Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Ý nghĩa của sự tu tập

10/04/201111:20(Xem: 10749)
VI. Ý nghĩa của sự tu tập

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 1

QUAN ÐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

VI. Ý NGHĨA CHỮ TU TẬP

Ý nghĩa của từ tu tập trong Phật pháp là sửa đổi những hành vi sai trái của con người thành hành vi đúng đắn, nhưng cái gì chỉ đạo cho hành vi ấy? Thật ra, tất cả những hành vi thuộc về thân và miệng, chỉ là công cụ sai khiến của “ý thức”. Như vậy, trước khi con người muốn sửa đổi những hành vi sai trái cần phải sửa đổi những nhận thức sai lầm đó, vì ý thức là cái chỉ đạo hành động, không thể chỉ sửa đổi hành động mà không sửa đổi ý thức. Ðó là lý do tại sao trong quan điểm nghiệp của đức Phật rất chú trọng đến “ý nghiệp”, khác với Kỳ-na giáo chú trọng đến thân nghiệp. Do vậy, ý nghĩa chữ tu tập trong Phật giáo có nghĩa là thay đổi sự nhận thức sai lầm thành nhận thức đúng. Sự nhận thức đúng chính nó là thanh bảo kiếm để chặt đứt tất cả những khổ đau phiền não của con người. Nhưng làm thế nào để có sự nhận thức đúng? Theo kinh “Tất Cả Lậu Hoặc” (Sabbasava-suttam), đức Phật đã nhấn mạnh vai trò không như lý tác ýnhư lý tác ý như đã được giải thích ở trên.

Trở lại vấn đề đang thảo luận, theo đức Phật, nguồn gốc khổ đau của con người là vô minh, nhưng trên thực tế, phiền não được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó đức Phật căn cứ điểm xuất hiện không đồng của nó, ngài đã đưa ra bảy phương pháp đoạn trừkhác nhau. Như kinh “TấtCả Lậu Hoặc”, đức Phật liệt kê như sau:

1- Có những lậu hoặc phải do tri kiếnđoạn trừ

2- Có những lậu hoặc phải do phòng hộđoạn trừ

3- Có những lậu hoặc phải do thọ dụngđoạn trừ

4- Có những lậu hoặc phải do kham nhẫnđoạn trừ

5- Có những lậu hoặc phải do tránhđoạn trừ

6- Có những lậu hoặc phải do trừ diệtđoạn trừ

7- Có những lậu hoặc phải do tu tậpđoạn trừ.

Qua lời đức Phật vừa nêu trên, từ tu tập trong đạo Phật nguyên thủy mang ý nghĩa sửa đổi ý thức sai lầm, là sự phòng hộ, là thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và tu tập, không giới hạn ở bất cứ hình thức cố định nào. Cái gì làm giảm bớt sự đau khổ và phiền não của con người, cái ấy được đức Phật gọi là một pháp môn tu tập trong Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2012(Xem: 10266)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
19/03/2012(Xem: 9372)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
17/03/2012(Xem: 9562)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
15/03/2012(Xem: 21233)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
11/03/2012(Xem: 8465)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
11/03/2012(Xem: 9536)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
10/03/2012(Xem: 8856)
Trong một quyển sách nhỏ « PhậtGiáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giảFabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thậtngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiếtyếu trong giáo lý nhà Phật.
09/03/2012(Xem: 9087)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
05/03/2012(Xem: 9488)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
05/03/2012(Xem: 7873)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]