Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Cuộc Chiến Đấu Chống Ung Thư Vú Bằng Rau Đậu

07/05/201103:14(Xem: 9259)
2. Cuộc Chiến Đấu Chống Ung Thư Vú Bằng Rau Đậu

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 5

CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG UNG THƯ VÚ BẰNG THỰC PHẨM RAU ĐẬU

Ruth Heidrich, Ph.D.

Năm 1982, Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ (the U.S. National Research Council) đã công bố dinh dưỡng là yếu tố lớn nhất dẫn đến ung thư, thế mà Hội Ung Thư Hoa Kỳ (the American Cancer Society) và các hội thiện nguyện khác đã tiêu rất ít tiền trong công tác giáo dục phòng ngừa. Thay vào đó, họ đã phung phí hàng triệu dollars vào các cuộc thí nghiệm vô dụng nơi thú vật. Tiến Sĩ Ruth Heidrich, thể tháo gia ba bộ môn, tác giả hai quyển sách, din thuyết viên truyền thanh và là người thoát chết ung thư, sẽ kể cho chúng ta làm thế nào để chiến đấu chống lại căn bệnh quái ác này. Cũng nên nhớ, bà vừa ăn chay, vừa là nhà thể thao ba bộ môn: chạy bộ, bơi lội và đạp xe đạp. Thế thì chúng ta có còn nên tiếp tục bám chặt vào cái thành kiến "ăn chay không đủ sức khỏe" nữa hay không? (Lời Dịch Giả)

Khi biết bị ung thư vú vào năm 1982, phản ứng dữ dội trong tôi là "tại sao lại tôi!"Tình trạng sức khỏe của tôi vẫn tốt cơ mà. Tôi đã thường áp dụng một chính sách dinh dưỡng, gồm có cả thịt gà và sữa bò loại non-fat mà tôi nghĩ ràng rất bổ ích cho sức khỏe. Nhưng cục bứu to gần bằng quả côn cầu trong vú tôi đã nói với tôi rằng có một cái gì sai trái.

Sau khi giải phẫu, các bác sĩ nói với tôi là cần phải tiếp tục trị liệu bằng phương pháp hóa học (chemotherapy), nhưng tôi biết hóa pháp trị liệu này sẽ hủy diệt hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể con người. Tôi chuyển qua John McDougall, M.D., vị y sĩ tiền phong nghiên cứu về sự liên hệ giữa bệnh tật và dinh dưỡng, và hiểu rằng vũ khí lớn nhất chống lại căn bệnh giết người này không phải là trong bệnh viện ung thư, mà là trong các tiệm thực phẩm. Vì thế, tôi đã chuyển đổi chế độ dinh dưỡng từ ăn mặn qua ăn chay thuần túy thật ít chất béo (very low-fat vegan diet), mà hầu hết là rau, đậu, trái cây và loại bỏ tất cả thức ăn có nguồn gốc từ thịt động vật, kể cả trứng, cheese, bơ, sữa và tôm cua cá.

Đồng thời tôi tập luyện cho thân thể được mạnh mẽ hơn. Tôi đã là một thể tháo gia chạy đường trường; bây giờ tôi bắt đầu huấn luyện thêm để trở thành thể tháo gia ba bộ môn, bắt đầu với bơi ngoài biển, tiếp theo đó là đạp xe đạp và sau cùng là chạy đường trường.

Các bạn bè của tôi đều cho rằng tôi quá già để huấn luyện thành nhà thể thao ba bộ môn. Phu quân tôi rất bất bình khi tôi vẫn liên tiếp từ chối trị liệu bằng phương pháp quy ước, hóa pháp trị liệu. Các chuyên gia ung thư đều lắc đầu.

Tôi làm ngạc nhiên mọi người trừ Bác Sĩ McDougall, và tôi đã thành công, sức khỏe trở nên mạnh mẽ và tốt hơn.

Tôi muốn được chia sẻ những cái mà tôi đã kinh qua, cho nên đã gia nhập chương trình "Reach to Recovery" của Hội Ung Thư Hoa Kỳ(American Cancer Society), nơi quy tụ những người thoát chết ung thư, đi thăm viếng những bệnh nhân khác đang bị ung thư vú để khuyến khích họ đừng lo sợ và bỏ cuộc. Bất hạnh thay, Hội Ung Thư Hoa Kỳ đã không muốn tôi nói về kinh nghiệm dinh dưỡng chay và tập thể dục, mà nó đã cứu tôi khỏi chết về căn bệnh quái ác này. Các viên chức của hội đã khẩn khoản yêu cầu tôi đừng làm mất lòng các bác sĩ, e sợ sẽ mất đi sự bảo trợ của họ.

Tôi đã cảm thấy bị tổn thương. Tại sao những người đàn bà đang bị ung thư này lại không được biết đến những kinh nghiệm quý báu mà nó có thể cứu sống đời họ?

Buồn thay, thái độ của Hội Ung Thư Hoa Kỳ đối với tôi chỉ là một trong nhiều vấn đề khó khăn của họ. Tôi cũng đã khám phá ra rằng, giống như nhiều hội ung thư thiện nguyện khác, các quỹ tài chánh thử nghiệm thú vật của họ đã bị tiêu sài một cách hoang phí đến hàng triệu dollars, mà đã không đem lại kết quả nào. Tỷ suất chết về ung thư vú vẫn tiếp tục lên cao.

Tôi tiếp tục nói về những điều thật cần phải nói bằng những phương tiện truyền thông khác. Tôi đã viết hai quyển sách, Race for LifeThe race for Life Cookbook, và đã bắt đầu đi giảng thuyết khắp nơi ở Hoa Kỳ. Tôi cũng phụ trách chương trình phát thanh "Nutrition and You" để chia sẻ những điều tôi đã học và kinh nghiệm qua. Và giờ đây ở tuổi 63, tôi thật khỏe mạnh. Bệnh ung thư chẳng bao giờ trở lại.

Ruth Heidrich, Ph.D.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 5416)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 4414)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 11185)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 17705)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 15436)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 5291)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 6463)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 5929)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 5478)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 13426)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567