Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7240)
Chương 13: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XIII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Trì giới

Khi niệm Phật mà tâm tư toán loạn, vọng tưởng tới tấp, tâm không được tỉnh sáng, là do không giữ đúng giới luật, sinh hoạt hàng ngày thường hay phạm giới. Phải biết có giới mới có định, có định mới có tuệ. Trong tam vô lậu học, giới được dùng làm cơ sở ban đầu. Giới luật là căn bản của tất cả người tu người tu hành. Không có giới luật, sự nghiệp tu hành không thể thành tựu. Vì thế, chúng ta phải khéo léo lấy giới làm Thầy. Đem giới luật của Phật làm mực thước và khuôn mẫu cho sự hành trì trong sinh hoạt của chúng ta.

2. Thường sinh tâm hổ thẹn và sám hối

Chúng ta sinh hoạt hàng ngày rất dễ bị phạm đến giới luật. Vì chúng ta ngu si, nghiệp chướng nặng nề nên mỗi ngày hoặc nhiều hoặc ít, hoặc nặng hoặc nhẹ đều có vi phạm giới luật đã thọ. Vì thế mỗi người cần phải hết sức cẩn thận, luôn xét lại lời nói, cử chỉ và hành động của chúng ta. Trong từng phút từng giây và từng ý nghĩ của chính mình, thường sinh tâm hổ thẹn và sám hối, chúng ta mới có thể diệt trừ tội lỗi, tâm trở nên trong sạch.

3. Hổ thẹn

Người học Phật, cuối cùng có tiến bộ hay không, chỉ xem lại chính mình. Đối với hai chữ “hổ thẹn” làm được nhiều hay ít. Hổ thẹn một phần được một phần lợi ích, thành tựu được một phần đạo nghiệp; hổ thẹn mười phần được mười phần lợi ích, thành tựu được mười phần đạo nghiệp

4. Ngã mạn

Hiểu biết càng nhiều, nếu không khéo thì sự ngã mạn càng cao. Tập khí xấu theo đó sẽ lớn lên, đối với đạo càng ngày càng xa cách. Trong quá trình học Phật chúng ta phải luôn gìn giữ hai chữ “hổ thẹn”. Mãi chân thật, giữ gìn tâm trạng khiêm tốn, không tài năng. Hướng đến tất cả mọi người, tất cả mọi việc để học tập. Điều lương thiện, chúng ta xem là bậc mô phạm; việc xấu ác, phải lấy đó làm tấm gương răn nhắc chúng ta. Nhất thiết không nên cho mình là đúng, cho mình là chuyên môn đã trải qua nhiều lần thành tựu. nếu như thế là phạm đến chỗ mà người học Phật rất kỵ. Ngã mạn về sau sinh quả báo xấu làm chướng ngại thánh đạo. Quả báo này nhất định trốn không khỏi.

5. Hữu lậu

Hữu là có, lậu là phiền não làm cho chúng sinh rơi vào ba đường ác. Hữu lậu là pháp phiền não làm cho chúng sinh rơi vào ba đường ác.

Điều mà người học Phật rất sợ chính là hữu lậu. Việc làm nhọc nhằn, khổ sở, tổn hao mồ hôi và máu huyết cũng không dễ dàng tích luỹ được công đức và phước báu. Nhưng vì tham, sân, si và vô minh nghiệp chướng của chính mình, nên trong sinh hoạt ngày thường, không cẩn thận đã phạm vào giới luật. Vì vậy, tất cả công đức và phước báu đã phạm vào giới luật. Vì vậy, tất cả công đức và phước báu đã tạo theo đó mà mất hết.

6. Phạm giới thành hữu lậu

Người phạm giới là hữu lậu, giữ giới là vô lậu. Giới luật chính là nhân quả. Dù bất cứ lý do gì, khi đã phạm vào giới luật chính đã phạm vào nhân quả. Nhất định sẽ có quả báo không tốt. Vì thế, khi học Phật, chúng ta nhất định phải khéo léo; khi tu hành phải hết sức cẩn thận. Thường luôn quán chiếu và xét lại chính mình. Khéo léo tuân theo giới luật để hạ thủ công phu, đừng để phước báu tu hành nhọc nhằn khổ sở biến thành công đức hữu lậu.

7. Kiểm nghiệm lại lỗi lầm

Thân thể chúng ta sinh ra bệnh tật, trong sinh hoạt luôn gặp phải trắc trở hoặc có lúc công việc không được hài lòng…Khi sự việc không như ý phát sinh, kẻ ngu chỉ biết than thân trách phận, oán trời đất, trách cứ người khác, mượn cớ này nọ để che đậy sai sót của mình. Song người có chí cho rằng nhất định mình có sai lầm việc gì, nhất định đã vi phạm giới luật, đã vi phạm vào nhân quả, mới có sự báo ứng không tốt này. Phải mau kiểm điểm lại lỗi lầm, xét lại mình và thành tâm sám hối, nguyện không phạm nữa.

8. Giới luật

Thời mạt pháp, người tu pháp môn niệm Phật rất nhiều, nhưng người thành tựu hạnh nguyện lại rất ít. Then chốt quan trọng ở đây không cẩn thận giữ gìn giới luật đã thọ. Nếu hay giữ giới, cẩn thận lời nói và hành động, nghiêm khắc kiềm chế sự buông lung chính mình thì tất cả công đức đã có sẽ không tan mất, đạo nghiệp tự nhiên thành tựu. Nếu không giữ giới, không có kỷ luật nghiêm túc, muốn làm gì thì làm, thì tất cả công đức đã tạo sẽ tan mất hết, đạo nghiệp làm sao có thể thành tựu được?

9. Siêng năng hành pháp lễ Phật sám hối

Khi đã phạm giới, nhất định phải có tội và sẽ gánh lấy quả báo xấu. Phương pháp cứu tội duy nhất chính là hết lòng chân thật bày tỏ lỗi lầm và thành tâm sám hối. Phải thống thiết tỉnh xét lại mình, nguyện không phạm lại nữa. Chúng ta cần phải mỗi ngày, ở trước tượng Phật và Bồ-tát, siêng năng lễ lạy và sám hối. Dùng sức mạnh của sám hối để tiêu diệt lỗi lầm sai phạm của chúng ta.

10. Phật pháp suy vi

Điều đáng thương nhất của kẻ phàm phu chính là không giác ngộ. Đã phạm giới công đức tán mất hết nhưng không tự biết. Vì thế, chúng ta cần phải có thiện tri thức chỉ rõ khuyết điểm và lầm lạc của chúng ta. Đáng tiếc vào thời mạt pháp ngày nay, bậc thiện tri thức có thể xem thấy sự hư hỏng của chúng ta lại không có nhiều. Thiện tri thức có thể từng bước chỉ giáo lỗi lầm của chúng ta lại càng ít. Hơn nữa người biết khiêm tốn, lãnh thọ sự chỉ giáo và phê bình của thiện tri thức đã ít lại càng ít hơn. Bởi vậy, Phật pháp phải suy yếu đi. Người có thể tiến bộ và thành tựu đạo nghiệp, hiếm thấy và khó gặp như lông phượng, sừng lân. Nguyên nhân chính là do sự ngã chấp, ngã mạn, không biết hổ thẹn của chúng ta quá nhiều, không chịu khiêm tốn lãnh thọ lời chỉ dạy phê bình của thiện tri thức.

11. Khiêm tốn tự xét mình

Chúng sinh thật đáng thương, do bởi nghiệp chướng ngu si chấp trước, ngã mạn, không biết hổ thẹn xấu hổ, nên khó gặp được thiện tri thức khai thị và chỉ rõ lỗi lầm. Vả lại, chúng sinh vẫn một mực ngoan cố, tự ý làm càn, không coi ai ra gì, để tất cả công đức trôi theo chiều hữu lậu, mà còn chuốc vạ vào thân. Thật mà mười phần đáng thương! Chúng ta phải mau buông xuống tất cả ngã mạn, chấp trước để học tập tâm hổ thẹn cùng đức tính nhường nhịn, khiêm tốn và hạnh tư tỉnh. Như thế mới có thể thực sự ngày càng có công và thu hoặch được lợi ích thực tế trên đường học Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2017(Xem: 8469)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7854)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
17/01/2017(Xem: 6474)
Tết Chay An Lạc, cái tên lạ mà đặc biệt ấy những ngày gần đây được nhiều người biết đến và quan tâm theo dõi, cũng như mong ngóng đến ngày diễn ra Tết Chay An Lạc. Đúng như lời hẹn, thứ 7, ngày 14-1, Tết Chay An Lạc diễn ra tại chùa Tứ Kỳ, số 8, đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo lịch của Ban tổ chức, 9h mới khai mạc, nhưng 8 giờ, sân Chùa Tứ Kỳ đã đông chật với số lượng khoảng gần 1.000 người.
17/01/2017(Xem: 5996)
Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.
17/01/2017(Xem: 7017)
Tôi đến dự các buổi họp của cộng đồng Doanh nhân An lạc và thấy mình may mắn quá vì được an lạc ngay từ những giây phút đầu tiên có mặt. Mở đầu chương trình TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà kiêm chủ tịch cộng đồng Doanh nhân An lạc chia sẻ về an lạc và thỉnh chuông để tất cả các doanh nhân thở nhẹ và êm trong tĩnh lặng để có ngay an lạc. Thật là vi diệu.
09/01/2017(Xem: 6603)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tháng Giêng, mùa Đông mới thật sự về trên xứ Ấn với những buổi sớm mai sương mù dày đặc và cái rét căm căm. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo trên xứ Phật, thắp cho họ chút lửa ấm mùa Đông - Xin tường trình và chia sẻ một vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Rampur Bihar dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa đức Phật đã 6 năm tu hành khổ hạnh.
09/01/2017(Xem: 10460)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 7003)
Tôi nghe Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Công ty sách Thái Hà báo tin sẽ diễn ra Tết Chay mà mừng muốn khóc. Tôi mừng vì đây có thể là một cơ hội để thay đổi thói quen xấu của nhiều và rất nhiều người dân. Bởi ở quê tôi và nhiều vùng quê khác có thói quen là cúng thịt, gà,… vào tết. Và ăn tết âm lịch là cần rượu, thịt, gà. Như vậy tức ăn tết là phải sát sinh, nhiều sinh mạng phải hy sinh cho con người ăn tết.
08/01/2017(Xem: 11746)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12280)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]