Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Quá trình diễn biến của đạo Phật

11/04/201100:49(Xem: 12760)
3. Quá trình diễn biến của đạo Phật

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

Thích Hạnh Bình

PHẦN 1

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

3.Quá trình diễn biến của đạo Phật

Nếu chúng ta nhìn Phật giáo như một thực thể sống, thì sự khai sinh của đạo Phật ở tại nước Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, tính cho đến nay, đạo Phật đã có tuổi thọ hơn 2.500 năm. Lịch sử truyền bá của đạo Phật đã ghi lại, vào những thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Phật giáo đã được nhà vua A Dục (Asoka) lập thành đoàn thể đem giáo lý của đức Phật truyền đến nước láng giềng là Tích Lan. Sau đó, bằng nhiều ngã đường khác nhau Phật giáo đã truyền đến Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam… Từ đó tiếp tục lan rộng khắp vùng Châu Á, và cho đến nay, Phật giáo đã truyền sang các châu lục khác. Sự tồn tại và phát triển của Phật giáo đã chứng minh Phật giáo có một sức sống mãnh liệt vượt lên trên cả thời gian và không gian, có lẽ nhờ Phật giáo có nền giáo lý tuyệt vời, có giá trị thiết thân với đời sống con người và biết uyển chuyển thích nghi với mọi đời sống xã hội khác nhau. Đó chính là những yếu tố cần thiết và cơ bản để đạo Phật tồn tại và phát triển cho đến ngày nay và ngay cả mai sau. Có lẽ đó là lý do tại sao từ tư tưởng và hình thái sinh hoạt của Phật giáo Nguyên thủy đã chuyển sang Phật giáo Bộ phái, rồi từ Phật giáo Bộ phái lại tiếp tục chuyển sang tư tưởng và hình thức sinh hoạt của Phật giáo Đại thừa. Cũng không phải đến đây là chấm dứt mà tùy theo tâm tình và hoàn cảnh của mỗi đất nước ở hiện tại và ngay cả mai sau, Phật giáo lại tiếp tục hình thành những tông những phái khác nhau để đáp ứng nhu cầu con người và xã hội. Phải nói rằng đây chính là tinh thần Bồ tát Quán Thế Âm trong Kinh Pháp Hoa,Ngài đã phát nguyện rằng: “Nếu có một chúng sanh nào muốn ta hiện thân của Đế Thích, Bà La Môn… để độ người đó thì ta liền hiện thân đế thích, Bà La Môn… vì người đó mà hóa độ…”. Tinh thần tùy cơ thuyết giáo của Phật giáo Đại thừa là tinh thần nhập thế, bất chấp hình thức nào và sự phản ứng nào, miễn là khi Bồ tát hành đạo dựa vào lòng từ bi và trí tuệ là đủ. Thế thì chúng ta tự cho mình là Đại thừa thì tại sao không dám nhập thế, đem tinh thần giác ngộ và giải thoát trình bày bằng một hình thức mới, phù hợp nhân tình và xã hội để cho con người được lợi ích, lại phải vay mượn những hình thức xưa cũ, đôi khi vô ý nghĩa, làm tiêu chuẩn tu tập cho con người hôm nay thực hành?

Từ những kinh nghiệm lịch sử đó, chúng ta nhận thức được rằng hiện nay Phật giáo đang đứng trước một thời đại tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, là một xã hội hoàn toàn mới, suy tư của con người cũng mới; vì vậy thật khó cho Phật giáo nếu cứ vay mượn một hình thức sinh hoạt hay cách lý giải nào đó trong quá khứ, làm kiểu mẫu, áp dụng cho xã hội và con người ngày hôm nay trong xã hội ngày nay. Trên thực tế, cách suy tư và nhận thức vấn đề của con người, và những nhu cầu xã hội của ngày hôm nay hoàn toàn khác biệt với những thời đại xa xưa. Chúng ta chỉ có thể ngang qua những hình thức sinh hoạt trong quá khứ, lấy đó làm nền tảng để đắn đo suy nghĩ và rút ra kinh nghiệm cho những vấn đề hiện tại và trong tương lai. Khi viết những suy nghĩ này, tôi vẫn biết là rất khó chấp nhận bởi một thế hệ người đi trước, đồng thời cũng hiểu rõ rằng, những nhu cầu của thế hệ trẻ ngày nay là một thực tế, không thể phủ nhận; tất nhiên nó không phải là những nhu cầu của thế hệ trước; và dĩ nhiên chúng ta không thể chỉ vì thế hệ trước mà cố tình quên đi sự sống của bản thân và thế hệ trẻ ngày nay, đang tràn đầy sức sống và đang cần sự giúp đỡ từ kinh nghiệm sống của đạo Phật. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lợi dụng tinh thần “tùy duyên” của Phật giáo Đại thừa, vì thế hệ trẻ mà vượt qua những ranh giới truyền thống tư tưởng của đạo Phật. Trước tình hình đó, chúng ta làm thế nào chọn ra một hình thức sinh hoạt, mang tính dung hòa giữa hai thế hệ là giải pháp hữu hiệu nhất. Muốn thực thi điều này, theo tôi hai thế hệ cần ngồi lại với nhau nhiều hơn nữa, thành thật trao đổi cho nhau những đắn đo suy tư của hai thế hệ. Nếu đôi bên không có giải pháp nào khác, theo tôi chúng ta vẫn phải chấp nhận sự phê bình của thế hệ trước, tự lựa chọn và thiết lập một loại hình sinh hoạt mới, để thế hệ trẻ chúng ta chấp nhận, tiếp cận và hiểu được hệ thống giáo lý nhiệm mầu có ý nghĩa, giúp ích cho cuộc sống, nếu không Phật pháp sẽ bị mai một mà nguyên nhân chính là hình thức sinh hoạt và cách lý giải lời Phật dạy không đủ sức hấp dẫn lôi cuốn con người và xã hội hôm nay, nếu không muốn nói là viễn vông thiếu thực tế và mê tín. Tôi viết những điều này với một mục đích duy nhất, làm thế nào để Phật giáo được tồn tại và phát triển cùng với xã hội, đóng góp thiết thực cho con người và xã hội đó.

Rút ra một vài bài học kinh nghiệm thực tế từ sự diễn biến của Phật giáo trong quá khứ để chúng ta mạnh dạn hơn trong việc tìm ra một hình thức sinh hoạt thích nghi cho Phật giáo hiện nay, ở đây tôi muốn đề cập đến hai hình thức sinh hoạt của Phật giáo, đó là Phật giáo Thượng Toạ Bộ hay Phật giáo Nguyên thủyvà Phật giáo Đại Chúng Bộ hay Phật giáo Đại thừa.

Trước khi tìm hiểu về nội dung tư tưởng của hai trường phái lớn này, chúng ta cần nắm rõ nguồn tư liệu của hai nền Phật giáo này.

Trước nhất, nói về thánh điển của Phật giáo Thượng Tọa Bộ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các kinh A hàm và Nikàya là những bản kinh của Phật giáo Bộ phái, không phải của Phật giáo Nguyên thủy. Tuy nhiên, dù như thế nào đi nữa, nếu chúng ta căn cứ vào những bộ kinh này nghiên cứu và tìm hiểu tư tưởng và hình thức sinh hoạt của Phật giáo trong thời kỳ này, thì ở đó chắc chắn sẽ có được nhiều dữ kiện đáng tin cậy về Phật giáo Nguyên Thủy. Nếu chúng ta không căn cứ vào hai nguồn tư liệu này thì khó có thể hiểu được cái gì gọi là tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Thượng Tọa Bộ. Vì thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy là thời kỳ khẩu truyền, kinh điển chưa được kết tập thành văn tự, hai bộ kinh này được kết tập vào lần thứ 3 vào thời đại vua A Dục.

Kế đến là nguồn tư liệu của Phật giáo Đại Chúng Bộ. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, Phật giáo Đại Chúng Bộ không phải là Phật giáo Đại thừa, nhưng tư tưởng Phật giáo Đại Chúng Bộ là nguồn gốc để hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Đáng tiếc là nguồn tư liệu của Phật giáo Đại Chúng Bộ không còn, điều này đã làm cho giới nghiên cứu đặt nhiều nghi vấn: Nguyên nhân nào kinh điển của Đại chúng bị thất lạc? Lý do tại sao? Hay là kinh điển của Đại thừa tức là kinh điển của Đại chúng? Hiện nay chúng ta chỉ có thể ngang qua những kinh điển của Phật giáo Đại thừa để tìm hiểu về tư tưởng của Phật giáo Đại chúng mà thôi.

Thế nào gọi là Phật giáo Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ? Theo nguồn tư liệu của Phật giáo Bắc truyền, cụ thể là tác phẩm “Dị Bộ Tông Luân Luận” ghi lại rằng, Sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng hơn 100 năm, dưới triều đại của vua A Dục (Asoka), nội bộ tăng đoàn Phật giáo có ý kiến bất hòa, tranh cãi về năm việc của Đại Thiên. Do đó Phật giáo bắt đầu rạn nứt, phân chia thành 2 phái: Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Thế nhưng, theo nguồn tư liệu của Phật giáo Nam truyền cụ thể là tác phẩm “Kathàvatthu” lại cho rằng, sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng 218 năm, dưới thời vua A Dục, nội bộ Phật giáo phát sanh sự bất đồng ý kiến, chủ yếu tranh cãi về ‘Mười việc phi pháp’. Sự bất đồng ý kiến này đã dẫn đến sự phân chia Phật giáo thành 2 phái: Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ.

Qua 2 nguồn sử liệu này, cho chúng ta thấy sự ghi chép không đồng nhất về niên đại và nội dung tranh cãi, tạo thành chủ đề thảo luận cho giới nghiên cứu ngày nay. Với bài viết này, tôi không thảo luận đến khía cạnh niên đại hay nội dung tranh cãi, chỉ đề cập đến một góc độ khác là Phật giáo đến thời kỳ vua A Dục, nội bộ tăng già đã xuất hiện sự rạn nứt, chủ yếu là sự bất đồng quan điểm về cách lý giải lời dạy của đức Phật, trong đó bao gồm hai vấn đề then chốt là tư tưởng và giới luật. Kết quả của sự tranh luận này dẫn đến sự phân chia Phật giáo thành hai bộ phái.

Qua nội dung tranh cãi của hai nguồn sử liệu khác nhau ghi lại, người ta cho rằng Thượng Tọa Bộ là phái bảo thủ. Phái này mong muốn đời sống lời dạy của đức Phật không bị chi phối bởi thời gian và không gian, bởi ảnh hưởng những tập tục tín ngưỡng và văn hóa của xã hội. Có thể nói đó là lý do mà Phật giáo Thượng Tọa Bộ cố tình duy trì đời sống sinh hoạt của tăng già bằng sự tĩnh lặng trong rừng núi, cách ly đời sống ồn ào của xã hội, mới có thể an tâm tu tập thiền định. Ngược lại, Phật giáo Đại Chúng Bộ là Phật giáo cấp tiến, với lý tưởng muốn thực thi xã hội hóa Phật giáo, có nghĩa là sự tu tập của Phật giáo không chỉ dành cho giới xuất gia, sống đời sống đơn độc trong rừng núi, mà sự tu tập đó dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Không giới hạn là người xuất gia hay tại gia, sống trong lòng xã hội vẫn có thể tu tập được, vẫn thành đạt sự giác ngộ và giải thoát. Trên thực tế, kết quả của việc xã hội hóa Phật giáo như thế nào thì chúng ta khó có thể giải thích về mặt chứng đắc, nhưng riêng về mặt hoạt động xã hội thì rất thành công. Đến đời vua A Dục Phật giáo được truyền đi khắp nơi trong nước Ấn và ngay cả truyền sang ngoại quốc, cụ thể là nước Thái Lan đã giới thiệu lời Phật dạy đến mọi tầng lớp trong xã hội. Nhưng trên phương diện tư tưởng, chúng ta cũng phải thừa nhận, chắc chắn Phật giáo chịu ảnh hưởng những tập tục tín ngưỡng dân gian. Do vậy Phật giáo càng ngày càng phức tạp, có khá nhiều vấn đề không lợi lạc cho Phật giáo cũng theo đó mà phát sinh. Ai là người đưa Phật giáo thành xã hội hóa đó? Theo tôi, nhà vua A Dục là người có công nhất, chính nhà vua là người ủng hộ, tạo thành tiền đề cho sự canh tân và phát triển, đưa Phật giáo vào xã hội, vì nhà vua đã đưa Phật giáo thành quốc giáo, lấy tư tưởng của đức Phật thay cho tư tưởng tôn giáo Bà la môn trước đây. Giờ đây tư tưởng của Phật giáo không chỉ dành riêng cho giới xuất gia tu tập mà cho người tại gia và cả xã hội, nó đã trở thành tư tưởng chủ đạo cho xã hội Ấn Độ. Có thể nói tinh thần đó được Phật giáo Đại thừa kế thừa và phát huy, nêu cao tinh thần ‘Bồ tát hạnh’.

Như đã được đề cập trong hầu hết các kinh điển Đại thừa, nổi bật nhất là hai kinh: “Duy Ma Cật” và “Hoa Nghiêm”. Nội dung tư tưởng của hai kinh này đề cao vai trò của người cư sĩ tại gia, còn quan trọng hơn là người xuất gia. Đây là vấn đề thực tế mà chúng ta cần phải nghiền ngẫm và suy tư; có thể xem đó như là một ‘công án’ để hình thành một xã hội Phật giáo đầy sức sống và năng động bằng hình thức là những người cư sĩ tại gia làm công việc hoằng dương Phật pháp, để cho giới xuất gia có nhiều thời gian tu học và thực nghiệm con đường giải thoát.

Ở đây, chúng ta thử đặt vấn đề, tại sao Phật giáo lại có sự chuyển biến như vậy? Nếu chúng ta đứng từ góc độ tình cảm hay niềm tin cá nhân đánh giá vấn đề thì câu trả lời đó sẽ như thế này hay thế kia, tùy theo niềm tin và tình cảm của mỗi người. Nhưng cách trả lời đó không phải là câu trả lời mà chúng ta muốn tìm hiểu ở đây. Theo tôi, để cho câu trả lời khách quan và được đa số người chấp nhận, chúng ta cần tìm hiểu bối cảnh xã hội khác nhau của mỗi thời kỳ Phật giáo. Tại sao Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Thượng Tọa Bộ lại chủ trương với đời sống xuất gia, sống trong rừng núi? Theo tôi có những nguyên nhân sâu xa như dưới đây.

Thứ nhất, đời sống xuất gia sống trong rừng núi vốn là truyền thống xuất gia của những người Bà la môn, nó không phải là hình thức sinh hoạt được sáng tạo bởi đức Phật. Sự tìm đạo giải thoát của đức Phật cũng không ngoài con đường chung này, và sau khi thành đạo, đức Phật cũng cảm thấy rằng, chỉ có con đường này mới có thể cắt đứt mọi sự ràng buộc của thế gian, an tâm trong việc tu tập, cho nên ngài khuyên dạy những người muốn tìm đạo giải thoát phải sống đời sống xuất gia, sống độc cư trong rừng núi, nhằm mục đích thực hành thiền định.

Thứ hai, mục đích của những người theo đức Phật xuất gia trong thời đó, chỉ có mục đích đơn giản và duy nhất là tìm cầu sự giác ngộ và giải thoát. Sau khi xuất gia, với đời sống xuất gia như vậy, không có điều kiện cho người ấy sanh khởi những ý niệm bất chính. Theo tôi, có lẽ đó là một trong những lý do chính đáng mà đức Phật đã khích lệ đời sống xuất gia ở trong rừng núi.

Thứ ba, một yếu tố khá quan trọng, với đời sống kinh tế vẫn còn lạc hậu của thời kỳ đức Phật còn tại thế, chữ viết chưa thịnh hành, không có kinh sách và những công cụ truyền bá lời Phật dạy, do vậy người nào muốn tìm cầu giác ngộ và giải thoát như đức Phật, chỉ có cách duy nhất là xuất gia với ngài, sống bên cạnh ngài và những người xuất gia cùng chung lý tưởng mới có thể học hỏi những kinh nghiệm tu tập. Theo tôi, đó là ba lý do chính đáng để lý giải vấn đề tại sao Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Thượng Tọa Bộ đề cao vai trò người xuất gia, sống độc cư tĩnh lặng trong rừng núi, đã được đề cập trong kinh điển A hàm hay Nikàya.

Ngược lại, tại sao Phật giáo Đại Chúng Bộ hay Phật giáo Đại thừa lại chủ trương xã hội hóa Phật giáo? Tất nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là có liên quan đến chính sách của nhà vua A Dục: lấy Phật giáo làm quốc giáo. Nếu như trước đó Phật giáo chỉ là một đoàn thể xuất gia tu tập trong rừng núi thì đến thời kỳ này, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính của quốc gia - quốc giáo. Đứng trước một vị trí như vậy trong xã hội, Phật giáo không thể không có bổn phận và trách nhiệm trước xã hội và đặc biệt nhất là sự tín nhiệm của nhà vua. Để đáp ứng nhu cầu của nhà vua và hoàn thành trách nhiệm với vị trí là ‘quốc giáo’ này, Phật giáo không thể tìm nơi vắng lặng trong rừng núi tu tập thiền định mà phải sống trong lòng xã hội, giúp nhà vua chính sách trị nước an dân, bằng cách đem tinh thần ‘từ bi’ và ‘trí tuệ’ của đức Phật gieo rắc vào mọi tầng lớp trong xã hội. Đứng trước một cục diện như vậy, Phật giáo không thể không thay đổi những hình thức sinh hoạt của mình. Chuyển đổi hình thức sinh hoạt, Phật giáo Đại chúng bộ chấp nhận sự phê phán của Thượng Tọa bộ, đã mạnh dạn và quyết tâm đưa Phật giáo vào xã hội, thế thì không có lý do gì khi chúng ta tự nhận mình là Đại thừa, nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, không chấp nhận sự cải cách của Phật giáo.

Phật giáo Đại thừa đã lấy vai trò 'trí tuệ’ làm ngọn đuốc chỉ đường và lấy tinh thần ‘xả’ làm ngọn cờ để vươn tới mục đích, bất chấp sự chỉ trích của Phật giáo Thượng Tọa Bộ. Đó là lý do tại sao Phật giáo Đại thừa đề cao con đường Bồ tát hạnh, như đã được mô tả trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa. Đối tượng mà Bồ tát hóa độ là mọi thành phần trong xã hội, từ những người Bà la môn đến những người nô lệ, từ vua quan đến những người thường dân, từ những người nông phu đến những bậc tri thức… đó chính là ý nghĩa đức Bồ tát Quan Thế Âm thị hiện nhiều hình tướng khác nhau để hóa độ chúng sanh như trong “Kinh Pháp Hoa” đã mô tả. Có lẽ đó là phương pháp duy nhất khi nêu cao tinh thần độ sanh của Phật giáo Đại thừa, dẫu rằng trong ấy ẩn chứa nhiều hình thức mê tín và thần thoại, nhưng đó là cách hay nhất để Phật giáo gần gũi với quần chúng.

Từ bài học thực tế này chúng ta nhận thức rằng, bản thân Phật giáo không có một hình thức sinh hoạt cố định nào để lấy đó làm tiêu chuẩn và duy nhất để cho mọi thời đại mọi con người phải noi gương theo. Tinh thần giáo dục của Phật giáo là tùy theo con người và xã hội, đức Phật tự thiết lập một hình thức sinh hoạt thiết thực, để đáp ứng cho nhu cầu của con người và thời đại đó. Nếu như không nắm rõ tinh thần ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’ của Phật giáo Đại thừa thì đó chính là tự mình bóp chết sự sống của Phật giáo, vì nếu không hiểu lý thuyết duyên khởi và vô thường của đạo Phật thì chính chúng ta là người xây bức tường cao và dày ngăn cản tuổi trẻ đến với đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6930)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8257)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16506)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8490)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6356)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5555)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7141)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7146)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7747)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6027)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]