Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Ven. Sangharakshita (1925- )

29/03/201103:01(Xem: 7159)
20. Ven. Sangharakshita (1925- )

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

VEN. SANGHARAKSHITA(1925- )

Thượng Tọa Sangharakshita tục danh là Dennis Lingwood, sinh năm 1925 tại Stockwell, miền nam Luân Ðôn (Anh Quốc). Năm 15 tuổi, Ling-wood theohọc môn “Tôn Giáo Ðối Chiếu” (Comparative Religions), ham thích đọc các kinh sách Phật Giáo đại thừa như Kinh Kim Cang (Diamond Sutra), Lục Tổ Ðàn Kinh (Sutra of Hui Neng) vv... và đến năm 18 tuổi, ông gia nhập Hội Phật Giáo Luân Ðôn (London Buddhist Society).

Khi xảy ra cuộc thế chiến thứ Hai (1939-1945), Lingwood bị gọi nhập ngũ trong quân đội hoàng gia Anh Quốc. Năm 1943, ông được gửi qua phục vụ trong quân ngũ tại Ấn Ðộ, Tích Lan và Tân Gia Ba (Singapore). Vào thời gian này, ông có dịp tiếp xúc với nhiều Phật tử và tín đồ Ấn Ðộ giáo trí thức danh tiếng để trao đổi kinh nghiệm trong việc học hỏi, tu tập thiền định cũng như ông bắt đầu viết và thuyết giảng về Phật Giáo.

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, ông xin giải ngũ và phát nguyện ởlại Ấn Ðộ trong hai năm, tập sống đời khổ hạnh của một tu sĩ, không có nhà cửa, tiền bạc và của cải. Ông đi cùng khắp Ấn Ðộ, ban ngày sống nhờ thức ăn xin được nơi dân chúng và ban đêm ông ngủ ngoài trời hay tại quán trọ của các chùa Ấn Giáo.

Năm 1949, ông xuất gia thọ muời giới Sa Di với một vị sư Nam Tông danh tiếng tại Câu Thi Na (Kusinara), nơi đức Phật nhập Niết Bàn,và ông được đặt pháp hiệu là Sangha- rakshita, có nghĩa là “Người Bảo Vệ Tăng Già” (Protector of The Order).Năm 1950, Thượng Tọa qua xứ Nepal dạy Phật Pháp cho các Phật Tử ở đây, và cũng trong năm này, Thượng Tọa thọ đại giới Tỳ Kheo tại Lộc Uyển (Sarnath), nơi đức Phật thuyết pháp đầu tiên. Không lâu sau đó, T. T. Sangha- rakshita đến học một năm tại Ðại Học Benares ở Varanasi (tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ) về môn cổ ngữ Pali, Luận A Tỳ Ðạt Ma(Abhidhamma), và kinh, tạng Phật Giáo Nam Tông với ngài Jagdish Kashyap (1908-1976), một vị Tăng, học giả Ấn Ðộ, uyên thâm Phật Học lúc bấy giờ. Ngoài ra, Thượng Tọa cũng nghiên cứu về những tông pháiPhật Giáo Ðại Thừa khác và các ngôn ngữ Ðông Phương như tiếng Phạn (Sanskrit), Trung Hoa, Tây Tạng. v.. v..

Năm 1951, Thượng Tọa đến thường trú, kiến tạo cơ sở hoằng pháp tại Kalimpong, một thành phố nhỏ nằm gần chân núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), cách xa Tây Tạng (Tibet) chỉ có vài dặm, thuộc vùng biên giới Ấn Ðộ, giáp ranh với các vương quốc Bhutan, Nepal và Sikkim. Tại đây, Thượng Tọa bắt đầu hoạt động giúp đỡ cho các đoàn thể Phật Giáo địa phương và đứng ra thành lập “Hội Thanh Niên Phật Tử” (Young Men’s Buddhist Association)nhằm hướng dẫn lớp người trẻ tu học Phật Pháp. Cùng lúc, Thượng Tọa tiếp tục nghiên cứu giáo lý, tu tập thiền định và viết sách, cuốn “A Survey of Buddhism” (Nghiên Cứu Phật Giáo).

Sau buổi đầu sống trong tình trạng khổ cực, phải dọn nhà ba lần, cuốicùng Thượng Tọa mới thành lập được ngôi chùa làm trung tâm sinh hoạt độc lập đầu tiên đặt tên là “Triyana Vardhana Vihara” hay “Tam Thừa” (MonasteryOf Three Ve- hicles)nhằm mang ý nghĩa Tiểu, Ðại, và Kim Cang Thừa. Trong thời gian 14 năm sống ở đây, Thượng Tọa thường xuyên liên lạc với các hội đoàn, tổ chức Phật Giáo khắp nơi tại Ấn Ðộ và nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác hoằng truyền chánh pháp của đức Thế Tôn. Cũng vào giai đoạn này, Thượng Tọa làm chủ bút tờ “The Buddhist Library” (Thư Viện Phật Giáo);và suốt 12 năm nhận làm thành viên trong ban biên tập tạp chí “The MahaBodhi” (Ðại Giác), cơ quan ngôn luận của Hội Ma Ha Bồ Ðề (The Maha Bodhi Society) tại Ấn Ðộ. Ngoài ra, Thượng Tọa còn sáng tác thơ, viết bài gửi đăng các tạp chí Phật Giáo Anh ngữ khác.

Thị trấn Kalimpong là trung tâm thương mãi quan trọng đối với người dân Tây Tạng (Tibet) nhất là từ tháng 10 năm 1950, Tây Tạng bị Trung Cộng xâm lăng khiến nhiều vị Lạt Ma đã rời bỏ xứ này sang Ấn Ðộ tị nạn, và trên đường đi họ thường ghé ngang hoặc dừng chân tại đây. Do đó mà Thượng Tọa Sangharakshita được dịp học hỏi thêm về Mật Giáo, Lạt Ma Giáo(Lamaism) và giáo lý Kim Cang Thừa (Vajrayana) với các vị sư Tây Tạng danh tiếng như Lạt ma Dhardo Rim- poche thuộc phái Gelugpa (Mủ Vàng) và Lạt Ma Jamyang Khyentse Rimpoche. Hơn nữa, Thượng Tọa còn kết thân và tìm học về Thiền Nhật Bản và Phật Giáo Trung Hoa với ông C. M. Chen, mộtcư sĩ Phật tử ẩn tu, suốt ngày ngồi thiền và viết sách, bấy giờ cũng đang sống tại Kalimpong.

Trong thời gian này, Thượng Tọa cũng đã tích cực tham gia hoạt động cho phong trào hướng dẫn tín đồ Ấn Ðộ giáo trở về theo Phật Giáo do TiếnSĩ B. R. Ambedka (1891-1956) khởi xướng và đã giúp đỡ ông ta tổ chức thành công buổi lễ quy y Tam Bảo tập thể cho khoảng 500.000 (nửa triệu) dân chúng nghèo khổ thuộc giai cấp hạ tiện vào ngày 31-10-1956 tại thànhphố Nagpur, tiểu bang Maharashtra (miền tây Ấn Ðộ). Rất tiếc chỉ sáu tuần sau đại lễ này, lãnh tụ Ambedkar đã từ trần, bỏ lại hàng trăm ngàn Phật tử mới quy y phải sống bơ vơ không người hướng dẫn.

Vì thế, sau đám tang của Ambedkar, Thượng Tọa Sang- harakshita đã phải dấn thân, thuyết giảng 35 thời pháp liên tiếp trong bốn hôm liền nhằm khuyến khích nâng đỡ tinh thần cho họ khỏi bị thối tâm trước biến cố đau thương bất ngờ nói trên. Và từ năm 1957, mỗi năm một lần, Thượng Tọa rời Kalimpong hạ sơn xuống vùng gần thị trấn Bombay, tiểu bang Maharashtra (miền tây Ấn Ðộ) để thuyết giảng, chỉ dẫn cho hàng trăm ngànPhật tử mới này tu học, ngồi thiền hoặc chủ lễ thành hôn, quy y cho họ;và số Phật tử bấy giờ quy y theo ngài lên tới 200.000 người.

Sau 20 năm hoằng pháp không mệt mỏi tại Ấn Ðộ, Tích Lan, Nepal và Mã Lai, tháng 8 năm 1964, T. T. Sangharak- shita trở về Anh Quốc. Ít lâu sau, thượng tọa được mời làm trụ trì chùa Hampstead Buddhist Vihara tại Luân Ðôn (Lon- don) và trong một buổi họp của toàn thể chư Tăng, ngài được cung thỉnh làm Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Anh Quốc (Head ofthe English Sangha).

Tiếp đến, ngày 6 tháng 4 năm 1967, với sự giúp đỡ của một số Phật tử nhiệt tâm, Thượng Tọa đứng ra thành lập “Hội Thiện Hữu của Giáo hội PhậtGiáo Tây Phương” (The Friends Of The Western Buddhist Order) haygọi tắt là “Giáo hội Phật Giáo Tây Phương” (The Western Buddhist Order),một phong trào Phật Giáo hoàn toàn mới mẻ tại Anh quốc bấy giờ. Trụ sở đầu tiên của Hội này đặt tại địa điểm số 14 Monmouth St., một đường phố nhỏ có những của tiệp bán đồ cổ ở trung tâm Luân Ðôn. Căn nhà gồm có haiphòng, mỗi cái rộng không quá ba thước vuông, một phòng dùng làm chánh điện thờ Phật, còn cái kia làm chỗ tiếp khách. Tại đây hàng tuần có tổ chức khóa tu thiền chung cho mọi người cũng như riêng cho các nhóm học Phật, dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của T. T. Sangharakshita.

Dù gặp khó khăn lúc ban đầu, nhưng Hội đã nhanh chóng phát triển vào những năm sau và ngày càng thu hút nhiều Phật tử tham gia, nhờ sự hoạt động tích cực, khéo léo hướng dẫn của T.T. Sangharakshita. Thượng Tọa chịu khó đến viếng thăm, thuyết giảng Phật Pháp, chỉ dạy tu thiền cho nhiều nhóm Phật tử, không những tại Luân Ðôn mà còn ở nhiều thành phố xaxôi khác như Oxford, Cambridge, Brigh- ton, Birmingham, Nottingham và Norwich v.. v.. Thượng tọa không giới hạn việc truyền bá giáo lý đức Phật cho riêng các đoàn thể phật tử, mà thượng tọa cũng đến thuyết pháp tại các trường trung, đại học thuộc các cơ quan, tổ chức tôn giáo khác như The Maria Grey College, Bromley Technical Col- lege, The Universities of Glasgow, Bristol và Reading cũng như trên đài phát thanh. Năm 1970, T.T. Sangharakshita được trường đại học Yale ở Hoa Kỳ mời qua thuyết giảng về Phật Giáo trong hai tháng.

Về mặt tổ chức, phát triển cơ sở cũng như tín đồ, “Hội Thiện Hữu của Giáo Hội Phật Giáo Tây Phương”, dưới sự lãnh đạo của T.T. Sangharakshitavà các đệ tử thân tín của ông ta từ ngày thành lập (1967) đến nay (1996) được 29 năm và hiện đang phát triển mạnh mẽ với 19 trung tâm tại nhiều thành phố và quận lỵ trên toàn khắp nước Anh như London, Birmingham, Brighton, Bristol, Cambridge, Croydon, Glasgow, Leeds, Manchester, Norwick, Surlingham, Sussex và Shropshire v.. v.. Ngoài ra, tổ chức mới “Giáo Hội Phật Giáo Tây Phương” này cùng đã được thành lập ở nhiều quốc gia khác như: Helsinki (Phần Lan), Essen (y Ðức), Utrecht (a Lan), Hagersten (Thụy Ðiển), Penang (Mã Lai), Sydney (Úc Ðại Lợi), Auckland, Wellington North (nTây Lan), New Hampshire, Seattle (Hoa Kỳ) và tại Ấn Ðộ ở các thành phố Ahmedabad (tiểu bang Gujarat), Au- rangabad, Bombay và Poona (tiểu bang Maharashtra).

Hiện nay, T.T. Sangharakshita được 71 tuổi (sanh năm 1925), đang giữ chức Thượng Thủ “Giáo Hội Phật Giáo Tây Phương” (The Head Of The Western Buddhist Order),trụ sở chính đặt ở Trung Tâm Padmaloka, Surlingham, Norwich (miền đông nước Anh), và ngài cũng thường trú tại đây. Ngoài công việc trước tác, dịch thuật kinh sách Phật Giáo, hằng năm T.T. Sangharakshita thường lui tới thăm viếng, khích lệ, thuyết giảng, hướng dẫn các khóa tu thiền, tuần lễ quán niệm cho hàng ngàn Phật tử khắp nơi ở các trung tâm, chi nhánh trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Tây Phương tại Anh quốc cũng như ở nhiều nước khác trên toàn thế giới.

Những Ðóng Góp Của Thượng Tọa Sangharakshita Cho NềnVăn Hóa Phật Giáo Tại Các Nước Tây Phương

Nói về phương diện giáo dục và văn hóa trong hơn 30 năm qua, T.T. Sangharakshita là một trong những nhà sư đã viết bài cho các tạp chí Phật Giáo Anh ngữ cũng như trước tác nhiều sách Phật Giáo nhất hiện nay.Thượng Tọa đã từng là thành viên trong Ban Biên Tập của tạp chí Phật Giáo “The Maha Bodhi” (Ðại Giác), ấn hành mấy chục năm quatại Calcutta (Ấn Ðộ); chủ bút tạp chí “The Buddhist Library” (ThưViện Phật Giáo) và tờ “Stepping Stones” (Những Bước Ði Trên Ðá). Về mặt sáng tác, dưới đây là một số tác phẩm giá trị của Thượng Tọa và nhiều cuốn đã được dịch ra 11 thứ tiếng:

1. The Thousand Petalled Lotus (Hoa Sen Ngàn Cánh)

2. Messengers From Tibet and Other Poems (Sứ Giả Từ Tây Tạng và Những Bài Thơ Ðạo Vị)

3. A Survey of Buddhism (Nghiên Cứu về Phật Giáo)

4. Flame in Darkness (Ánh Hồng trong Bóng Tối)

5. The Enchanted Heart (Tâm Hồn An Lạc)

6 The Three Jewls (Tam Bảo)

7. The Essence of Zen (Thiền Căn Bản)

8. The Path of The Inner Life (Ðạo Giáo cuả Ðời Sống Nội Tâm)

9. Human Enlightenment (Sự Giác Ngộ của Con Người)

10. The Religions of Art (Tôn Giáo của Nghệ Thuật)

11. The Ten Pillars of Buddhism (Mười Ðiểm Căn Bản của Phật Giáo)

12. The Eternal Legacy (Pháp Bảo Vĩnh Cửu)

13. Travel Letters (Những Bức Thư Du Hóa)

14. Alternative Traditions (Những Truyền Thống được Chọn Lựa)

15. Conquering New Worlds (Chinh Phục những Thế Giới Mới)

16. Ambedkar and Buddhism (Cư sĩ Ambedkar và Phật Giáo)

17. Crossing the Stream (Vượt Qua Biển Khổ)

18. The Meaning of Orthodoxy in Buddhism (Ý Nghĩa Chính Thống trong Phật Giáo)

19. Mind - Reactive and Creative (Sự Sáng Tạo và Phản Ứng của Tâm Thức)

20. Aspects of Buddhist Morality (Những Khía Cạnh của Luân Lý PhậtGiáo)

21. Buddhism and Blasphemy (Phật Giáo với sự Phỉ Báng)

22. Buddhism, World Peace and Nuclear War (Phật Giáo, Hoà Bình ThếGiới và Chiến Tranh Nguyên Tử) (Tập sách này chúng tôi đã dịch ra Việt Ngữ và ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1990)

23. The Bodhisattva: Evolution and Self-Transcendence (Sự Tiến Hóavà Tự Siêu Việt của đức Bồ Tát)

24. The Glory of the Literary World (Sự Huy Hoàng của Thế Giới VănChương)

25. Going for Refuge (Sự Quy Y Tam Bảo)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2012(Xem: 12699)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 21717)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8527)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8856)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6303)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7319)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 7610)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12168)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 8514)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]