Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Kết luận

11/04/201100:49(Xem: 11767)
6. Kết luận

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

Thích Hạnh Bình

PHẦN 1

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

6. Kết luận

Sự giác ngộ của đức Phật dưới cội cây Bồ đề là giáo lý duyên khởi. Từ chân lý này đức Phật phát hiện nhân sinh và vũ trụ vốn là duyên khởi tánh, không do ai tạo ra, cũng không ai có quyền quyết định sự đời sống của kẻ khác. Sự hình thành của mọi sự vật là do nhân duyên và sự biến mất của nó cũng do nhân duyên. Như vậy, bản chất của con người và thế giới chung quanh nó là vô thường là phi ngã.

Sau khi đức Phật thành đạo, vì lòng thương chúng sanh, Ngài đã đem khoảng thời gian còn lại của mình (45 hay 49 năm) vì chúng sanh mà nói pháp. Giáo pháp mà Ngài đã nói tuy rất nhiều nhưng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, với thiện ý muốn cho chúng sanh nhận thấy chân lý để được giác ngộ và giải thoát. Thế nhưng, chúng sanh căn tánh và trình độ không đồng, cho nên lời Phật dạy cũng tùy theo đó mà có sự khác biệt. Chúng ta có thể gọi những gì mà đức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đề là tinh thần hay mục đích giáo dục của đức Phật; những gì mà được biểu hiện bằng lời bằng ngôn ngữ, như là các kinh điển của Đại thừa hay Tiểu thừa là những hình thức giáo dục của Phật giáo. Hình thức nào cũng chứa đựng tinh thần giáo dục của đức Phật. Ngược lại tinh thần mà không có hình thức ngôn ngữ biểu hiện, thì tinh thần đó chúng sanh không làm sao hiểu được. Đây chính là tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’ trong kinh điển Đại Thừa.

Căn cứ tinh thần này, đạo Phật không ngừng phát triển. Từ đời sống vô gia cư trong rừng núi, dần dần đã phát triển đến đời sống định cư ở thị thành; từ trung tâm Ấn Độ mở rộng đến bốn phương, từ trong nước đến ngoài nước, cho đến nay Phật giáo đã có mặt khắp cả địa cầu, sinh hoạt của Phật giáo ở từng mỗi địa phương cũng không giống nhau, nhưng tất cả đều hướng đến sự giải thoát và giác ngộ. Đó là điểm đặc thù của Phật giáo.

Ở thời đại ngày nay, Phật giáo đang đứng trước một giai đoạn lịch sử mới, một thời đại văn minh, khoa học kỹ thuật tiên tiến, con người sống trong lòng xã hội đó cũng được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt hơn, về mặt nhận thức cũng được nâng cao. Đứng trước tình hình đó, bằng cách nào Phật giáo được tồn tại và tiếp tục phát triển là vấn đề chúng ta cần phải suy tư và thảo luận.

Một điều khá rõ ràng là rất khó khăn cho sự phát triển của Phật giáo ở xã hội mới con người mới khi mà chúng ta vẫn cứ sử dụng một phương pháp cũ, không còn thích nghi với nhu cầu xã hội, ngược lại còn là nhân tố làm trì trệ cho sự phát triển. Thế thì nên chăng Phật giáo cần phải uyển chuyển trong những hình thức sinh hoạt, giảm bớt những hình thức sinh hoạt không còn phù hợp với xã hội, và cần tăng thêm những sinh hoạt tri thức, những mặt hoạt động mang tính trong sáng, bổ ích cho con người và cộng đồng xã hội đang sinh sống, tạo ra một bầu không khí an vui và sống trong tinh thần cảm thông và sự hiểu biết, cũng như việc giảng dạy, thuyết trình, hội thảo, báo chí sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp cho thời đại ngày nay.

Ở đây, tôi đề cao tinh thần cải cách không mang ý nghĩa phủ nhận sự đóng góp của Phật giáo trong quá khứ mà tôi muốn nhấn mạnh một điều, thời đại mà chúng ta đang sống là một thời đại mới, thời đại văn minh và khoa học, cách suy nghĩ và hành động của con người sống trong xã hội mới phải mang tính thực tế rõ ràng và hợp lý, khác với cách suy nghĩ con người trong xã hội ngày xưa, do vậy không thể cứng nhắc dùng một phương pháp truyền thống áp đặt cho con người ở trong xã hội ngày nay. Tinh thần ‘khế lý khế cơ’ hay đạo lý ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’ trong Phật giáo Đại Thừa cho phép chúng ta thực thi tinh thần cải cách này. Sự cải cách về hình thức sinh hoạt không phải ám chỉ giáo lý Phật giáo đã lỗi thời không đủ sức đáp ứng nhu cầu về mặt tri thức của xã hội mà ngược lại đã chứng minh giáo lý mà đức Phật giảng dạy là một chân lý của cuộc đời, vượt qua không gian và thời gian. Dù cho con người nào ở xã hội nào hay ở thời gian nào, lời dạy của Ngài vẫn có giá trị thực tiễn, giúp cho người đó có được hạnh phúc và an lạc.

Nhưng trên thực tế, bất cứ sự cải cách nào cũng không sao tránh khỏi sự bất đồng chánh kiến, đó là sự giằng co giữa một quan niệm cũ và quan niệm mới. Sự giằng co này xuất phát từ người có quan niệm cũ vốn là người được giáo dục và trưởng thành trong môi trường cũ, giao tiếp với những con người thời đó, tạo thành thói quen trong suy nghĩ; họ sống với những gì đã đạt được bằng trái tim và khối óc của họ, do vậy không thể bỏ đi trong một sớm một chiều. Ngược lại, người có tư tưởng cấp tiến không chấp nhận một thực tại sinh hoạt thiếu sinh khí và không đáp ứng được nhu cầu của xã hội nên đưa ra sự cải cách. Đây là sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Trước tình hình đó, chúng ta cần ngồi với nhau cùng nhau bàn thảo, nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp nhất để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Nhưng dù gì đi nữa chúng ta vẫn phải cần mạnh dạn trong việc cải cách các mặt hoạt động của Phật giáo, vì đó là điều kiện tiên quyết để Phật giáo phát triển, để lời Phật dạy được phổ biến ở nhân gian. Nếu rụt rè e ngại thì sẽ là bức tường ngăn cản của tuổi trẻ đến với đạo Phật, chận đứng sự phát triển của đạo Phật. Đây là một vấn đề thực tế đang xảy ra chung quanh ta, nhất là Phật giáo phát triển ở những xã hội Tây phương.

Nếu ôn lại quá trình phát triển của đạo Phật chúng ta sẽ thấy rằng, đạo Phật luôn luôn tồn tại và phát triển trong lòng xã hội. Tùy theo nhu cầu của từng xã hội khác nhau, Phật giáo hình thành một hình thức sinh hoạt thích nghi với con người ở xã hội đó, miễn là không trái với tinh thần giác ngộ và giải thoát của đức Phật; mặc dù bị chỉ trích từ tăng già hay xã hội, nhưng không vì thế mà Phật giáo chấp nhận lùi bước, đó là tinh thần Bồ Tát hạnh trong tư tưởng của Phật giáo Đại thừa, nhờ vậy Phật giáo luôn luôn tồn tại với mọi con người ở mọi thời đại. Nếu đứng từ góc độ truyền thống văn hóa của đạo Phật mà bàn về vấn đề cải cách, thì chúng ta phải xác định, truyền thống tư tưởng của Phật giáo là lý thuyết ‘duyên khởi’ là ‘vô thường’ là ‘phi ngã’, là không chấp thủ. Từ truyền thống tư tưởng này hình thành cái gọi là văn hóa Phật giáo. Như vậy, tư tưởng Phật giáo và văn hóa Phật giáo không thể mâu thuẫn lẫn nhau. Từ ý nghĩa này có thể hiểu rằng, chúng ta không được phép lấy một hình thức sinh hoạt nào đó mà cố chấp cho rằng: chỉ có hình thức văn hóa này mới là Phật giáo để rồi đi đến phủ nhận những hình thức sinh hoạt khác.

Ở xã hội ngày nay, nhất là ở những xã hội có nền kinh tế cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến, Phật giáo muốn tồn tại và phát triển cần đề cao vai trò ‘chánh tri chánh kiến’ trong các mặt hoạt động của Phật giáo. Muốn được thực thi tinh thần này, trước mắt chúng ta cần chú ý đến những mặt: người lãnh đạo và công tác tổ chức, đưa công tác giáo dục và đào tạo lên hàng đầu. Để đáp ứng những nhu cầu của Phật giáo cần sớm hình thành trường Đại học là cơ sở giáo dục và đào tạo, thúc đẩy công tác nghiên cứu, phiên dịch và biên tập bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam là trọng trách của Giáo hội.

Nội dung mà tác giả vừa trình bày, đó chỉ là ý kiến cá nhân, là sự thao thức trăn trở của cá nhân, với tư cách là một người con Phật mong muốn tinh thần trong sáng và hữu ích của đức Phật được tồn tại và phát triển trong lòng xã hội, cũng mong sao những yếu tố mang tính xuyên tạc và hiểu lầm trong đạo Phật sớm được loại bỏ.

Mặc dù tác giả đã cố gắng trình bày một cách tốt nhất, nhưng không làm sao tránh khỏi sự sai sót. Do vậy, nơi đây, tôi rất mong được sự góp ý hoặc cùng nhau trình bày quan điểm của mình của các bậc thiện tri thức, dù đó là những ý kiến ngược lại.

SÁCH THAM KHẢO

- HT.Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1993.

- HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1996.

- HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1 và 2, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.

- HT. Thiện Siêu và Thanh Từ dịch, “Kinh Tạp A Hàm” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1993.

- “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, Đại Chánh Tạng quyển 09, số 262.

- “Dị Bộ Tông Luân Luận”, Đại Chánh Tạng quyển 49, số 2031.

- Lữ Trưng, “Ấn Độ Phật học Tư tưởng khái luận” Taipei, NXB Thiên Hoa, 1982.



[1] HT. Minh Châu dịch “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, VNCPHVN ấn hành, 1993.

[2] HT. Thiện Siêu và Thanh Từ dịch, “Kinh Tạp A Hàm” tập 1, kinh số 296, VNCPHVN ấn hành, trang 628.

[3] HT. Thiện Siêu và Thanh Từ dịch, “Kinh Tạp A hàm” tập 1, kinh số 09, VNCPHVN ấn hành, trang 22~23.

[4] HT.Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộtập 1, VNCPHVN ấn hành, 1993, trang 234.

[5] HT.Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1996. trang 46.

[6] “kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, Đại Chánh Tạng quyển 09, số 262, trang 7c.

[7] HT.Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1996, trang 128.

[8] HT.Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 2, Viện NCPPVN ấn hành 2000, trang 140.

[9] HT.Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện NCPPVN ấn hành 2001, trang 473~481.

[10] Sđd, trang 483~498.

[11] HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ”tâp 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1996, trang.113.

[12] HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành, 1992, trang 303.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2018(Xem: 5986)
Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) vừa được gặp lại mẹ ruột lần 2 - bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu - sau hơn bốn tháng kể từ lúc tìm ra manh mối. Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, sau sinh vài ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, và 6 tháng tuổi thì sang Pháp làm con nuôi. Ở tuổi 23 tuổi, cô đã có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, nhưng vẫn đau đáu tìm về cội nguồn.
19/11/2018(Xem: 4903)
Nhân ngày Thầy giáo 20/11 vì Sư Phụ hiện còn ở Việt Nam tôi đã gọi Viber kính chúc sức khỏe Thầy và tỏ lòng thành kính tri ân đến Ngài , Ngài chỉ ban cho tôi lời chỉ giáo thật nhẹ nhàng mà đối với tôi quá sâu sắc cho nên tự tôi đã khám phá ra một hướng đi mới trong cuộc đời ...
17/11/2018(Xem: 5714)
Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón mootk cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết Thầy Trò theo ý tưởng của Tiến sỹ Nguyễn mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà.
16/11/2018(Xem: 8047)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh Bất cứ người tu nào cũng đều phải buông bỏ các Tâm Ác sau đây tất chóng Thành Đạo quả. Niệm Phật sẽ mau Nhứt Tâm Bất Loạn. 1, Tham: tham lam các pháp hữu vi ngũ dục nhiễm trước.[vô minh làm thể] 2, Sân: giận hờn tất cả pháp trần đối đải. ác hạnh làm nghiệp.[nt] 3, Si: Mê đắm tất cả các pháp hiện có“lục Trần”.đối với chánh lấy tà làm tánh.[nt] 4, Ngã mạn: cống cao tự đại đối với hữu tình.lấy xấc xược làm vui.[ác nghiệp]
14/11/2018(Xem: 7629)
Cách thành phố Mishima không xa có một ngọn núi không cao nhưng rất đẹp. Đó là núi Kanuki. Từ đây có thể ngắm núi Phú Sỹ rất tuyệt vời. Chính tôi đã một lần đi thiền hành lên đây, lên tận đỉnh, trèo lên 2 đài quan sát rất cao, cao nhất, để phóng tầm mắt về 4 hướng. Nhất là ngắm Phú Sỹ lúc buổi chiều. Hôm đó đã rất ấn tượng đối với tôi. Thật khó quên.
14/11/2018(Xem: 6174)
Vào chiều Thứ Tư 24/10, trong buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho giáo viên thuộc học khu San Juan – Sacramento, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã hướng dẫn các tham dự viên những phương pháp thực tập sự tỉnh thức một cách đơn giản, dễ áp dụng cho cả giáo viên lẫn học sinh.
14/11/2018(Xem: 6872)
Thiền Tập Tỉnh Thức Với Liên Đoàn Hướng Đạo Hướng Việt Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đem thực tập tỉnh thức đến với liên đoàn hướng đạo Hướng Việt Nam Cali Vào sáng Chủ Nhật 28/10/2018, tại trường học Plaza Vista School thành phố Irvine Nam Cali, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã có buổi hướng dẫn thực tập sự tỉnh thức (mindfulness) đến với các em thuộc thiếu đoàn và thanh đoàn Hướng Việt. Đây cũng là lần đầu tiên đề tài “mindfulness” được trình bày trong một liên đoàn hướng đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có hơn 100 em đoàn sinh, cùng gần 20 vị phụ huynh và các trưởng của liên đoàn cũng tham gia vào buổi sinh hoạt lý thú này.
10/11/2018(Xem: 5210)
Nào phải đợi đến lúc trung niên khi về đến tuổi thu muộn bạn mới nhận ra rằng cuộc đời mình tất cả đều xoay trong một chữ duyên ., nghĩa là mỗi người tùy nhân duyên nhiều đời, sẽ gặp pháp thuận lợi riêng cho mình.và có thể giải thoát phiền não .
09/11/2018(Xem: 13715)
Chiều nay, 9-11-2018, Thượng Tọa Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương đã ghé thăm Sư Cô Vạn Tánh, người bị nạn cháy bỏng, đang chữa trị tại bệnh viện Lý Thường Kiệt, tại đây, TT Tâm Phương đã trao đầy đủ số tiền $26.320 (Úc Kim) mà Chư Tôn Đức và Đồng Hương Phật tử tại Úc gởi cúng dường Sư Cô chữa bệnh. Số tiền này đã được trao tận tay đến Sư Bà Như Tịnh: $20,000 (Úc kim) và Bác La Quang Hoàng (Bố của Sư Cô Vạn Tánh) $6,320 (Úc kim), xin xem thư viết tay đính kèm làm chứng từ là có nhận đầy đủ số tiền trên. Cầu Phật gia hộ cho Sư Cô Vạn Tánh sớm bình phục và trở lại tu học bình thường.
06/11/2018(Xem: 7848)
Tôi đang có mặt tại Nhật Bản để gặp gỡ lãnh đạo Hội Xuất bản Nhật Bản bàn về hợp tác 2 bên cũng như dự Hội sách Bản quyền Tokyo 2018 và trao đổi hợp tác với một số đơn vị xuất bản của đất nước mặt trời mọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]