Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 22: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7041)
Chương 22: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XXII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Một câu danh hiệu Phật

Trong Phật giáo, pháp tu đơn giản nhất chính là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Pháp tu sâu xa nhất cũng là một câu Nam mô A-di-đà Phật. Rất đơn giản chỉ dành cho hạng người buôn bán nhỏ, người bình dân, kẻ tôi tớ. Quá sâu xa thì trên đất Bồ-tát Đẳng giác cũng không thể hiểu hết. Một câu Nam mô A-di-đà Phật cũng rất đơn giản, rất sâu xa, tột cùng viên mãn những thuần thục, hết sức bình thường nhưng huyền diệu, dễ hành trì nhưng cũng khó giải thích. Một câu Nam mô A-di-đà Phật là mục đích chủ yếu mà Phật thị hiện nơi cõi đời ô trược này cũng là đại pháp vô thượng thông suốt bồn nguyện của đức Phật. Đó cũng là tinh hoa trí tột của ba tạng giáo điển. Một câu Nam mô A-di-đà Phật vượt lên tất cả pháp Giáo, Thiền, Mật và Luật học, nhiếp hết tất cả pháp môn. Do đó Đại sư Ấn Quang bảo: ”Chúng sinh trong chín cõi lìa phương pháp niệm Phật trên sẽ không thể thành Phật, mười phương chư Phật xả bỏ phương pháp niệm Phật dưới không thể độ khắp chúng sinh”.

2. Đại si cuồng

Đã biết pháp môn Tịnh độ rất thù thắng lại khó gặp, nếu bạn là người chần chừ trông trước dòm sau, đến chỗ này tham thiền, đến chỗ kia nghiên cứu giáo lý mà không chịu thành thật tin nhận, không chịu an tâm nương tựa vào một câu Nam mô A-di-đà Phật là đại si cuồng. Si là ngu si chẳng biết trước mắt. Một kết quả thù thắng mà Phật A-di-đà đã trải qua nhiều kiếp tư duy và khổ hạnh, khó thành đạt mà nay đã thành đạt, đó chính là một câu thánh hiệu này, là thệ nguyện độ sinh của Phật A-di-đà, là vua trong các đức Phật, là pháp bảo nhiệm mầu mà mười phương chư Phật cùng tán thán, ngàn kinh vạn luận đều tuyên dương. Cuồng là rồ dại không biết chính mình là phàm phu thấp kém, nghiệp chướng nặng nề, đắm chìm trong bùn lầy ngũ dục không có cách nào ra khỏi. Còn tự cho là hay, dối nói nương tự lực mới có thể giải thoát. Không chịu nương tha lực, không chịu tin pháp môn Tịnh độ.

3. Quy định thời khoá

Người học Phật, từ khi Quy y Tam Bảo trở về sau, nhất định phải quy y thời khoá tu tập. Bắt đầu cần cầu tự mình mỗi ngày thực hành lạy Phật và niệm Phật. Số mực tu hành nhiều hay ít có thể căn cứ vào tình huống thời gian của mình mà sắp xếp. Mỗi ngày cứ theo thời khoá đều đặn lấy đó làm định kế lâu dài cho đời tu của mình. Một thời gian sau, dần dần tăng thêm phần lượng số mục tu hành, khiến cho đạo nghiệp của mình ngày càng tiến bộ. Cách quy định thời khoá này mới có thể thật sự được lợi ích trong Phật pháp. nếu không thì quy y uổng ghi tên suông; giống như học sinh đến trường ghi tên báo danh lại chẳng lên lớp học, thì làm sao có thể đạt đến chỗ tốt đẹp của việc học Phật!

4. Ngừng và diệt tham, sân, si

Ngoài thời khoá tu hành lễ Phật, lạy Phật mỗi ngày, người học Phật phải chú trọng vào việc sửa đổi thói quen xấu nơi thân, khẩu, ý của mình. Sửa đổi thói quen xấu chính là ngừng lại và diệt tham, sân, si. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải kiểm thảo mỗi lời nói và từng cử chỉ của bản thân. Nhất cử nhất động quán chiếu xét lại chính mình, từng bước vững chắc cố gắng đem thói quen xấu sửa đổi ngay.

5. Không giết hại, nên ăn chay

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: ”Ăn thịt đồng tội với giết hại”. Phần lớn chúng ta đều có thói quen ăn thịt. Mỗi ngày ăn thịt, chúng ta đã vô tình gián tiếp tạo nhiều việc sát hại sinh mạng. Đối với chúng sinh, chúng ta đã tạo ra sự oán thù sâu như biển. Mỗi ngày tạo vô số, vô biên tội lỗi về sau nhân quả báo ứng sẽ đến, khi đó nợ máu giết hại phải đền trả sòng phẳng. Cho nên, làm người trên cõi đời này, luôn gặp nhiều bất hạnh thảm thương. Vì thế, sửa đổi thói quen xấu nên phải từ việc xấu ác sửa đổi trước, cố gắng ăn chay và phóng sinh. Người có căn duyên lớn, đã biết ăn thịt và giết hại là tội cực ác, liền phải dứt bỏ hoàn toàn thói quen ăn thịt và hoàn toàn ăn chay. Người căn duyên chưa thuần thục nên phát tâm ăn chay buổi sáng hoặc ăn vào ngày mùng một ngày rằm, dần lên đến sáu ngày hoặc mười ngày, rồi ăn chay trong một tháng để dần giảm đi số lần và phần lượng ăn thịt về sau, mình cũng với tất cả mọi người hoàn toàn ăn chay được.

6. Ăn thịt là thói quen rất xấu

Ăn thịt và giết hại là thảm kịch rất đau thương trên thế gian này. Nhưng việc này người đời cho đó là thường không có gì sai trái cả. Ngoài ra, không biết tất cả những mối hận thù không bao giờ dứt trên thế gian đưa đến những trận bệnh dịch tận cùng những trận đao binh người mất nhà tan, vợ con ly tán đều từ nơi việc giết hại ăn thịt nhau mà đưa đến. Không làm sao được vì chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, vô minh che đậy, không hiểu biết gì. Tự mình chịu đoạ lạc, không có thuốc cứu chữa. Chẳng biết làm sao được, chỉ mong mỗi người học Phật đều có thể giác ngộ ăn thịt và giết hại chúng sinh là tội cực ác. Nhanh chóng dứt bỏ thói quen xấu ăn thịt và giết hại. Phát tâm ăn chay và phóng sinh để giải thoát khỏi quả báo khổ đau sắp tới cho chúng sinh và cả nhân loại.

7. Hoàn tất vào một lần này

Người có thể sửa đổi thói quen ăn thịt để trở lại ăn chay nhưng họ không làm. Cần phải biết không những đời này chúng ta đã ăn thịt bao nhiêu năm, huống gì từ nhiều đời, nhiều kiếp đến nay thì nghiệp giết hại để ăn thịt của chúng ta làm sao kể xiết! Thói quen xấu ác này sớm đã thâm căn cố để nơi thân tâm chúng ta. Vì thế, khi nghe nói đến ăn chay, luôn có rất nhiều người phê bình và đặt nghi vấn. Có rất nhiều người không có cách gì để tiếp nhận và thực hành. Đây là tình huống tất nhiên. Có thể đem thói quen xấu ác từ ngàn năm đến nay để làm xong trong một lần này. Đời nay dứt hẳn, nguyện về sau không tái phạm về sau không tái phạm lại thói xấu ăn thịt và giết hại, là bước thành tựu rất lớn của người học Phật

8. Phóng sinh đền lại nợ giết hại từ trước

Rất nhiều người cho rằng chỉ cần ăn chay là đủ, cần gì lại phải phóng sinh. Đây là quan niệm quá sai lầm. Giống như một bọn đánh bạc thiếu nợ, nay bỏ đánh bạc, món nợ đánh bạc từ trước lại có thể không đền trả lại ư! Bỏ đánh bạc lại chỉ không thiếu thêm món nợ mới mà thôi. Cũng giống như vậy, không sát hại từ trước do chúng ta ăn thịt và giết hại vẫn còn thiếu lại. Y theo luật nhân quả báo ứng vẫn phải trả báo. Phương pháp trả lại nợ giết hại tốt nhất chính là phóng sinh. Chủ động và tích cực cứu chuộc mạng chúng sinh là đền trả lại món nợ giết hại từ trước.

9. Ăn thịt là hữu lậu

Rất nhiều người có tu hạnh phóng sinh nhưng cũng vẫn không bỏ thói quen ăn thịt, kiểu này cũng không có tác dụng gì. Cũng giống như bạn đánh bạc một phần lo trả món nợ đánh bạc cũ, một phần không chịu bỏ bản chất đánh bạc, thấp hèn, nên vẫn tiếp tục thiếu những món nợ mới. Cách này có tác dụng gì? Chúng ta phóng sinh là trả món nợ giết hại từ trước, để tiêu trừ nghiệp sát và tích luỹ công đức. Bạn lại ăn thịt và giết hại tạo ra món nợ sinh mạng, công đức của bạn tích luỹ được nhiều tán mất. Như vậy thì có ý nghĩa gì?

10. Hai việc cùng tiến hành

Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là việc thiện có công đức lớn nhất. Bởi phóng sinh là việc làm cứu mạng sống, vì thế công đức rất lớn, những việc thiện khác không thể so sánh. Trong tất cả các tội, ăn thịt và giết hại là tội lớn nhất. Vì ăn thịt và sát sinh là đã kết mối thù oán sâu như biển, quả báo về sau phải gặp nhau để trả lại rất là thảm khốc. Ngày giờ qua mau, mạng sống không được lâu dài, người học Phật nên ở chỗ gấp rút và cần thiết để hạ thủ công phu. Phải nhanh chóng tu hai hạnh thiện lớn nhất là ăn chay và phóng sinh, nỗ lực thực hành mới là chính đáng. Bằng không thì bận rộn một đời làm sao bù lại được tội lỗi lớn, cuối đời cũng không được lợi ích là bao nhiêu!

11. Ăn thịt là đại ác

Riêng bạn, mỗi ngày đều bố thí làm việc thiện, làm được nhiều việc thiện liền có nhiều công đức. Bạn cần phải biết mỗi ngày ăn thịt giết hại là làm việc cực ác. Tất cả công đức tích luỹ được đều bù lại hết. Vì thế, khi sửa đổi thói quen xấu và lỗi lầm, trước hết phải từ nơi ăn chay phóng sinh mà làm trước.

12. Phóng sinh là việc thiện lớn

Những việc thiện trên đời có hàng ngàn thứ, nhưng có việc phải cần thời gian và đủ nhân duyên mới có cơ hội làm. Chúng ta không thể với tất cả mọi việc đều quan tâm và làm hết được. Nhưng có một việc thiện công đức rất lớn mà không hạn cuộc thời gian và địa điểm hoặc tiền nhiều hay ít, chỉ cần bạn phát tâm thì tuỳ thời gian nào đó bạn có thể làm được thì nên làm. Việc làm này chư Phật rất hoan hỷ, Long Thiên hết sức hộ trì. Đó chính là hạnh phóng sinh. Phóng sinh đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn, là chánh hạnh niệm Phật, cũng là hạnh đẹp nhất của người học phật. Chúng ta bỏ tiền mua chuộc mạng sinh vật để phóng sinh là chúng ta đã bố thí tiền tài, cứu sinh mạng chúng sinh trong khổ nạn nguy cấp và lo sợ là chúng ta bố thí sự vô uý. Vì sinh mạng chúng sinh Quy y và niệm Phật cho chúng là bố thí pháp. Trong hạnh phóng sinh gồm bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô uý đều đầy đủ, nên công đức phóng sinh là trên hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5759)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6503)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6539)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8350)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6371)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6945)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7221)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7583)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6694)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7225)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]