Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7560)
Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương III

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền

Phàm là việc hoằng dương Phật pháp thì tất cả sách vở, băng ghi âm đều không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền. Nếu có ý giữ bản quyển chỉnh là lộ rõ tâm địa hẹp hòi, tầm nhìn hạn hẹp, cản trở cho sự lưu thông của Phật pháp. Người có tâm này thì tội rất lớn.

2. Thuyết pháp cần đơn giản rõ ràng

Nói Phật pháp cho mọi người cần phải đơn giản, sáng tỏ để đối phương nghe hiểu được. Đối với người mới học đạo không nên nói cao xa khó hiểu. Nếu nói cao xa khó hiểu làm người nghe hoang mang thì sẽ xuống địa ngục.

3. Sửa đổi thói quen xấu

Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Sửa đổi thói quen không tốt của chính mình từ trước đến nay. Phần lớn thói quen của con người đều không lìa khỏi ba độc tham, sân, si.

4. Phản tỉnh

Người tu học Phật muốn biết mình tu có tinh tấn hay không, hãy xem lại sự hành trì của chính mình. Phản tỉnh lại chốc lát trong sinh hoạt ngày thường, coi tham , sân, si của chúng ta có giảm bớt hay không, liền có thể tự biết.

5. Cẩn thận lựa chọn đạo tràng

Phật dạy: ”Vào thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp tà nhiều như cát sông Hằng”. Người học Phật nên cẩn thận lựa chọn đạo tràng, chuyên tâm một chỗ, đúng như pháp mà tu hành. Người hay chạy loạn đạo tràng này tới đạo tràng khác, tu hành sáng thế này chiều thế khác, đối với sự tu hành của chính mình thêm một chút lợi ích cũng không có.

6.Linh Sơn chỉ tại trong tâm

Cổ đức nói rằng:

“Phật ở Linh Sơn chớ cầu xa

Linh Sơn vốn tại ở tâm ta

Người người có toà Linh Sơn báu

Hướng vào Tâm tu sẽ tiến xa”.

Học Phật chính là giác ngộ. Nên khéo léo ở trên thân thể của mình mà lỗ lực công phu. Từ trong tâm quán chiếu sửa đổi mỗi lời nói, hành động của chính mình. Không nên hướng ngoại phan duyên, bôn ba vất vả, rơi vào tri kiến mà ta chẳng tự biết.

7. Làm tốt bổn phận

Nếu bôn ba hết đạo tràng này tới đạo tràng khác, tin và tôn thờ tà sư tà thuyết, chẳng bằng ở trong nhà mình, khéo léo với bổn phận của chính mình làm cho thật tốt, là hãy hết lòng chân thành niệm Phật.

8. Thành khẩn và nề nếp làm tròn bổn phận.

Nói rằng: buông xuống không phải là buông xuống tất cả việc, bỏ đi mà không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của chính mình. Cứ một chiều hướng ngoại phan duyên tìm cầu, miệng nói là buông xuống, trong tâm vẫn tham lam chấp trước như cũ. Đại sư Ấn Quang dạy: “Chúng ta cần thành khẩn trong nề nếp và làm tròn bổn phận, không có sự gian tà mà luôn gìn giữ sự thành thật”. Mỗi vị đệ tử học Phật, khéo léo ở nhiệm vụ được giao, làm tốt bổn phận của chính mình.

9.Nhìn rõ, buông xuống

Chỉ nhìn rõ chính xác mới có thể thực sự buông xuống. Nhìn rõ chính xác chính là cần học cách quán chiếu của Bồ-tát Quán Tự Tại. Từ trong tâm quán chiếu sâu xa vật sở hữu của thế giới này, tất cả đều là hư huyễn không thật. Tất cả vật tượng trước mặt đều là nhân duyên hoà hợp, đều là vô thường chẳng được dài lâu.

Kim Kim Cang nói:

“Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng.

Như sương cũng như điện

Nên quán đúng như thế”.

Lại nữa, học pháp quán “không” của Bồ-tát Quán Tự tại, chỉ có chân không mới có thể diện hữu. Chỉ có buông xuống mới có thể thu được. Giống như trong bàn tay bạn nắm chắc các thứ đồ vật, thì làm sao còn lấy được bảo vật quý báu? Trong sự tu tập quán chiếu vào nơi thân tâm, nhân đó tìm được thâu suốt. Tiến tới nữa là thực sự buông xuống, không chấp trước tất cả, tuỳ duyên bất biến, rồng rang tự tại.

10. Quán

Phương pháp đối trị bực bội, tức là tuỳ chỗ tuỳ nơi quán chiếu chỗ khởi tâm động niệm của chính mình. Đối với mọi người nên xem họ như con cái, cha mẹ của chính mình để đối xử; luôn nhớ cẩn thận lời nói, dè dặt việc làm, xét lại chính mình. Lâu lại càng lâu, tự có thể có chỗ tiến bộ.

11. Như pháp sám hối

Ý nghĩa sám hối chính là bày tỏ lỗi của chính mình, nguyện không bao giờ tái phạm lại. Nếu chỉ có một lỗi đó mà phạm đi phạm lại mà sám hối hoài, thì nơi sự tu tập của chính mình một điểm sửa đổi cũng không có. Đây không chấp nhận được là chân chánh như pháp sám hối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2015(Xem: 12337)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
26/04/2015(Xem: 10181)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10465)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8559)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12461)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8499)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
21/04/2015(Xem: 8234)
Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?
20/04/2015(Xem: 8017)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan…
19/04/2015(Xem: 6041)
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp.
18/04/2015(Xem: 15807)
Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ Người hiện giữa trần gian Như thực như chơn một Như Lai sứ giả Đã sương tuyết cao sơn Vẫn không mỏi mệt Đông Tây bươn bả Không cau mày giữa rừng cố chấp mê si Vũ khí của người chỉ có trí tuệ và từ bi Thắp ấm trái tim Mở rộng tấm lòng bao dung nhân thế Chỉ chừng ấy thôi Là tôi đã rưng rưng giọt lệ Kính thương người tuổi hạc đã cao Ân đức của người Sánh tựa trăng sao Tịch nhiên chiếu Vô nhân chiếu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]