Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phật giáo ngày nay và bối cảnh xã hội của nó

11/04/201100:49(Xem: 14197)
4. Phật giáo ngày nay và bối cảnh xã hội của nó

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

Thích Hạnh Bình

PHẦN 1

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

4. Phật giáo ngày nay và bối cảnh xã hội của nó

Qua những vấn đề vừa thảo luận trên chúng ta hiểu rằng sự tồn tại của Phật giáo là sự tồn tại ngay trong lòng xã hội, không phải ở một cõi hư vô trừu tượng nào, nhất là Phật giáo Đại thừa, lấy tinh thần Bồ tát đạo – cứu nhân độ thế làm mục đích. Nói cách khác, quan điểm của đạo Phật luôn luôn gắn liền với đời sống thực tế của con người, khi nào con người còn có sự khổ đau thì giáo lý của đức Phật vẫn còn tồn tại. Như vậy, giáo lý của đạo Phật có mối quan hệ mật thiết với con người. Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này, thì vấn đề cốt lõi cần tìm hiểu và thảo luận ở đây chính là: nhu cầu của con người và xã hội mà chúng ta đang sống là gì? Nếu như vấn đề này mà không nắm rõ, thì đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy tàn của đạo Phật, hoặc đạo Phật chỉ tồn tại dưới hình thức là một loại tín ngưỡng dân gian, thiếu đạo lý, thiếu sức sống; vì nếu bản thân của những người làm công tác truyền giáo không giới thiệu được tính trong sáng và triết lý sống của đạo Phật, thì đạo Phật không thể đáp ứng được những nhu cầu thuộc về lãnh vực tri thức của xã hội ngày nay.

Theo tôi, trước khi chúng ta tìm hiểu câu hỏi: nhu cầu của con người và xã hội ngày nay là gì? Điều trước tiên chúng ta cần tìm hiểu con người và xã hội ngày nay như thế nào trong quá trình phát triển của nhân loại. Đề cập đến vấn đề này, có lẽ không một ai trong chúng ta phủ nhận, thời đại mà chúng ta đang sống là một thời đại có nền khoa học kỹ thuật cao nhất trong quá trình phát triển của nhân loại. Nếu như ngày xưa ông cha ta nhờ vào sức lực của trâu bò để làm nông thì ngày nay đã thay thế vào đó bằng máy móc. Nếu như ngày xưa con người lấy nông nghiệp làm nền kinh tế chính cho xã hội thì ngày nay thay thế vào đó bằng nền kinh tế công nghiệp và thương mại, và đã trở thành nền kinh tế chính cho xã hội ngày nay. Kết quả của sự văn minh tiến bộ này là sự nâng cao đời sống con người, thay đổi bộ mặt xã hội. Ở đây chúng ta cần chú ý rằng thành quả xã hội mà chúng ta đang có không phải là cái từ trên trời rơi xuống, mà chính là những sản phẩm tư duy của con người, và ngược lại những hoạt động xã hội là cơ sở cho con người tư duy, tạo thành những sản phẩm mới cho xã hội. Những sản phẩm mới là kết quả của quá trình suy tư, chọn lọc và đào thải của những kinh nghiệm trong cuộc sống, cái đó được gọi là ‘tri thức’.

Như vậy, tri thức là cái được hình thành từ những kinh nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, tách rời những kinh nghiệm này chắc chắn không có cái gọi là ‘tri thức’. Nói cách khác, những thành quả xã hội là sản phẩm tư duy của con người, và ngược lại, con người lấy xã hội làm đối tượng nhận thức. Như vậy, con người và xã hội là mối quan hệ bất khả phân, tương quan tương duyên, thay thế cho nhau vừa làm nhân lại vừa làm quả.

Thế thì muốn trả lời cho câu hỏi nhu cầu của con người và xã hội ngày nay là gì thì chúng ta không thể tránh né những vấn đề thực tế của xã hội. Vấn đề thực tế của xã hội hiện nay là một xã hội hoạt động với những công cụ khoa học và kỹ thuật, như vậy nhu cầu của con người trong xã hội ngày nay là nhu cầu về sự hợp lý và công bằng, hay nói khác hơn là sự hiểu biết. Con người ngày nay, khó có thể chấp nhận với một lời giải thích vòng vo vô lý, hoặc đề cao lãnh vực thần thoại, không thể tin vào một vấn đề thiếu cơ sở lý luận, ngay cả đó là người thân trong gia đình.

Trước một nhu cầu xã hội như vậy, chúng ta làm thế nào vận dụng lời dạy của đức Phật thành những thức ăn bổ dưỡng cho cuộc sống, chứ không phải là những giáo điều cứng nhắc, bắt con người tín ngưỡng và tôn thờ. Tri thức không nên hiểu là những lý thuyết suông hay những kiến thức chỉ ở trong sách vở khô cứng mà phải là những kiến thức đã được tiêu hóa; là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tri thức và đời sống thực tiễn. Ví dụ, nếu nói rằng những lời dạy của đức Phật trong kinh điển là những yếu tố cần thiết cho đời sống hạnh phúc của con người thì câu nói này chỉ có giá trị khi con người áp dụng lời Phật dạy cảm thấy hạnh phúc. Nếu kết quả không là như vậy, thì câu nói đó có hai trường hợp xảy ra : Thứ nhất, lời Phật dạy không có liên hệ gì với cuộc sống; thứ hai là chúng ta đã hiểu sai và áp dụng sai về lời dạy đó. Riêng tôi cho rằng, trường hợp thứ nhất không thể xảy ra mà chỉ xảy ra trong trường hợp thứ hai. Lý do vì sao? Đây chính là trường hợp đã được đức Phật giải thích trong kinh “Tăng Chi Bộ” như sau:

Hai pháp này, này các Tỷ kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược, ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thì ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.[11]

Cũng diễn tả về ý này, trong ‘Kinh Ví Dụ Con Rắn’thuộc “Kinh Trung Bộ” đức Phật giải thích:

Chư Tỷ kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học những pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên trở thành không rõ ràng. Họ học pháp chỉ vì lợi ích muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Vì nắm giữ sai lạc các pháp.[12]

Ở đây, kết quả của sự đau khổ chính là sự nắm bắt sai lạc, có nghĩa là hiểu sai lạc về những lời dạy của đức Phật, do vậy, khổ đau xuất hiện. Thế nào là sự hiểu sai? Hiểu sai là sự hiểu biết không đúng với sự thật, sự thật như thế này mà lại hiểu như thế khác, mang tính duy ý chí tưởng tượng, từ chuyên môn trong Kinh điển Nam truyền gọi là ‘không như lý tác ý’ hay trong “kinh Kim Cương” của Phật giáo Đại thừa, đức Phật gọi là ‘điên đảo mộng tưởng’, là sự hiểu biết không liên hệ đến sự thật. Thế nào gọi là sự thật? Sự thật là cái không bị bóp méo bởi những suy đoán không thực tế của con người. Ví dụ, khi chúng ta đọc kinh điển Phật giáo, chúng ta cần trả nó về với bối cảnh lịch sử mà nó đã xuất hiện. Nếu tách rời lời dạy trong kinh khỏi bối cảnh lịch sử quá khứ của nó, lại lấy những kinh nghiệm từ bản thân, trong đời sống hiện tại để lý giải trình bày tư tưởng của nó, có thể nói đó là sự trình bày duy ý chí hay tưởng tượng, không phù hợp với sự thật. Đó là ý nghĩa của câu ‘Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’ hay nói một cách khác, chúng ta không nắm rõ tinh thần giáo dục và hình thức giáo dục của đức Phật, điều đó rất dễ bị rơi vào sự hiểu lầm. Tôi gọi sự hiểu biết này là sự hiểu biết suông hay loại kiến thức chưa được tiêu hóa.

Như vậy, thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại văn minh, thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, nó tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, và được xem như là thước đo chung cho mọi lãnh vực sinh hoạt của con người, từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, từ giáo dục đến kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí ngay cả sinh hoạt trong gia đình và tôn giáo. Trước tình hình đó, ngành giáo dục trở thành đội ngũ tiên phong gánh lấy trách nhiệm đào tạo con người đi theo khuynh hướng phát triển đó. Như vậy, bất cứ ai sinh ra và trưởng thành trong thời đại ngày nay không ai lại không chịu ảnh hưởng của nền giáo dục ngày nay.

Khuynh hướng giáo dục và đào tạo của xã hội ngày nay là như vậy, cách suy nghĩ của con người ở thời đại ngày nay là như thế. Thế thì đạo Phật muốn tránh khỏi sự dị ứng từ xã hội, để được cùng với xã hội tồn tại và phát triển, điều kiện tiên quyết là bản thân Phật giáo phải lấy nền giáo lý ‘chánh tri chánh kiến' làm phương tiện đưa chánh pháp vào xã hội. Theo tôi, có lẽ đó là con đường duy nhất mới có thể đáp ứng những nhu cầu của con người trong thời đại ngày nay. Như vậy, sự đào tạo con người và trang bị kiến thức chuyên môn cho người làm công tác tôn giáo là một nhu cầu cần thiết và hết sức cấp bách, làm tiền đề cho Phật giáo phát triển và lợi lạc quần sanh. Nếu chúng ta không làm như vậy, tôi tin rằng Phật giáo khó tồn tại và phát triển trong xã hội mới, nhất là Phật giáo trong xã hội Tây phương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2014(Xem: 8261)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7185)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 6943)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8064)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10054)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12267)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
22/08/2014(Xem: 22159)
Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ và khi đã được ổn định ở xứ người, như đã hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả tình cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc thì tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc thì tiếp tục yêu những dòng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về.
21/08/2014(Xem: 9469)
Sau rất nhiều liên lạc chúng tôi đã hẹn gặp được anh Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, vào buổi chiều tháng 8 năm 2014, để tặng anh Bộ sách “Tứ thư Lãnh đạo”, bộ sách mà anh đã dành tâm huyết để viết lời giới thiệu. Vì biết anh Bình rất bận và hiếm khi có cơ hội được gặp anh, nên sếp tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng là người đã có 12 năm gắn bó với FPT, đã kéo theo thêm 4 lãnh đạo của công ty đi cùng để được nghe anh trò chuyện.
18/08/2014(Xem: 58914)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/08/2014(Xem: 15805)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]