Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Christmas Humphreys (1901-1983)

29/03/201103:01(Xem: 7652)
16. Christmas Humphreys (1901-1983)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010


CHRISTMASHUMPHREYS (1901-1983)

Christmas Humphreys sinh ngày 15-2-1901 tại London (Anh quốc), con của ông Travers Hum- phreys và bà Zoe Marguerite Humphreys. Thân sinh vàcả gia đình ông phần lớn đều hành nghề luật sư và Christmas Humphreys cũng vậy. Lúc nhỏ năm 1907 ông được gửi vào học chung với 150 em bé gái của một trường nữ mẫu giáo gần nhà. Năm 1911 ông bắt đầu vào học trường tiểu học Ascham St. Vincents. Ðây là một trường tư và sau này trở thành trường dự bị của Eastbourne College. Năm 1916, ông rời Ascham đến học trường Malvern College vào lúc cuộc thế chiến thứ nhất (1914-1918) bùng nổ.

Năm 16 tuổi, ngày 01-10-1917 một chuyện buồn xảy đến khi ông hay tin người anh của ông bị tử thương vì một quả đạn trái phá nổ tại trận chiếnở nước Bỉ (Châu Âu).

Biến cố này là một khúc quanh trong cuộc đời, ảnh hưởng đến ý hướng tìm hiểu Phật Giáo của ông sau này. Sự ra đi vĩnh viễn của người anh thân yêu khiến ông bắt đầu nghĩ đến kiếp người thực mong manh, cuộc sốnglà vô thường và sau khi chết con người đi về đâu là những thắc mắc lớn lao hiện trong đầu mà ông ước mong muốn tìm câu giải đáp. Vào lúc ấy, Humphreys đang là một tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo rất kính yêu Chúa Giê-Su. Nhưng Sau cái chết bất ngờ của người anh, ông tự hỏi phải chăng đó là ý muốn của đức Chúa Trời toàn năng. Humphreys không tin như vậy, ông đâm nghi ngờ những lời Chúa dạy trong Thánh Kinh. Từ đó, ông quyết tâm nghiên cứu các sách tôn giáo để tìm câu hỏi đáp.

Tình cờ, một hôm ghé vào một tiệm sách trên đường Great Russell ở Luân Ðôn (London), ông tìm thấy cuốn “Buddha and the Gospel of Buddhism”(Ðức Phật và Triết Lý Phật Giáo) của tác giả Ananda Coomaraswamy, xuất bản năm 1916 tại Anh quốc. Ðây là cuốn sách viết về giáo lý đức Phật và so sánh Phật Giáo với Bà La Môn và Thiên Chúa Giáo. Humphreys đã thích thú say sưa đọc tác phẩm Phật Giáo đầu tiên ông tìm thấy này. Từ đó về sau ông bắt đầu chú tâm nghiên cứu nhiều hơn về giáo pháp của đức Thế Tôn như tứ diệu đế, bát chánh đạo, vô ngã; đặc biệt ôngthích nhất lịch sử truyền bá Phật Giáo không có chiến tranh hay sự kỳ thị ngược đãi, đàn áp bắt người khác phải theo tôn giáo của mình trước họng súng, lưỡi lê v.. v..

Năm 1919, Humphreys đến Cambridge, tại đây ông viếng thăm trụ sở của Hội Thông Thiên Học (Lodge of the Theosophi-cal Society).Thời gian này ông được đọc tác phẩm “The Secret Doctrine” (GiáoPháp Huyền Bí)của bà H.P. Blavatsky (người Nga). Cuốn sách dã giúp ông hiểu rõ về cácthuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật Giáo. Tâm ông cảm thấy phần nào an lạc khi nghĩ rằng bởi do nghiệp nhân gây ra trong quá khứ màhiện tại anh của ông đã phải nhận chịu cái quả như vậy và ông hy vọng sẽ được gặp lại anh của ông trong kiếp tương lai vì theo Phật Giáo chết không phải là hết mà thần thức con người sẽ luân hồi tái sinh trở lại.

Tháng 4 năm 1923, cùng với vài người bạn, Humphreys thành lập tại Luân Ðôn (London) cư xá thanh niên của Hội Thông Thiên Học (Youth Lodge of the Theosophical Society)làm nơi hội họp của giới trẻ ham thích nghiên cứu thông thiên học và Phật Giáo. Hè năm 1924, ông xây dựng trung tâm Phật giáo (Buddhist Centre) của Hội Thông Thiên Học và đổi sang Niệm Phật Ðường (BuddhistLodge)của hội này vào mùa thu năm ấy. Ngày 19 tháng 11 năm 1924, Hum- phreys được các Phật tử bầu làm hội trưởng, tổng thư ký là cô Aileen Faulkner (có biệt danh là Puck) và ông Jinarajada- sa, một Phật tử Tích Lan, giữ chức phó hội trưởng.

Trong thời gian này, có nhiều học giả Phật tử đến giúp Hum- phreys. Họ là những thành viên cũ của “Hội Phật Giáo tại Anh quốc và Ái Nhĩ Lan”(Buddhist Society of Great Britain and Ire- land) thành lập năm 1907 nhưng ngừng hoạt động từ năm 1924. Ðó là bà Rhys Davids, người mà ít lâu sau đã kế vị chồng giữ chức hội trưởng Hội PhiênDịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn và Dr. Ernest Rost là nhân vật đã giúp Ðại Ðức Ananda Metteyya năm 1908 từ Rangoon (Miến Ðiện) truyền bá Phật Giáo vào Anh quốc v.. v.. Tin tức sinh hoạt của Niệm Phật Ðường (Buddhist Lodge) bấy giờ được loan truyền đến nhiều quốc gia Phật Giáo trên thế giới.

Tháng 10 năm 1925 Hội cho ấn hành tờ “Niệm Phật Ðường Nguyệt San” (TheBuddhist Lodge Monthly Bullen- tin) gồm 24 trang. Sau khi phát hànhđược sáu số, tờ báo này đổi thành tập san “Phật Giáo Anh Quốc” (Buddhismin England).Tháng 12 năm 1927, Humphreys làm lễ thành hôn với Puck (cô Aileen Faulkner) và kể từ đó, cả hai cùng chung tham gia tích cực đóng góp cho Phật sự địa phương. Gần 20 năm qua, ông bà Humphreys đã phát tâm dùng căn nhà đang ở để làm trụ sở sinh hoạt của Niệm Phật Ðường này. Năm

1943, Humphreys mua được một cơ sở gồm có nhiều phòng xây cất từ thế kỷ 18 tọa lạc trên đường Great Russell gần Viện Bảo Tàng (British Museum) và ông ta đã dời trụ sở cũ về địa điểm mới. Từ đó, Niệm Phật Ðường (Buddhist Lodge) đổi thành Hội Phật Giáo (The Buddhist Society) và tờ “Phật Giáo Anh Quốc” (Buddhism in England) cải đổithành tạp chí “Trung Ðạo” (The Middle Way) với cái bìa mới do Puck trình bày, ấn hành 3 tháng một lần và tiếp tục ra đều đặn cho đến ngày nay.

Sau khi cuộc thế chiến thứ hai (1939-1945) chấm dứt, quân đội Nhật đầu hàng phe đồng minh, tháng 01 năm 1946 Humphreys được mời tháp tùng trong phái đoàn luật sư của Anh quốc sang Nhật để tham dự phiên tòa án quốc tế xét xử các tội phạm chiến tranh. Chuyến đi này giúp ông có dịp tìm hiểu nghiên cứu sự phát triển Phật Giáo tại Nhật và các quốc gia Á Châu, đồng thời ông cũng trình bày cho thế giới biết về sinh hoạt Phật Giáo tại Anh quốc và Châu Âu. Hum- phreys mang theo tập sách nhỏ “The Twelve Principles of Buddhism” (Mười Hai Nguyên Tắc Sống Hòa Hợp giữacác Tông Phái Phật Giáo) do chính ông soạn thảo và đã được hội PhậtGiáo tại Luân Ðôn chấp thuận trong kỳ đại hội năm trước đó.

Một tháng sau khi tới Nhật, Humphreys đến gặp thiền sư Dr. D. T. Suzuki tại chùa Ðan Giác (Engakuji) ở Kamakura và đưa cho ông ta đọc tập “Mười Hai Nguyên Tắc”.Dr. Su- zuki liền dịch tài liệu đó ra tiếng Nhật và gửi đi phổ biến khắp các chùa tại Nhật. Sau đó, các tiểu ban gồm chư Tăng Nhật Bản được thành lập ở Tokyo và Kyoto để nghiên cứu về bản “Mười Hai Nguyên Tắc” nói trên. Ngày 22-06-1946 tại hội trường chùa Tây Bổn Nguyện (Nishi-Hong-wanji)ở Kyoto, 32 đại biểu đại diện cho 17 tông phái Phật Giáo khắp nước Nhậtsau khi thảo luận, toàn thể đã nhất trí thông qua và chấp thuận bản “Mười Hai Nguyên Tắc” của Hum- phreys, và đây là một thành công to lớn mà ông đã gặt hái được trong chuyến đi qua thăm Nhật lần đầu tiên này. Vào ngày thứ hai tuần kế tiếp, Humphreys được mời nói chuyện ở đại học Otani về “Phật Giáo tại Anh Quốc” (Buddhism in England) qua sự thông dịch của Dr. Suzuki. Vài tuần sau, trước đại hội gồm nững nhà lãnhđạo, thiền sư và viện chủ các chùa thuộc phái thiền Lâm Tế (Rinzai)khắp nước Nhật, Humphreys thuyết trình một tiếng đồng hồ về đề tài “PhậtGiáo Tây Phương và Khả Năng Ðóng Góp của Phật Giáo cho Tương Lai Nhân Loại”(Buddhism in the West and the Potential Place of Buddhism in the Futureof Mankind). Bài giảng của Humphreys rất hấp dẫn và được hàng nghìn thính giả hoan nghinh nhiệt liệt.

Tháng 9 năm 1946 trên đường về Anh quốc, Humphreys viếng Thái Lan mộttuần lễ và đệ trình bản “Mười Hai Nguyên Tắc” lên cho Vua Sải (Tăng Thống) duyệt xét trong đại hội gồm các nhà lãnh đạo Tăng Già Thái Lan tại chùa Bovornives ở Bangkok. Sau khi thảo luận nó được toàn thể đại hội chấp thuận. Tuy nhiên, tại Miến Ðiện, Ấn Ðộ và Tích Lan bản “Mười Hai Nguyên Tắc” của Humphreys không được Hội Ðồng Tăng Già các quốc gia đó chấp nhận liền mà một vài nơi họ cho biết là sẽ nghiên cứu và trả lờisau. Năm 1956, Humphreys hướng dẫn một phái đoàn đại diện Hội Phật Giáotại Anh qua tham dự đại hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists) lần thứ tư tổ chức tại Kathmandu (Nepal) vàsau đó sang Delhi (Ấn Ðộ) tham dự lễ kỷ niệm 2500 năm đức Phật Thành Ðạo (Buddha Jayanti) do lời mời của chính phủ Ấn Ðộ.

Năm 1959, Trung Quốc vào Tây Tạng. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) cùng với 75.000 chư Tăng và dân chúng Tây Tạng sang tị nạn tại Ấn Ðộ, Nepal và Sikkim. Ít lâu sau, Humphreys cùng với các vị Lạt Ma đứng ra thành lập Hội Phật Giáo Tây Tạng (Tibet Society) tại Luân Ðôn (Anh Quốc). Năm 1961, đức Ðạt Lai Lạt Ma gửi thư yêu cầu Hum- phreys giúp đỡ.Năm 1962, Humphreys với tư cách phó hội trưởng Hội Phật Giáo Tây Tạng và hội trưởng Hội Phật Giáo tại Anh sang New Delhi (Ấn Ðộ) viếng thăm Dr. Radhakrish- nan, đương kim tổng thống Ấn Ðộ, nhờ ông cho biết ý kiếnvề lời yêu cầu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này Hum- phreys đã đến thăm các trại tị nạn của dân chúng Tây Tạng tại Ấn Ðộ và Sikkim.

Năm 1972, nữ tiến sĩ Irmgard Schloegl, sau 12 năm tu học tại một ngôichùa thiền Lâm Tế ở Tokyo (Nhật Bản) trở về Luân Ðôn (London), Humphryes đã khuyến khích giúp đỡ bà ta mở lớp thiền hướng dẫn cho các hội viên của Hội Phật Giáo Anh Quốc. Năm 1975, Puck (vợ của Humphreys) qua đời và tám năm sau (1983), Humphreys cũng theo vợ, từ giã cõi trần, hưởng thọ 82 tuổi.

Sự vĩnh viễn ra đi của nhà Phật Học Humphreys là một mất mát to lớn không riêng cho Hội Phật Giáo tại Luân Ðôn mà còn chung cho nền Phật Giáo tại Anh Quốc. Dưới đây là cảm nghĩ của một số nhân vật Phật Giáo tên tuổi đã bày tỏ sự tiếc thương sau khi nghe tin học giả Humphryes từ trần.

Lama Anagarika Govinda đã phát biểu: “Ðạo hữu Hum- phreys là một trong những người đầu tiên truyền bá Phật Giáo ở thế giới Tây Phương và không ai thực hiện Phật sự này có kết quả và thành công hơn người bạn đạo đã qua đời của chúng ta. Bởi nhờ công đức của ông mà ngôi nhà Phật Giáo đã được xây dựng ở thế giới dùng ngôn ngữ tiếng Anh. Tôi rất tiếc đạo hữu Humphreys đã từ giã cõi đời, nhưng tôi hy vọng tấm gương sáng của ông sẽ khích lệ cho những người còn sống tham gia tích cực phục vụ cho lý tưởng Phật Giáo” (Mr. Humphreys was one of the first people to propa- gate Buddhism in the Western World and nobody dedicated himself to this task more thoroughtly and succcessfully than our departed friend. It was mainly due to him that Buddhism has found a homein the English speaking world. I deeply regret his passing away but I hope that his example will in- spire all those whom he leaves behind with a new zeal for the ideals of Buddhism).

Thượng Tọa Sumedho đã bày tỏ: “Ðạo hữu Humphreys là một nhân vật rất nổi tiếng... Tôi nghe danh ông ta từ lâu trước khi tôi đến Anh Quốc.Những tác phẩm của ông thường được liệt kê trong thư mục cùng với thiềnsư D. T. Suzuki, Dr. Edward Conze và nhiều văn nhân, học giả cũng như các nhà thông bác khác về Phật Giáo” (Mr. Christmas Humphreys was avery famous man... I had heard of him long before I came to England. His books were always listed in bibliog- raphies along with D. T. Suzuki, Dr. Edward Conze and the great galaxy of writers, scholars and experts on Buddhism).

Nữ học giả Imrgard Schloegl viết: “Nên luôn luôn ngay thẳng, thành thật, đó là châm ngôn của gia đình đạo hữu Christmas Humphreys và chính ông ta đã thể hiện đức tính đó. Ðạo hữu đem lòng thương yêu, giúp đỡ mọi người vì ông nghĩ rằng tất cả nhân loại đều là anh em... Ðạo hữu biết quên mình, hy sinh cho kẻ khác, và với lòng từ bi hiếm có này của ông, đã cảm hóa hướng dẫn nhiều người quay về với Phật Giáo. Ông không bao giờ biết nói xấu ai. Thử hỏi có bao nhiêu người làm được như thế? Cho nên đạo hữu Humphreys thực sự là một con người cao cả. Ông qua đời là sự mất mát to lớn đối với chúng ta, và chúng ta cũng khó mà quên ơn của ông. Cầu mong lòng thương nhớ và sự biết ơn của mọi Phật tử đối với đạo hữu Christmas Humphreys sẽ còn giữ mãi nơi tâm hồn chúng ta. Tưởng nhớ ông, mong rằng chúng ta hãy tiếp tục hành trì, đi theo con đường Phật dạy vì lợi ích của mọi chúng sanh”.

Những Ðóng Góp Của Christmas Humphreys Cho Nền Văn Hóa Phật Giáo.

Christmas Humphreys là bút giả của hơn 20 cuốn sách Phật Giáo. Dưới đây là một số tác phẩm chính:

1. What is Buddhism? (Phật Giáo Là Gì?), xuất bản năm 1928.

2. Concentration and Meditation (Sự Tập Trung Tư Tưởng và Thiền Ðịnh), xuất bản năm 1935.

3. Studies in the Middle Way (Nghiên Cứu về Trung Ðạo), ấn hành năm 1940.

4. Karma and Rebirth (Nghiệp Báo và Luân Hồi), xuất bản năm 1943.

5. Zen Buddhism (Thiền Phật Giáo), xuất bản năm 1949.

6. Budddhism (Phật Giáo), xuất bản năm 1951. Tác phẩm này đến nay đã phát hành hơn 1 triệu cuốn.

7. The Way of Action (Con Ðường Thực Hành), xuất bản năm 1960.

8. Zen Comes West (Thiền Ðến Tây Phương), ấn hành năm 1960.

9. The Wisdom of Buddhism (Trí Tuệ của Phật Giáo), xuất bản năm 1960.

10. A Popular Dictionary of Buddhism (Tự Ðiển Phật Giáo Phổ Thông),ấn hành năm 1963.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2011(Xem: 6768)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 10190)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7463)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 7805)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7162)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8228)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 8684)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 7913)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 7899)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6370)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]