyến ái chỉ là mộtlầm lỗi đối với một số giới luật nào đó thì đúng hơn, nhưng tự nó thì đồng tínhluyến ái không phải là một hành vi nguy hại, khác hẳn với trường hợp hãm hiếp,sát sinh hoặc những hành vi khiến kẻ khác phải đau khổ. Thủ dâm cũngthuộc vào trường hợp như vừa kể. Vì thế không có một lý do nào để loại trừ haycó những thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính luyến ái.

Tôi cũng xin nói thêmrằng chúng ta cũng không nên chê bai triệt để những tôn giáo chủ trương bài trừsự luyến ái thiếu phẩm hạnh, chỉ vì lý do duy nhất là sự luyến ái ấy không phùhợp với quan điểm của mình hay là cách mà mình vẫn thường làm.

Ghi chú :

1- Chín giới cấmkhác là : sát sinh, trộm cắp, nhục mạ, nói dối, nói lời làm tổn thương đếnngười khác, nói huyên thiên vô bổ, tham lam, sân hận, si mê tàkiến.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2020(Xem: 5705)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6341)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6333)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5630)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6661)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6176)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7769)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7263)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
12/10/2020(Xem: 12794)
Biển đêm dậy sóng cuồn cuộn dâng cao Sợ hãi khôn xiết tìm đâu nơi ẩn náu Sóng yên biển lặng: hồng danh nhiệm mầu Quán Âm linh hiển khổ nạn đều tan biến
11/10/2020(Xem: 14996)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]