Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VIII. Kết luận

10/04/201111:20(Xem: 10125)
VIII. Kết luận

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 1

QUAN ÐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

VIII. KẾT LUẬN

Có thể nói, kinh Tất Cả Lậu Hoặctrong Trung Bộ, tương đương với kinh Lậu Tậntrong Trung A Hàm, là bài kinh tiêu biểu cho quan điểm tu tập của đức Phật trong Phật giáo Nguyên thủy. Ý nghĩa và nội dung chính của kinh này, đức Phật đề cao vai trò trí tuệ và xác định giáo pháp của ngài dành cho người thấy, người biết, không phải cho người không thấy không biết, và chỉ có người thấy và biết mới có khả năng hiểu được lời dạy của ngài. Sự hiểu biết đó là nền tảng để hành giả tiến hành tu tập đoạn tận vô minh và phiền não, là nguồn gốc khổ đau của con người. Sự hiểu biết đó, được đức Phật mô tả là “như lý tác ý” hay “như thật tuệ tri”, là sự thấy và biết đúng với sự vật hiện tượng, không phải là sự hiểu biết của óc tưởng tượng, duy ý chí. Có thể nói, “Như lý tác ý” là kim chỉ nam cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học, căn cứ vào quá trình diễn biến của sự vật tiến hành nghiên cứu, hệ thống đánh giá và phê bình.

Một điểm đặc biệt của kinh này, đức Phật trình bày bảy phương pháp khác nhau để đoạn trừ bảy hiện tượng phiền não khác nhau, vì chúng xuất phát không cùng một điểm. Ðó là: 1- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu tri kiến, muốn đoạn trừ chúng, phải do tri kiến đoạn trừ; 2- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự phòng hộ, muốn đoạn trừ chúng, phải do phòng hộ đoạn trừ; 3- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự thọ dụng, muốn đoạn trừ chúng, phải do thọ dụng đoạn trừ; 4- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự kham nhẫn, muốn đoạn trừ chúng, phải do sự kham nhẫn đoạn trừ; 5- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự tránh né, muốn đoạn trừ chúng, phải do sự tránh né đoạn trừ; 6- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự trừ diệt, muốn đoạn trừ chúng, phải do sự trừ diệt đoạn trừ; 7- có những loại phiền não xuất phát từ thiếu sự tu tập, muốn đoạn trừ chúng, phải do sự tu tập đoạn trừ.

Qua bảy phương pháp khác nhau đoạn trừ phiền não này, cho chúng ta nhận thức rằng, quan điểm tu tập của đức Phật trong Phật giáo nguyên thủy rất thực tế và rất khoa học, không trừu tượng mơ hồ, không mang màu sắc tín ngưỡng, không chứa đựng ý nghĩa thần bí, đặc biệt là với phương pháp luận rất sắc bén và logic. Bất cứ ai, dù ở vị trí nào trong xã hội cũng dễ dàng chấp nhận nội dung lời giảng dạy mang tính khả thi và có khả năng dẫn đến giải thoát. Ðồng thời, nó nói lên tinh thần tu tập của đức Phật nguyên thủy không giới hạn dưới bất cứ hình thức nào, cái gì có khả năng làm giảm bớt hay tiêu diệt những phiền não khổ đau của con người, cái ấy được xem là phương pháp tu tập trong đạo Phật, ngược lại bất cứ hình thức nào, dù mệnh danh là gì đi nữa nhưng không làm giảm bớt khổ đau và phiền não thì cái ấy cũng không được xem là phương pháp tu tập trong Phật giáo.

Lời cuối cùng, người viết hy vọng rằng, với tinh thần giảng dạy của đức Phật trong kinh này, giúp cho con người có cuộc sống thật vui và đầy hiểu biết, đóng góp cho xã hội trong công cuộc xây dựng một xã hội trật tự và đạo đức, tiến bộ và văn minh.


[1]Kinh “Ví Dụ Con Rắn” trong kinh Trung Bộ, đức Phật dạy: “Này chư Tỷ-kheo! Xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên sự thật về khổ và sự diệt khổ...”; trong kinh “Tạp A-hàm”, kinh số 760, đức Phật cũng dạy rằng: “Thế gian có 3 điều không vui, không ưa thích, không nghĩ nhớ, đó là già, bịnh và chết, thế gian không có 3 điều này thì Như lai không xuất hiện ở thế gian, thế gian cũng chẳng có Như lai nói pháp, nói giới...”.

[2]Xin tham khảo kinh “Tạp A Hàm”, kinh số 212, đúc Phật dạy: “Ta không vì tất cả Tỳ-kheo nói hạnh phóng dật, cũng không phải không vì tất cả Tỳ-kheo nói hạnh không phóng dật...”.

[3]Theo nguồn tư liệu Bắc truyền (Hán tạng) - “Dị Bộ Tôn Luân luận” cho rằng, sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng 100 năm, nội bộ Tăng đoàn Phật giáo phát sinh sự bất đồng ý kiến về 5 việc của Ðại Thiên (Deva), bắt đầu phân chia thành hai phái: Thương tọa bộ và Ðại chúng bộ. Nhưng theo nguồn tư liệu của Phật giáo Nam truyền – “Luận Sự” (Kathàvatthu) cho rằng, sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 218 năm, mới phát sinh sự phân chia Tăng đoàn. Tranh chấp vấn đề cũng không đồng nhất.

[4]Lữ Trưng, “Ấn Ðộ Phật giáo tư tưởng khái luận”, tr.28, Taipei, NXB Thiên Hoa, Dân quốc năm 82.

[5]Là một tấm vải được qui định kích thước, để cho Tỷ-kheo sử dụng khi ngồi thiền hoặc ngủ nghỉ.

[6]Thế Hữu (Vasumitra) tạo, “Dị Bộ Tôn Luân luận” (ÐCT 49).

[7]HT. Thích Minh Châu dịch, kinh Trung Bộ tập 1, trang 19-29, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[8]Viện Cao đẳng Phật học Hải Ðức Nha Trang dịch, kinh Trung A Hàm tập 1, trang 91-98. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1992.

[9]Xem kinh “Tạp A Hàm”, Kinh số 271, (ÐCT2.p.71).

[10]Xem kinh “Tạp A Hàm”, Kinh số 389, (ÐCT2.p.105).

[11]Chỉ cho giáo pháp đức Phật. Giáo pháp của Phật là chân lý của cuộc sống, do vậy, chữ “pháp” ở đây mang ý nghĩa là những nguyên tắc sống để được hạnh phúc và an lạc.

[12]Xem kinh “Tạp A Hàm”, Kinh số 638 và 639, (ÐCT2.p.176-177).

[13]Kinh “Trung A Hàm”tập 4, Viện Cao đẳng Phật học Hải Ðức Nha Trang dịch, kinh “Tiễn Dụ”, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.

[14]Kinh Trung Bộ tập I, sđd, tr. 19-20.

[15]4 thức ăn: (1). Ðoàn thực là những thức ăn hay uống để nuôi dưỡng thể xác; (2). Xúc thực là sự tiếp xúc giữa 5 căn và 5 trần; (3). Thức thực là món ăn thuộc về tinh thần; (4). Tư niệm thực là ý chí muốn sống.

[16]Rất nhiều kinh trong “Kinh Trung Bộ”.

[17]Kinh Tương Ưng tập V, “Ðạo Tương Ưng”, HT. Minh Châu dịch, Viện NCPHVN ấn hành, trang 9-10. Ðức Phật dạy: “Vô minh là nguồn gốc của phiền não, đưa đến thành tựu các pháp bất thiện”.

[18]Walpola Rahula, “What The Buddha Taught”.

[19]Xem kinh “Tạp A Hàm”, kinh số 830-849, sđd.

[20]“Kinh Trung Bộ” Tập I, sđd.

[21]Kinh Tương Ưng tập III, “Uẩn Tương Ưng. Phẩm Hoa”, HT. Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN ấn hành, trang 272-273.

[22]HT. Thích Minh Châu dịch, kinh Tương Ưng tập I, Phẩm “Hoan hỷ”, Viện NCPHVN ấn hành, trang 27, đức Phật nói: “Pháp này thuộc hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới chứng hiểu”; Kinh Tương Ưng tập III, “Uẩn tương ưng” trang 249, đức Phật nói: “Cái gì người trí nói có, ta cũng nói có, những gì người trí nói không, ta cũng nói không.”

[23]Ðức Phật giảng 4 niềm tin bất động: Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Giới, phần nhiều giảng cho người cư sĩ tại gia. Lý do vì trong thời đức Phật còn tại thế, đức Phật và Tăng đoàn sống trong rừng núi, không phải sống trong thôn xóm hay thành thị, hơn nữa, trong thời ấy không có phương tiện truyền bá giáo pháp như ngày nay, bao gồm những loại: truyền thanh, truyền hình, băng từ, kinh sách... Do vậy, người tại gia rất khó có cơ hội học hỏi Phật pháp. Ðức Phật khuyên người tại gia cần có 4 niềm tin bất động, mục đích làm điều kiện để cho Phật pháp tăng trưởng. Ðồng thời là điều kiện cơ bản để ngăn chặn những tệ đoan xã hội.

[24]Xin tham khảo kinh Tạp A Hàm, kinh số 334, hay Kinh Trung Bộ, kinh “Ða Giới”; kinh Trung A Hàm, kinh “Phân Biệt Sáu Giới”, sđd.

[25]Lữ Trưng, “Ấn Ðộ Phật học tư tưởng khái luận”, chương một. NXB Thiên Hoa, Ðài Bắc.

[26]“Kinh Trung Bộ” tập 1,sđd, trang 19-20.

[27]HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Trung Bộ tập 2, kinh “Ví Dụ Con Rắn”, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam II ấn hành,1986.

[28]Xem kinh Tạp A Hàm, kinh số 104. (ÐCøT2).

[29]Thế Hữu tạo,“Dị Bộ Tôn Luân luận”(ÐCT 49).

[30]“Xá Lơï Phất A Tỳ Ðàm luận”, “Phẩm nhập”, (ÐCT 28).

[31]HT.Thích Minh Châu dịch, kinh Trung Bộ tập 2, kinh “Ví Dụ Con Rắn”, Trường CCPHVN II ấn hành,1986.

[32]Chỉ cho sắc, thinh, hương, vị, xúc là những pháp thuộc ở bên ngoài.

[33]Chỉ cho những quan điểm, những kiến chấp sai lầm.

[34]Kinh Trung Bộ tập 3, kinh “Ða Giới”, sđd.

[35]Kinh Trung Bộ, sđd, trang 20-21.

[36]Chỉ cho những người không hiểu rõ Phật pháp, chưa chứng ngộ chân lý.

[37]Là những khổ đau phiền não do tham dục mà sinh.

[38]Là những loại phiền não do chấp thường mà có.

[39]Là những loại phiền não, do ngu si mà sinh.

[40]Viện Cao đẳng Phật học Hải đức Nha Trang dịch, kinh Trung A Hàm tập 4, kinh “Tiễn Dụ”, Viện NCPHVN ấn hành, 1992, trang 747.

[41]Là sự chấm dứt lòng tham lam, sân hận và ngu si.

[42]Xin tham khảo: Thế Hữu “Dị Bộ Tôn Luân luận”, ÐT 49.

[43]“Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 27.

[44]“Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 27.

[45]“Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 27-28

[46]“Kinh Trung Bộ” tập 1, trang 28.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2015(Xem: 14179)
Chúng con, một nhóm PT mới dịch xong cuốn quotations "All You Need Is Kindfulness " của Đại Sư Ajahn Brahm. “Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
31/10/2015(Xem: 14071)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
26/10/2015(Xem: 10677)
Trung tuần tháng10 tới đây, tại La Residence Hue Hotel & Spa (số 5 – Lê Lợi Huế), bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ - sẽ ra mắt độc giả cuốn “Thư Chủ gửi Tớ” của chị. Đây cũng là những góc nhìn dưới nhiều khía cạnh của một doanh nhân am hiểu và tự tin, không chỉ trong lĩnh vực sở trường của mình.
24/10/2015(Xem: 8744)
Ajahn Sundara là một ni sư người Pháp, sinh năm 1946. Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình.
22/10/2015(Xem: 11581)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
22/10/2015(Xem: 10423)
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
21/10/2015(Xem: 11576)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX.
18/10/2015(Xem: 7781)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
14/10/2015(Xem: 6089)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả, thành Thánh thành Phật, hay thành ma thành quỷ, lên thiên đàng vào địa ngục cũng do “cái ta”. Đối với “chân tâm” không có “cái ta” là “nhất minh tinh, lục sanh hòa hợp” tức lục căn: thấy, nghe, biết...rõ ràng, mà không phân biệt, dính mắc với lục trần, đó là “tâm” của người chân tu, giải thoát. Nhưng đối với “vọng tâm” “tâm lỗi lầm” của thế gian thì trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy có 4 hạng người:
14/10/2015(Xem: 6781)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]