Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Nanamoli Thera (1905-1960)

29/03/201103:01(Xem: 7789)
18. Nanamoli Thera (1905-1960)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

NANAMOLITHERA (1905-1960)

Đại Ðức Nanamoli, có tục danh là Osbert Moore, sinh tại Anh Quốc ngày25-6-1905, tốt nghiệp học vấn ở trường Exeter College, Oxford, Vào lúc xảy ra cuộc thế chiến thứ hai (1939-1945), Moore phục vụ trong quân đội hoàng gia Anh Quốc đóng tại Ý Ðại Lợi (Italy). Lúc ấy, ông được gặp, kếtbạn thân với Harold Musson, cũng làm việc trong quân đội. Cả hai bắt đầu ham thích, tìm hiểu Phật Giáo, sau khi đọc đuợc tác phẩm “DottrinaDel Risveglio” viết bằng tiếng Ý nói về đạo Phật của Julius Evola.

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, Moore trở về Anh Quốc làm việc tại đài phát thanh B.B.C và sống chung nhà với người bạn cũ trong thời chiến là Musson. Tại đây, cả hai người đã hợp tác cùng dịch tác phẩm Phật Giáo bằng tiếng Ý nói trên ra Anh văn mang tựa đề là “The Doctrine of Awak- ening” (Giáo Pháp của sự Tỉnh Thức).

Năm 1949, vì muốn tìm hiểu nghiên cứu thêm Phật Pháp, Moore và Mussoncùng rủ nhau qua viếng thăm Tích Lan (Ceylon). Tại đây, họ may mắn đượcgặp và có dịp học hỏi giáo lý với Thượng Tọa Nyanatiloka (1878-1957), vị tăng người Ðức ở Island Hermitage, Dodanduwa, miền nam Tích Lan và Thượng Tọa Pelane Vajiranama tại chùa Vajirarama, Colombo. Cũng trong năm 1949, Moore xin xuất gia, thọ giới Sa Di với T.T. Nyanatiloka và nămsau 1950, thọ đại giới (tỳ kheo) tại chùa Vajirarama, với pháp hiệu là Nanamoli.

Năm 49 tuổi, Ðại Ðức chuyên học hỏi tiếng Pali, Tích Lan (Sinhalese) và Miến Ðiện (Burmese); và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đã thông thạo các ngôn ngữ này. Từ đó, Ð.Ð. Nanamoli bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp; và trong vài năm sau, trở thành một học giả thông bác về tiếng Pali. Về phương diện tu hành, đại đức là một nhà sư đạo hạnh, sống xa lìa mọi lợi danh trần tục. Từ ngày xuất gia đến lúc viên tịch, trong suốt thời gian 11 năm, lúc nào ngài cũng chỉ quấn mặc một chiếc y vàng đơn giản và luôn luôn đi chân không, ít khi người ta thấy đại đức mang giày, dép.

Những Ðóng Góp Của Ðại Ðức Nanamoli Cho Nền Văn HcPhật Giáo Tại Tây Phương

Dưới đây là những bản kinh Ðại Ðức Nanamoli đã dịch từ thánh ngữ Palira Anh văn:

- 1960: Minor Readings (Khuddaka Pathas), Tiểu Tụng hay “Nhữngbài Kinh Ngắn” trong Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) thuộc Kinh Tạng; tái bản năm 1978.

- 1960: The Path of Purification (Visuddhimagga), Thanh TịnhÐạo của nhà đại luận sư người Ấn Buddhaghosa (Phật Minh) viết không lâusau khi ngài sang Tích Lan hoằng pháp vào năm 430 sau tây lịch.

- 1962: The Guide (Nettippakarana), tái bản năm 1977. Tập sáchhướng dẫn, giải thích về các kinh tạng (Pitakas)mà theo truyền thuyết là do ngài Mahà Kaccàyana (Ma Ha Ca Chiên Diên), một trong các đệ tử lớn của đức Phật thuyết ra. Nhưng các học giả Tây Phương lại bảo rằng có thể cuốn này được viết ra vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất tây lịch, chứ không phải của ngài Mahà Kaccàyana.

- 1964: Pitaka Disclosure (Petakopadesa), tái bản năm 1979: Cuốn sách chỉ dẫn, giới thiệu về các bài kinh Phật Giáo, cũng của ngài Mahà Kaccàyana. Nhưng có thuyết cho rằng tác phẩm này được viết ra vào khoảng trước thế kỷ thứ 3 sau tây lịch.

- 1982: The Path of Discrimination (Patisambhidàmag- ga), Vô Ngại Giải Ðạo, tập luận lý phân tích, trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

Ngoài ra, Ð.Ð. Nanamoli còn dịch từ Pali ra Anh văn rất nhiều bài kinh trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) và Tương Ưng BộKinh (Samyutta Nikaya) thuộc Kinh Tạng. Ðại Ðức Nanamoli cũng là bút giả tác phẩm “The Life of Buddha” (Cuộc đời đức Phật), xuất bản đầu tiên vào năm 1972, được tái bản lần thứ nhì năm 1978 và lần thứ ba năm 1984.

Rất tiếc Nanamoli đã viên tịch bất ngờ vì bịnh tim vào ngày 8 tháng 3năm 1960 tại ngôi làng yên tĩnh Veheragama gần Maho ở Tích Lan, hưởng thọ chưa đầy 55 tuổi.

Sự vĩnh viễn ra đi đột ngột của Ðại Ðức Nanamoli đã để lại nhiều tiếcthương cho số đông Phật tử Tây Phương trí thức lẫn bình dân khắp nơi trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 10915)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7344)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8620)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 7119)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10550)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7576)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 6154)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6625)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 7303)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 8247)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]