Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Bốn: Phật Giáo ngày nay

14/05/201107:52(Xem: 6661)
Phần Bốn: Phật Giáo ngày nay

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Bốn

PHẬT GIÁO NGÀY NAY

Phật giáo trong thế kỷ này phải đối mặt với hai thử thách. Một, làm thế nào để giải tỏa những quan niệm sai lầm khi người ta nghĩ về Phật giáo. Có người nhầm Phật giáo với việc thờ cúng tổ tiên, người khác lại nhầm lẫn Phật giáo với việc soi căn đoán mệnh. Đây là những việc cần làm sáng tỏ để chúng ta có thể hiểu những lời dạy của Đức Phật một cách tốt đẹp. Hai, việc hòa hợp giữa các tôn giáo rất thiết yếu cho vấn đề hòa bình của nhân loại. Điểm nổi bật của Phật giáo về vấn đề này là thái độ bao dung và tôn trọng những tôn giáo khác, tuy nhiên lại cương quyết trong việc gìn giữ tôn chỉ và đường lối sinh hoạt tu hành của mình. Triển vọng sẽ như thế nào?

XIX. PHẬT GIÁO LÀ GÌ, MÊ TÍN LÀ GÌ?

Quan niệm của phật giáo về ma quỷ, bói toán và năng lực siêu hình

Nội dung những lời dạy của Đức Phật là phát triển tâm thức. Con đường thật sự đưa đến đạo quả giác ngộ khai mở ngay trong tâm thức của con người. Dù trong bất cứ thời gian hay không gian nào mục tiêu của con đường đó không thể đổi khác nhưng hình thức biểu hiện ra bên ngoài của Phật giáo thì phong phú và đa dạng. Chúng biến đổi tùy thuộc vào mỗi quốc độ khác nhau vì những hình thức nghi lễ của Phật giáo hội nhập hài hòa với sắc thái văn hóa của từng quốc gia, từng địa phương khác nhau.

Đôi khi Phật giáo với tín ngưỡng bản địa hòa nhập với nhau đến mức độ người ta khó lòng phân biệt được rạch ròi giữa những biểu hiện thuộc Phật giáo và những biểu hiện không phải là Phật giáo. Mặc dầu tăng chúng biết rõ đâu là sự khác biệt giữa những tín ngưỡng địa phương và tinh thần Phật giáo nhưng đông đảo quần chúng bình dân vẫn còn rất mù mờ về vấn đề này.

Thí dụ, một số người tự nghĩ rằng mình đang tu theo Phật nhưng trong ngôi chùa của họ ngoài việc thờ một tượng Phật ở chính giữa, họ còn đặt những vị thần thánh Trung Quốc ở hai bên. Họ rất mù mờ về sự khác nhau giữa chư Phật, chư Bồ Tát và những vị thần phàm tục ở địa phương và sùng bái cúng kiến tất cả những vị ấy như nhau. Trong chùa Phật giáo lại có những sinh hoạt không phải của Phật giáo như lên đồng, đoán mệnh... Những sinh hoạt đó chỉ là tập tục dân gian hay tín ngưỡng dân gian mà thôi.

Cầu nguyện cho thân nhân quá vãng

Thí dụ, người ta nghĩ rằng việc đốt hàng mã hay tiền âm phủ cho thân nhân quá vãng chính là cách mà Phật giáo thờ phụng tổ tiên. Theo tín ngưỡng dân gian thì người chết sẽ đi vào âm cảnh na ná như trần cảnh; cũng có nhà cửa, quần áo; cũng có xe cộ và tiền bạc... Người thân trong trần cảnh muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo qua việc phụng dưỡng cho ông bà, cha mẹ hay người thân đã chết. Họ cũng muốn ngăn ngừa những hồn ma bị quên lãng hiện về làm hại nên họ bèn đốt lầu kho, quần áo, tiền giả... để cung phụng cho người đã chết. Họ tin rằng thiêu đốt hàng hóa sẽ khiến cho số hàng hóa trên được chuyển qua cõi âm và người thân của họ sẽ hưởng dụng.

Việc đốt hàng mã bằng giấy bồi thuộc về tập tục thờ cúng tổ tiên chớ không phải là Phật giáo. Theo Phật giáo, khi mệnh chung, người ta không đi xuống âm phủ hay âm cảnh. Thật ra sau khi chết họ đi vào trạng thái trung ấm trước khi tái sinh để có một sắc thân khác. Trạng thái trung ấm này có thể chỉ chớp nhoáng trong một tích tắc hay kéo dài trong 49 ngày, sau đó sẽ đi tái sinh. Những sinh linh trong trạng thái trung ấm không có khả năng giao tiếp với chúng ta và chúng ta cũng không có khả năng giao tiếp với những sinh linh đó. Chỉ có những sinh linh khác cũng ở trong trạng thái trung ấm và những người có thiên nhãn nhờ vào thiền lực mới có thể nhận thức được những sinh linh trong trạng thái trung ấm này.

Kết thúc trạng thái trung ấm, người ta liền tái sinh vào một trong 6 cảnh giới là chư thiên, bán thiên, loài người, loài súc sinh, loài ngạ quỷ và tội nhân của địa ngục. Chỉ có một số sinh linh tái sinh làm ma quỷ, tức là sống trong cảnh giới ngạ quỷ hay quỷ đói, chớ không phải ai chết cũng phải sinh làm hồn ma trong cảnh ngạ quỷ cả. Nên nhớ rằng dù sinh vào trong cảnh giới nào đi nữa thì việc ấy chỉ có tính chất tạm thời chớ không vĩnh viễn. Hạnh nghiệp trước đây của một người sẽ có tác động chính đối với cảnh giới mà người ấy sẽ tái sinh.

Những người thân đã chết của chúng ta sẽ có của cải tài sản tùy theo phước lực và cảnh giới mà những người ấy sống. Thí dụ, nếu bà ngoại đã từ trần cách đây một năm, và hiện nay bà đã tái sinh vào một cảnh giới nào đó. Nếu ngoại tái sinh làm người thì giờ đây bà là một baby mấy tháng tuổi có chút xíu đang nằm trong nôi. "Bà ngoại baby" hay là "ông ngoại baby" này (người ta có thể thay đổi giới tính khi tái sinh) sẽ được cha mẹ (mới) nuôi dưỡng và chăm sóc các việc ăn mặc. Chúng ta không thể cung cấp quần áo trẻ sơ sinh cho "bà ngoại baby" bằng cách đốt những miếng giấy xếp cắt na ná như quần áo trẻ em được.

Dĩ nhiên là chúng ta cảm thấy thương nhớ người thân đã mệnh chung nhưng quả là không có lợi lạc gì cả nếu chúng ta nhờ những người trung gian để liên lạc với người quá vãng. Chúng ta nên nhớ rằng lời đầu tiên mà Đức Phật dạy là sự chóng vánh của kiếp sống con người và nếu chúng ta chấp nhận việc ra đi của người thân yêu thì tâm thức chúng ta sẽ có nhiều tịnh lạc hơn.

Trợ giúp cho thân nhân hay bạn bè đã chết là điều tốt đẹp và Phật giáo có chỉ dạy những công việc để trợ giúp cho thân nhân quá cố. Chúng ta có thể đem của cải tài sản của người đã chết để làm việc từ thiện, giúp người khốn khó hay cúng dường cho Phật Pháp và những hành giả chân chánh. Chúng ta cũng có thể tổ chức những buổi lễ cầu nguyện cho người chết rồi hồi hướng công đức của những việc làm thiện lành trên cho người thân đã mất.

Chúng ta không thể nào chuyển tải các thiện nghiệp của chúng ta cho một người nào khác giống như chuyển tiền từ tài khoản trong ngân hàng của chúng ta sang một tài khoản khác vì người hành động chính là người thể nghiệm kết quả tốt hay xấu của hành động đó. Tuy nhiên bằng cách hồi hướng công đức mà chúng ta đã tạo được cho người đã khuất, chúng ta tạo ra một định hướng lực nhờ đó mà những nghiệp thiện mà người chết đã tạo được từ trước dễ dàng trổ quả lành. Những dấu ấn thiện nghiệp trong dòng tâm thức của người đã chết giống như những hạt giống đã gieo ở một cánh đồng. Những lời cầu nguyện và việc hồi hướng công đức của chúng ta giống như tưới nước và bón phân giúp cho hạt giống lành được phát triển nhanh chóng để hỗ trợ cho người chết.

Cách tốt nhất để giúp cho cha mẹ chúng ta được tái sinh vào cảnh giới an lành là ngay khi cha mẹ còn sống hãy khuyến khích cha mẹ làm các điều lành và không làm những điều ác nữa. Chúng ta nên khích lệ gia đình phát tâm bố thí và tu tập tâm kiên nhẫn đối với mọi người. Chúng ta cũng không nên yêu cầu một người nào đó trong gia đình thay cho chúng ta nói lời sai trái hay lừa gạt người khác để thu lợi cho gia đình. Được như vậy, khi mệnh chung những người trong gia đình của chúng ta sẽ có nhiều nghiệp tốt và còn rất ít nghiệp xấu phải mang theo qua kiếp sống mới trong tương lai.

Lễ cúng cô hồn và lễ hội Vu Lan Bồn

Nhiều người dân ở châu Á vẫn còn rất mù mờ về lễ cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn là một lễ hội không thuộc về Phật giáo mà thuộc về tín ngưỡng dân gian. Lễ cúng này thường nhập nhằng với lễ hội Vu Lan Bồn của Phật giáo cũng tổ chức vào ngày Rằm trong tháng bảy. Hai lễ hội hòa lẫn với nhau vì cùng xảy ra vào tháng bảy âm lịch và cùng có đối tượng tưởng nhớ là những người thân đã quá vãng. Tuy nhiên có sự khác nhau về phương diện giáo lý và nghi thức thể hiện.

Trong tín ngưỡng dân gian, người ta sắm sửa lễ vật gồm phẩm thực và nhang đèn, xếp đặt lên bàn thờ tổ tiên hay trước di ảnh của người chết rồi cúng vái song song với việc đốt giấy tiền, vàng bạc và đồ hàng mã, cầu nguyện người chết sẽ cảm ứng chứng chiếu và hưởng dụng phẩm vật cúng dâng. Theo tín ngưỡng dân gian thì suốt tháng bảy các vong hồn sống trong địa ngục được thả tự do trở về lang thang trên trần gian kiếm sống. Người ta cúng phẩm vật cho những hồn ma này, cung ứng những thứ cần thiết cho chúng để cho những vong hồn vất vưởng đó chẳng những không làm hại mà còn phù hộ cho gia đình được bình an, làm ăn được phát đạt, thành tựu...

Tuy nhiên, như đã giải thích ở trên, không phải ai chết rồi cũng trở thành những hồn ma và đốt hàng mã không thể làm cho đồ đạc chuyển tới tay những hồn ma được... Theo Phật giáo những người tạm thời sinh vào đọa xứ như địa ngục, quỷ đói... thì không có ngày nào gọi là ngày nghỉ lễ trong tháng bảy để họ được trở về lang thang, vất vưởng ở cõi trần gian.

Lễ hội Vu Lan Bồn vào ngày Rằm tháng bảy có nguồn gốc từ bài kinh Vu Lan Bồn. Bài kinh này chỉ có trong tạng kinh Trung Quốc (không có trong tạng kinh Tây Tạng, cũng không có trong tạng kinh Pali). Bài kinh này kể lại câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên, một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật, với thiên nhãn thấy được rằng người mẹ của mình đã bị tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ. Mục-kiền-liên bèn ân cần mang thức ăn đến dâng cho mẹ. Người mẹ liền cất giấu thức ăn vì keo kiết đến mức không muốn san sẻ chút thức ăn ấy cho ai khác. Sau đó khi người mẹ lấy thức ăn ấy ra để dùng thì than ôi thức ăn ấy đã hư thiâu mất rồi. Rất buồn khổ, Mục-kiền-liên muốn cứu độ thân mẫu nhưng không biết làm sao.

Mục-kiền-liên về kể lể sự tình với Đức Phật và được dạy rằng phải làm lễ cúng dường thực phẩm và vật dụng đến tăng chúng, cầu thỉnh tăng chúng ra sức thiền định rồi đem công đức hồi hướng cho người mẹ. Ngài Mục-kiền-liên thực hiện việc này vào ngày Rằm tháng bảy và phước lành đã khiến cho những thiện nghiệp mà người mẹ đã làm từ đời trước chín muồi. Không những bà thoát kiếp quỷ đói mà còn được sinh vào cảnh giới an lạc.

Vì vậy mà đông đảo tín đồ Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản thực hành lễ Vu Lan Bồn với việc cúng dường lên Tam Bảo, thỉnh cầu tăng chúng làm lễ tụng kinh cầu nguyện và thực hành thiền định rồi hồi hướng phước lành cho bạn bè và thân nhân đã quá vãng. Đó là sự khác biệt chủ yếu về nội dung và ý nghĩa giữa lễ Vu Lan Bồn và lễ cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng bảy.

Ma quỷ và thần thánh

Theo Phật giáo, một số người sau khi chết có thể sinh làm ma quỷ tùy theo những công việc mà những người ấy đã làm trong quá khứ. Trong 6 cảnh giới thì đó là cảnh giới quỷ đói. Cũng có người được sinh vào thiên giới. Chúng ta có thể nói chuyện với hai cảnh giới này nhờ các người trung gian.

Nói chung, khi người trung gian nhập vào trạng thái xuất thần thì ý thức của người ấy tạm thời bị áp chế và một vong hồn hay một vị thiên nào đó sử dụng thân thể của người ấy để nói chuyện. Có những vong hồn có ích lợi nhưng cũng có những vong hồn gây hại tương tự như trong cõi trần gian có người giúp ích cho chúng ta nhưng cũng có người làm hại chúng ta. Cả ma quỷ lẫn chư thiên đều còn tánh phàm và còn phải tiếp tục sinh tử luân hồi. Cả hai dạng sinh linh này đều không có trí tuệ và lòng từ viên mãn như chư Phật. Một số ma quỷ và chư thiên có thiên nhãn trong chừng mực nào đó. Vì vậy mà đôi khi những dự đoán của những sinh linh này rất chính xác, nhưng cũng có khi không đúng chút nào. Những sinh linh này có khi tự nhận là một người thân đã chết hoặc một vị Bồ Tát nhưng chưa hẳn là đúng như vậy.

Việc giao tiếp với vong hồn hay thần linh thông qua một xác đồng thuộc về tín ngưỡng dân gian. Đức Phật không dạy gì về việc này. Đức Phật chỉ giảng dạy con đường đi đến giác ngộ và khuyến khích chúng ta rèn luyện trí tuệ để tự mình quyết định sự việc. Chúng ta nên luôn luôn phản tỉnh xem hành động mà chúng ta sắp làm có tính chất đạo đức hay không. Hành động đó xuất phát từ lòng từ ái chân chính hay từ tâm sân giận, từ tâm thí xả hay từ tâm lượng hẹp hòi?

Nhiều người rất sợ bị ma quỷ làm hại. Ma quỷ chỉ có thể làm hại người nào đã tạo duyên bị hại - có nghĩa là nếu người ấy đã làm hại người khác trong những kiếp quá khứ. Sợ ma quỷ là việc vô ích. Càng lo sợ hoang đường là càng khiến cho ma quỷ đến làm hại mà thôi. Có khi không có ma quỷ thật sự nào cả mà chỉ có một ma quỷ tưởng tượng do tâm ý của một người quá lo sợ tạo nên mà thôi; con ma do người ấy tưởng tượng tạo ra lại làm hại trở lại người ấy.

Nằm chiêm bao thấy người đã chết không có nghĩa là người chết trở về viếng thăm mình. Hầu hết những giấc chiêm bao như vậy là sản phẩm của trí tưởng tượng mạnh mẽ của chúng ta. Khi chúng ta nằm mơ thấy một trái táo thì đó không phải là táo thật đâu. Cũng như thế, khi chúng ta nằm mơ thấy người thân thì người mà chúng ta thấy không phải thật đâu.

Khi người nào đó cảm thấy sợ hãi đối với các ma quỷ hay đang bị ma quỷ làm hại thì phương thuốc hữu hiệu nhất là phép quy y và phương pháp tu tập lòng từ ái. Nếu chúng ta hình dung ra linh ảnh của chư Phật, Tôn Pháp và Tăng-già rồi tha thiết khát ngưỡng cầu được quy y thì ma quỷ không thể làm hại chúng ta và nỗi lo sợ sẽ nhanh chóng tan biến.

Ma quỷ giống con người ở chỗ là muốn có hạnh phúc và không muốn có đau khổ. Hiểu được điều này chúng ta có thể khởi lên lòng từ ái đối với những hồn ma hay quỷ đói và nguyện cho những sinh linh đó thoát khỏi mọi điều khổ não. Một mặt, lòng từ ái khiến cho chúng ta thoát khỏi trạng thái sợ sệt vì chúng ta đã hướng tâm đến tha nhân - hướng tâm tới những vong linh chớ không còn quan tâm nhiều đến bản thân của chúng ta nữa. Mặt khác, gần như không ai có ý định làm hại người có lòng từ ái đối với mình, ma quỷ sẽ không làm hại những người cầu nguyện cho chúng.

Tóm lại, là người có trí chúng ta nên tu tập theo những lời mà Đức Phật đã dạy như Tứ thánh đế và con đường từng bước đưa đến đạo quả giác ngộ, chớ nên dây dưa với ma quỷ. Chúng ta nên xem những hồn ma hay quỷ đói như những sinh linh; chúng đều là đối tượng để chúng ta tu tập tâm từ bi.

Phong thủy và bói toán

Phong thủy là việc định đặt vị trí và phương hướng của nhà cửa, bàn ghế, mồ mả... nhằm mang lại may mắn và thịnh vượng. Đó là một phương thuật của văn hoá Á Đông. Phong thủy không thuộc về Phật giáo, mặc dầu một số nhà sư Trung Quốc làm việc này. Chúng ta cần hiểu rằng các nhà sư có thể chơi cờ tướng nhưng không thể vì vậy mà chúng ta có thể cho rằng cờ tướng thuộc về Phật giáo. Thuật phong thủy thuộc về nền văn hóa chung của một khu vực gồm nhiều quốc gia.

Một số Phật tử và ngay cả một số những người không phải là Phật tử cũng đi coi bói. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc coi bói thuộc về Phật giáo. Dù rằng người ta thích đi tham vấn những ông hay bà thầy bói nhưng nên nhớ rằng đặt nặng niềm tin vào những lời phỏng đoán thì không sáng suốt chút nào. Đức Đạt-lai Lạt-ma thường bày tỏ quan điểm, "Chúng ta chỉ biết được tương lai khi nó thực sự xảy ra."

Hỏi một vị tăng hay ni về con số chính xác để mua vé số hầu trúng thưởng là một việc không chính đáng. Có người còn mang cả vòng quay số tới trước bàn thờ Phật để quay và hy vọng là Phật sẽ phù hộ cho mình tìm ra được con số may mắn cũng là một việc làm không đúng. Nên nhớ rằng Đức Phật đã khuyên chúng ta không nên tiêu pha tiền của vào việc cờ bạc.

Thiên nhãn

Một số người cảm thấy rất phấn khởi trước những năng lực huyền bí và ra sức tu tập những mong đạt được những năng lực siêu nhiên đó. Rất tiếc, mục tiêu chơn chánh của việc tu tập theo Phật giáo thì không phải là để đạt được thiên nhãn, hay các năng lực siêu phàm khác mà là để đạt được sự giác ngộ hầu làm lợi lạc quần sinh.

Những dạng thiên nhãn thông thường có thể đạt được do những duyên cớ khác nhau. Có thể là do phước báo hay do chí nguyện của người ta trong kiếp quá khứ. Dạng thiên nhãn thông thường này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy và sẽ tan mất khi mệnh chung.

Thiên nhãn chân chánh và có thể tin cậy được phải là dạng thiên nhãn có được do công phu thiền định. Đây là "tác dụng phụ" của công phu thiền định, cũng như khi người ta mua gạo thì tất nhiên người ta có thêm được cái bọc để đựng gạo vậy. Vì vậy chúng ta không cần phải đặt thiên nhãn làm một mục tiêu đơn lẻ để tu tập.

Chính mục đích tu tập đóng vai trò quyết định xem những năng lực tinh thần siêu phàm này có lợi lạc hay không có lợi lạc. Những người có mục đích là danh vọng và lợi đắc vật chất khi tu tập những năng lực huyền bí thì động cơ của người đó mang tính chất tục lụy. Những người tỏ ra kiêu mạn và khoe khoang năng lực thiên nhãn của mình thì có nguy cơ dùng những năng lực đó để làm tăng trưởng tự ngã chớ không phải để chế ngự nó. Họ có thể lạm dụng năng lực thiên nhãn và gây nên đau khổ cho bản thân họ và cho người khác. Vì vậy nên lòng từ bi vô lượng và bình đẳng vô biên đối với tất cả sinh linh là yếu tố cốt lõi trong việc tu tập và sử dụng những năng lực siêu nhiên một cách sáng suốt.

Đức Phật cấm các đệ tử khoe khoang những gì mà họ đã chứng đắc và sử dụng những năng lực siêu phàm chỉ để khoe khoang. Những người tu tập chân chính đều là những người rất khiêm tốn. Những người này chỉ thích lặng lẽ giúp cho cuộc đời mà không muốn ai chú ý hay kính ngưỡng cả.

Có được thiên nhãn cũng chẳng phải là điều gì ghê gớm. Tất cả chúng ta có lẽ đã từng có thiên nhãn trong những kiếp trước nhưng rồi nó chẳng giúp ích gì cho chúng ta bao nhiêu vì nó đã để chúng ta tiếp tục trôi lăn trong vòng tử sinh khổ não với những tâm thái nhiễu loạn và nghiệp quả nặng nề.

Tu tập theo con đường đưa đến giác ngộ mới chính là cách mang lại lợi lạc lâu dài cho bản thân và mọi người. Vì vậy chúng ta nên sử dụng cơ may to lớn của kiếp sống này để học hỏi và tu tập Chánh pháp. "Thần thông tối thượng" là một trái tim nhân ái. "Thiên nhãn tối thượng" là cảm quan về trách nhiệm chung đối với sự khang lạc của vạn loại sinh linh. Những phẩm tính này hiếm có hơn và giá trị hơn những năng lực siêu phàm.

Nếu chúng ta chân thành hướng tới sự giác ngộ hầu làm lợi lạc cho vạn loại sinh linh thì điều cốt yếu là chúng ta phải phân biệt được những gì thuộc về con đường mà Đức Phật đã giảng giải và những gì thuộc tập tục dân gian, thuộc về mê tín hay thuộc về những tà thuyết. Để đạt được như vậy chúng ta nên siêng năng đi nghe những vị đạo sư có phẩm chất thuyết giảng, rồi suy nghiệm cẩn thận những lời thuyết giảng đó và đặt những câu hỏi để giải tỏa những vấn nạn. Nhờ vào việc tu tập đúng theo con đường Chánh đạo, chúng ta sẽ có thể đạt được sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 9114)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 9745)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6785)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 11787)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7124)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 6107)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 9522)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 7188)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 6874)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 12937)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]