Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật

10/04/201111:20(Xem: 12202)
II. Tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 2

QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

II. TINH THẦN VÀ MỤC ÐÍCH GIÁO DỤC CỦA ÐỨC PHẬT

Ðức Phật là một nhân vật có thật trong lịch sử Ấn Ðộ, Ngài sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh xã hội thật rối loạn, tình hình chính trị của đất nước Ca Tỳ La Vệ lúc bấy giờ, là lãnh thổ mà phụ vương của ngài thống trị, đang nằm trong tình trạng bị xâm lược của nước láng giềng Bạt Kỳ đang có chính sách bành trướng, thôn tính các nước yếu lân cận [55].Về mặt tư tưởng xã hội, lại càng bi đát hơn, tư tưởng truyền thống của giai cấp Bà-la-môn không thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo văn hóa và tôn giáo cho xã hội Aán, cũng không còn sức hấp dẫn cho giới trí thức, đồng thời cũng không thích hợp cho một xã hội có nền kinh tế đang trên đà phát triển của giai cấp bị trị[56] . Sự phân chia xã hội Ấn thành bốn đẳng cấp[57], và học thuyết Phạm ngã hợp nhất thể [58]của Bà-la-môn là tiền đề thảo luận và tranh cãi của giới trí thức đương thời, nó là tiền đề và là điều kiện tất yếu để hình thành các trường phái tự do tư tưởng, đại diện là sáu phái triết học (Phật giáo gọi là Lục phái ngoại đạo), đã được đức Phật tường thuật về quan điểm và chủ trương của 6 phái này trong kinh A Hàm[59] . Sáu phái triết học bao gồm: 1- Trường phái phủ nhận giá trị đạo đức, nhân vật đai diện là Pùrana Kassapa; 2- Phái định mệnh, nhân vật đại diện là Makkhali Gosàla; 3- Phái đoạn diệt, nhân vật đại diện là Ajita Kesakambala; 4- Phái cực vi, nhân vật đại diện là Pakudha Kaccàyana; 5- Phái Kỳ na giáo, nhân vật đại diện là Nigantha Nàtaputta; 6- Phái hoài nghi, nhân vật đại diện là Sanjaya Belatthiputta (sat sàstarà). Quan điểm và chủ trương của đức Phật Thích Ca cũng là người chống lại tư tưởng truyền thống Bà-la-môn, cho nên ngài cũng thuộc vào phái phi tư tưởng truyền thống. Nhưng đức Phật cũng không chấp nhận quan điểm và chủ trương của 6 phái triết học này.

Ở đây, chúng ta cần lưu ý, Kỳ na giáo là phái được đức Phật đề cập khá nhiều trong kinh tạng A Hàm và Nikàya. Theo Lữ Trưng cho rằng, tư tưởng của phái này là kế thừa tư tưởng của Bà-la-môn. Một trong những học thuyết chính của phái này là “Nghiệp”bao gồm: thân nghiệp khẩu nghiệp và ý nghiệp, nhưng họ rất xem trọng “thân nghiệp”, vì họ cho rằng, con người muốn diệt trừ phiền não, để được giải thoát giác ngộ, cần phải tu khổ hạnh, bằng cách ép xác, như nằm trên gai, ăn một ngày một hạt mè...(sẽ được trình bày ở phần dưới đây). Họ là những người thường đến vấn nạn đức Phật về những vấn đề siêu hình, như sau khi Như Lai nhập diệt còn hay mất?Thân và mạng là một hay hai? Lý do chính yếu mà họ thường đến đức Phật vấn nạn, vì họ chủ trương có một cái ngã thường hằng bất biến. Ngược lại, đức Phật căn cứ học thuyết “Duyên khởi” đưa đến quan điểm cho rằng, con người là “vô ngã”, điều đó vô tình hay cố ý đức Phật đã chống lại học thuyết “hữu ngã” (àtman) của họ. Ðồng thời, đứng trên phương diện giáo dục, đức Phật lại đề xuất thuyết “nghiệp báo”. Như vậy, về mặt logic, hình thức bản thân của hai học thuyết “vô ngã” và “nghiệp báo” của đức Phật tự sanh mâu thuẫn lẫn nhau. Ðây là điểm căn cứ để cho họ công kích Phật giáo. Họ lập luận rằng, nếu không có “ngã” (àtman) thường hằng bất biến, thì ai là người tạo nghiệp (tác nhân), ai là người thọ nhận hậu quả? Câu hỏi này đức Phật đã luôn luôn giữ thái độ im lặng không trả lời[60], trong thời kỳ A hàm, với lý do là những vấn đề này không liên hệ gì đến giải thoát khổ đau. Thái độ im lặng không trả lời của đức Phật về những vấn đề này, sau khi đức Phật nhập diệt, nó chính là chủ đề trọng tâm cho các trường phái triết học Phật giáo ra đời. Như Ðộc tử bộ đã công khai chủ trương “Có ngã và có pháp”; Hữu bộ phủ nhận “có ngã” thừa nhận “có pháp”; Sơ kỳ Ðại thừa chủ trương “Nhứt thiết pháp giai không” và cho đến Long Thọ chủ trương “Duyên khởi tánh không”. Xuyên suốt quá trình thảo luận từ các Bộ phái cho đến Ðại thừa Phật giáo chung quanh vấn đề ‘hữu ngã’ hay ‘vô ngã’, thân và mạng một hay hai, là bằng chứng cụ thể.

Dù gì đi nữa, đứng về mặt logic hình thức mà nói, hai học thuyết “vô ngã”và “nghiệp báo”của Phật giáo mang tính mâu thuẫn. Nó là điểm căn cứ cho giới nghiên cứu Phật học đi đến kết luận sai lầm, cho rằng tự thân lý thuyết Phật giáo tồn tại sự mâu thuẫn. Ðó là vấn đề chúng ta cần phải làm sáng tỏ, để tránh khỏi sự ngộ nhận trong Phật giáo. Vấn đề này sẽ được thảo luận dưới đây.

Trở lại vấn đề tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật. Chúng ta thấy, mặt dù đức Phật phản bác lý thuyết àtmancủa Bà-la-môn cho rằng có một cái gọi là ngã vĩnh hằng, nhưng đối với những tư tưởng tự do, chủ trương phóng túng hưởng dục, phi đạo đức của phái phủ nhận giá trị đạo đức, có chủ trương đoạn diệt... thậm chí ngay cả chủ trương tu khổ hạnh của Kỳ na giáo, đức Phật cũng không đồng tình. Thế thì, lập trường và phương hướng giáo dục của ngài nhằm vào mục đích gì?

Ðể trả lời câu hỏi này, đức Phật đã nói lên quan điểm và xác định mục đích giáo dục của ngài như sau:

Này các Tỳ kheo! Xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ...”[61]

hay:

“Thế gian có ba điều không vui, không ưa thích, không muốn nghĩ nhớ, đó là: già, bịnh và chết... Thế gian nếu không có ba điều này, Như Lai không xuất hiện ở thế gian, thế gian cũng không có Như Lai nói pháp, giáo giới...”[62].

Có thể nói, đây là lập trường và mục đích giáo dục của đức Phật. Giáo lý của đạo Phật là giáo lý phân tích về con người và những vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người. Ðạo Phật cho rằng, con người bao gồm hai yếu tố chính là vật chất và tinh thần, sinh già bịnh và chết là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, là thật thể của cuộc sống. Già bịnh và chết là tình trạng suy thoái tự nhiên của cơ thể, dù là ai đi nữa cũng không thể tránh khỏi, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải trải qua tướng trạng này[63] , đó là quy luật tự nhiên của cơ thể. Ðời người khi đến lứa tuổi già yếu, muốn làm điều gì cũng làm không được, đi lại bất tiện, ăn không ngon, ngủ không yên giấc...đây là nỗi khổ khi tuổi về già. Bịnh là tướng trạng suy thoái, tứ đại không điều hòa của cơ thể, thân thể đau nhức mệt mỏi... là một trong những nỗi khổ của con người. Chết là sự chấm dứt của một đời người, con người không một ai ưa thích sự già cả, bịnh hoạn và chết, nhưng không một ai trong chúng ta tránh khỏi 4 tướng trạng này, đó là nỗi khổ của cơ thể vật chất.

Ngoài nỗi khổ tự nhiên về thân thể, con người còn có một nỗi khổ lớn hơn, đó là nỗi khổ về tâm lý. Theo đức Phật, nguồn gốc phát sinh nỗi khổ về tâm lý của con người là do vô tri. Vô tri về cái gì? Ðó là vô tri về “ngã” và “ngã sở”. Cái gọi là ngãtức là cái nhìn không đúng về con người, Phật giáo gọi là thái độ chấp trước về ngã, cho rằng con người có cái ngãthường hằng bất biến, không thay đổi. Nhưng theo sự phân tích của đức Phật, con người là do năm yếu tố: sắc (rùpa), thọ (vedana), tưởng (samjna), hành (samskara) và thức (vijnana) kết hợp mà thành. Trong đó, không có một yếu tố nào mang tính vĩnh hằng. Thức (vijnana) được hình thành đều phải tùy thuộc vào bốn yếu tố khác, nó không thể tồn tại độc lập; sắc (rùpa), thọ (vedana), tưởng (samjna), hành (samskara) cũng được phân tích như thế. Do vậy, cái gọi là ngã, trên thực tế, bản chất của nó là duyên sinh (pratìtya-samutpàda), cái gì do duyên sinh thì cái ấy không thể gọi là ngã(àtman). Con người vốn không có thật ngã, tự tưởng tượng có thật ngã, rồi vin vào đó cố chấp thật có ngã, đó chính là nguồn gốc phát sinh khổ đau, cũng là cái vô tri về ngã; “Ngã sở” là cái nhìn ảo tượng không thật về những vật chung quanh mình, tức sự chấp nhặt về những vật mà chúng ta đang có, như là vợ tôi, người yêu tôi, nhà tôi, xe tôi, vật sở hữu của tôi. v.v..., cho rằng tất cả những thứ ấy thuộc quyền sở hữu của mình, không ai có thể xâm phạm được, nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không làm chủ được bất cứ cái gì mà chúng ta đang có, nó luôn luôn thay đổi theo luật duyên khởi. Ví như, anh A đang có một người thương, trong ý thức anh ta nghĩ rằng: đây là người thương của tôi và chắc chắn chúng tôi sẽ yêu thương nhau mãi, thế nhưng, vì lý do nào đó, cô ta không còn yêu thương anh ấy nữa, thế là một nỗi khổ không cùng đến với anh ta, vì anh không chấp nhận một thực tại diễn biến như thế, cố níu kéo muốn sự kiện bên ngoài giống như mình suy nghĩ, nhưng không giống, cho nên đau khổ. Một ví dụ khác, chúng ta có một số tiền lớn, cất nó trong tủ sắt, hoặc gởi ngân hàng hay cho người khác vay kiếm lời... trong ý thức chúng ta nghĩ rằng đây là số tiền của tôi, không ai có thể chiếm đoạt được, thế nhưng một ngày nào đó, vì nhân duyên không lành, két tiền bị kẻ trộm ăn cắp, ngân hàng bị phá sản, tiền cho vay bị người ta giựt. Lúc ấy, bạn nghĩ như thế nào về tài sản ấy? Và tâm lý của bạn như thế nào? Phải chăng là một trạng thái tâm lý khổ đau, vì bị mất tiền của. Xét cho cùng, nỗi khổ mất tình và mất tiền là hai nỗi khổ có cùng chung một nguồn gốc là không chấp nhận một thực tại diễn biến. Thực tại đang diễn dịch thay đổi, nhưng ý thức của chúng ta không tùy theo sự vật thay đổi là nguyên nhân phát sinh đau khổ. Một nhận thức như vậy, trong kinh A Hàm đức Phật gọi là “không như thật tuệ tri”hay “Không như lý tác ý”[64]trong kinh Kim Cang gọi là “điên đảo mộng tưởng”, đó là một trong những nỗi khổ về mặt tâm lý. Nếu như thế thì những cái mà chúng ta đang có, chúng ta không nên xem chúng là cái của tôi, mặc chúng tự do biến đổi sao? Thân bịnh không cần uống thuốc, nhà hư không cần sửa chữa... sao? Như thế phải chăng đạo Phật đã cổ vũ khích lệ tinh thần vô trách nhiệm sao? Người viết xin trả lời rằng, đạo Phật không chủ trương như thế, đạo Phật luôn luôn khuyên mọi người, cần có tinh thần bổn phận và trách nhiệm, không những chỉ có trách nhiệm cá nhân mà cũng cần có trách nhiệm tập thể mà ta đang sống, tức xã hội, vì hoàn thành trách nhiệm cá nhân là điều kiện tất yếu để xã hội hoàn thiện, một xã hội hoàn thiện là yếu tố cơ bản để con người có nếp sống bình an và hạnh phúc, đời sống cá nhân và tập thể có mối quan hệ chằng chịt không thể tách rời. Ở đây, đức Phật trình bày giáo lý “vô ngã” và “ngã sở” nhằm mục đích chỉ rõ thật tướng của các pháp, giúp cho con người có sự nhận thức đúng đắn về con người cũng như mọi vật chung quanh mình, vốn là “vô ngã” và “vô ngã sở” vì thật tướng của các pháp là duyên sinh, để phá vỡ những thành kiến, những cố chấp sai lầm của con người mà thôi, nó là nguyên nhân sinh ra mọi khổ đau. Nhưng muốn thấy tính “vô ngã”õ và “vô ngã sở” cần phải có trí tuệ. Trí tuệ là cái thấy đúng như sự thật(như thật tuệ tri), hay cái gọi là “Như lý tác ý ” [65]không phải là một cái thấy qua sự tưởng tượng mơ hồ. Thế nào là cái thấy đúngnhư sự thật? Là sự nhìn thấy giữa sự vật và ý thức là một không sai khác, như chúng ta thấy lửa, chúng ta biết lửa là nóng, cho nên chúng ta không thọc tay vào lửa để bị phỏng tay. Ý thức biết lửa là nóng và thực tại lửa cũng nóng, như vậy gọi là cái biết đúng như sự thật. Cái gì gọi là cái thấy qua sự tưởng tượng? Là cái thấy giữa ý thức và thực tại của sự vật không giống nhau. Ví như về đêm, trên con đường làng quê không có điện đường, người bộ hành thấy một sợi dây, lầm tưởng là con rắn, khi ý thức lầm tưởng sợi dây là con rắn, thì tâm lý sợ hãi sinh khởi. Trên ý thức nghĩ là con rắn, thực tại là sợi dây không phải là con rắn, như thế giữa nhận thức và thực tại là hai cái không giống nhau, đức Phật gọi đó là cái thấy qua sự tưởng tượng. Từ ý nghĩa này, chúng ta có thể trả lời vấn đề vừa nêu trên rất dễ dàng. Hiện thật chúng ta là con người đang sống trên cuộc đời này, những nhu cầu cần thiết cho sự sinh tồn của con người, như nhà ở, cơm ăn, áo mặc... là những nhu cầu cần phải có khi con người còn đang sống, do vậy, con người sử dụng chúng là hành động tự nhiên, không có lỗi lầm gì, vì nó là phương tiện để sống, như vậy thái độ giữ gìn bảo hộä cũng là bổn phận và trách nhiệm cần có, chúng ta không thể suy nghĩ rằng, những vật này là duyên sinh vô ngã tính, chúng ta không nên sử dụng và mặc chúng tự do thay đổi. Nhưng khi chúng thay đổi theo luật tự nhiên, ngoài khả năng của con người mà chúng ta vẫn cố duy trì, đó là thái độ cố chấp xuất phát từ vô minh, không phải trí tuệ. Như mọi sự vật vận hành theo qui luật sanh trụ dị diệt, thế nhưng một khi sự vật vận hành theo qui luật này, ý thức con người lại không chấp nhận, đó là thái độ cố chấp. Như vậy, thái độ mặc kệ và cái vận hành theo luật tự nhiên là hai thái độ khác nhau, một bên phát xuất từ sự hiểu biết và một bên phát xuất từ vô minh, cũng vậy tinh thần gìn giữ có trách nhiệm và thái độ cố chấp là hai lãnh vực không giống nhau.

Tinh thần có trách nhiệm là tinh thần xuất phát từ trí tuệ, ngược lại thái độ cố chấp xuất phát từ vô minh. Cái gì xuất phát từ trí tuệ, cái ấy được đức Phật đề cao, nó mang lại hạnh phúc và an lạc; cái gì xuất phát từ vô minh, cái ấy mang lại khổ đau, cái ấy được đức Phật khuyên từ bỏ. Do vậy, đức Phật khuyên mọi người cần có nhận thức đúng đắn về con người là “vô ngã” và “vô ngã sở”, vì thực tại vốn là như vậy, không thể đổi khác, nhằm mục đích giúp con người nhìn thấy chân thật cuộc sống, tránh xa khổ đau. Ðây là ý nghĩa sâu xa của câu: “Xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ...”. Ðó là mục đích giáo dục của đức Phật.

Qua đó chúng ta thấy, con người là đối tượng cho sự thuyết giáo của đức Phật, đồng thời lập trường và mục đích giáo dục của ngài là diệt trừ những khổ đau của con người. Theo đức Phật, nguồn gốc sâu xa của khổ đau chính là vô minh, vô minh là cha đẻ của sự nghèo nàn, của tất cả những thất bại trong cuộc sống. Như vậy, con người muốn được hạnh phúc không gì khác hơn là làm sống dậy chức năng của trí tuệ, nó là thanh đao bén nhất để đoạn trừ phiền não, là yếu tố cơ bản để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho đời này và đời sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5725)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5276)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6846)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6593)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6400)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7906)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7770)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6615)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7840)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7932)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]