Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. C.A.F. Rhys Davids (1858-1942)

29/03/201103:01(Xem: 5831)
6. C.A.F. Rhys Davids (1858-1942)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

C.A.F. RHYS DAVIDS(1858-1942)

C_A_F__RHYS_DAVIDSBà Caroline Augusta Foleysinh năm 1858. Năm 36 tuổi, bà lập gia đìnhvới giáo sư Thomas Wil- liam Rhys Davids (52 tuổi). Hai học giả này đã yêu nhau qua nhiệt tâm say mê nghiên cứu, học hỏi thánh ngữ Pali, và tinh thần quảng bá giáo lý đức Phật của họ. Theo nhiều người Anh bấy giờ, đây là sự gặp gỡ, một cuộc hôn nhân tuyệt diệu, nhiệm mầu giữa hai tâm hồn, hai nhà đại trí thức, cùng chung kính thờ lý tưởng cao siêu củaPhật Giáo.

Sau khi tốt nghiệp Cao học (M.A.) và đậu bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) bà Rhys Davids được mời làm giáo sư dạy cổ ngữ Pali nhiều năm tạitrường “Nghiên cứu Ðông Phương, Phi Châu ở Luân đôn” (London School of Oriental and African Studies)và Triết học Ấn Ðộ tại Ðại học Man- chester (Anh quốc). Bà cũng là ngôisao sáng, phục vụ đắc lực tại Ðại học College (Luân Ðôn) và được chọn bầu làm hội viên của đại học này.

Sau nhiều năm nghiên cứu Phật Pháp, qua nhận thức sâu sắc của mình, bà tuyên bố Phật Giáo là một tôn giáo của đức tính hỷ xả, lòng từ bi, vàphù hợp với tinh thần khoa học tiến bộ. Trong tập san “Buddhist Review”(Phật Giáo) 1908, bà đã phát biểu như sau:

Ðây là triết lý đã mang chúng ta sống lại thời kỳ đầu tiên của nền khoa học Hellenic (Hy Lạp). Vì Phật Giáo nhằm hướng đến sự đóng góp,phục vụ, chứ không phải cản trở hay không chú tâm đến sự khám phá của Copernicus, Bruno, Galileo, Newton cùng Darwin mà giáo pháp ấy đã khích lệ và gây nguồn cảm hứng cho các khoa học gia trên...

Những Ðóng Góp Của Bà Rhys Davids Cho Nền Phật HcTây Phương

a) Sáng lập, phát triển Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Phật Giáo Pali

Lần đầu tiên trong lịch sử truyền bá Phật Giáo ở Âu Châu, như đã nói trước, giáo sư Rhys Davids, cùng với các học giả khác đã đứng ra thành lập Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn (London) vào năm 1881. Mục đích của Hội là nhằm ấn hành Tam Tạng cổ ngữ Pali Phật Giáo Nguyên thỉ (Tipitaka) phiên âm theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali),và dịch thuật nhưng kinh, luật, luận ấy ra Anh văn để phổ biến đạo Phậtđến giới Phật tử các nước Âu Mỹ. Giáo sư Rhys Davids đã giữ chức chủ tịch của Hội, và ngay từ đầu với sự cộng tác, giúp đỡ đắc lực của bà Rhys Davids, Hội đã phát triển nhanh chóng, duy trì tốt đẹp mãi tới năm 1922, giáo sư Rhys Davids qua đời; bà ta đã thay chồng cán đáng, điều hành mọi việc của Hội cho đến ngày cuối cùng bà mất vào năm 1942.

Chúng ta được biết, qua nhiều bức thư hiện còn lưu trữ, chỉ dẫn cho thấy trong thời gian 30 năm sau cùng của đời bà, phần lớn các thư của giáo sư Rhys Davids liên lạc tham khảo ý kiến trong khi phiên dịch kinh tạng Pali với Ðại Ðức A.P. Bud- dhadatta, một nhà sư trẻ Tích Lan 27 tuổi, lúc bấy giờ ở chùa Aggarama, nổi tiếng uyên thâm thánh ngữ Pali, đều do bà trả lời thay cho chồng. Những lá thư này còn giúp chúng ta rõ thêm về đức tánh nhẫn nại, kiên trì, khắc phục mọi khó khăn gian khổ vậtchất lẫn tinh thần của ông bà Rhys Davids trong công đức hộ pháp trườngkỳ phiên dịch các kinh điển Phật Giáo Pali ra Anh ngữ. Trong thư đề ngày 18-01-1912 gửi Ðại Ðức A.P. Buddhadatta, bà viết: “Giáosư Rhys Davids vô cùng cám ơn... bức thư đầy hảo ý của Ðại Ðức. Nhà tôiđang quá bận với công việc ấn loát, nên tôi đã gấp thay ông ta trả lời để thư kịp gửi đi tuần này... Chúng tôi hy vọng bắt đầu dịch Trung bộ kinh (Ma- jjhima Kikàya) trong năm nay. Chúng tôi chắc sẽ viết thư nhờ Ðại Ðức giúp đỡ và chỉ dẫn... Hiện tôi đang dịch ra Anh văn tập Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragàthà); dịch cùng với giáo sư Shwe Z. Aung bộ Luận Sự (Kathàvatthu), và với nhà tôi những bài kinh cuối cùng thuộc Trường Bộ Kinh (Digha-Nikàya). Tôi sẽ hoan nghinh bất cứ sự giúp đỡ hay góp ý kiếnxây dựng nào của Ðại Ðức...

Trong thư đề ngày 26-08-1914:

Chúng tôi gửi kèm sau đây đến Ðại Ðức bản thảo đầu tiên phiên âmPali theo mẫu tự La tinh của tập Abhidhamma-vatara. Ðại Ðức có thể vui lòng sửa giúp những lỗi sai và gửi trả lại tôi càng sớm càng tốt được không? Tôi đã nhận thư của Ðại Ðức hỏi về cuốn I của bộ Bổn Sanh Kinh (Jataka)... Tôi cố gắng tìm mượn rồi sẽ gửi cho Ðại Ðức”.

Trong thư ngày 02-09-1914:

“... Tuần rồi, tôi vừa gửi Ðại Ðức thêm bản thảo của tập Abhidhammavatara để nhờ Ðại Ðức sửa chữa và góp ý kiến. Hy vọng Ðại Ðức sẽ nhận được cùng với lá thư gửi kèm trong đó. Các chuyến phà vào lúc chiến tranh đã không hoạt động bình thường...

Thư ngày 01-10-1914, bà viết:

i mong rằng sẽ nhận lại sớm bản thảo I của tập Abhid-hammavatara đã được Ðại Ðức sửa chữa lại các lỗi sai. Chiến tranh làm thư từ chậm trễ mất cả tuần lễ. Tôi nghĩ rằng tập ấy được gửi đi bằng tàu thủy, nhưng chắc nó sẽ đến an toàn...

Thư ngày 21-04-1920, bà cho biết:

Chúng tôi vừa mới in xong bản tiếng Anh tập I cuốn “The Expositor” (dịch từ bộ Atthasalini). Chúng tôi hân hạnh sẽ gửi biếu Ðại Ðức một cuốn...

Và trong thư ngày 25-10-1921:

Chúng tôi vừa cho ấn hành toàn bộ - lần đầu tiên phiên âm Pali theo mẫu tự La Tinh - cuốn Thanh Tịnh Ðạo (Vi- suddhi Magga) và phần I cuốn tự điển mới Pali-Anh (Pali- English Dictionary). Chúngtôi mong sớm nhận tin tức của Ðại Ðức...

b) Công trình phiên âm, dịch thuật kinh tạng Pali

Dưới đây là những bộ kinh do bà Rhys Davids đã dày công phiên âm Palitheo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali):

- 1904: Vibhanga (The Books of Divisions): Phân Biệt Luận, bộ thứ hai trong Abhidhamma Pitaka (Basket of High- er Teaching) hayLuận Tạng.

- 1906: Tập Duka-Patthàna: Phần hai trong Patthàna (The Book of Relations) hay Phát Thú Luận, bộ thứ bảy thuộc Luận Tạng.

- 1911: Yamaka (The Book of Pairs): Song Luận, Tập I, bộ thứ sáu trong Luận Tạng.

- 1913: Yamaka (The Book of Pairs): Song Luận, tập II, bộ thứ sáu trong Luận Tạng.

- 1914: Puggala Pannatti (Description of Individuals): Nhân Thi Thiết Luận, bộ thứ tư trong Luận Tạng. Bà soạn chung với G. Landsberg.

- 1920: Visuddhimagga (The Path of Purification): Thanh Tịnh Ðạo, tập I, của ngài Phật Minh (Buddhaghosa), một luận sư Phật Giáo nổi tiếng người Ấn Ðộ, sinh vào đầu thế kỷ thứ năm tây lịch.

- 1921: Visuddhimagga (The Path of Purification): Thanh Tịnh Ðạo, tập II, tái bản năm 1975.

- 1921: Tika-Patthàna: Phần đầu trong Pathàna (The Book of Relations) hay Phát Thú Luận tập I, bộ thứ bảy thuộc Luận Tạng.

- 1922: Tika-Patthàna: Phần đầu trong bộ Phát Thú Luận, tập II

- 1923: Tika-Patthàna: Phần đầu trong bộ Phát Thú Luận, tập III.

Bà cũng đã dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh:

- 1900: The Buddhist Psychological Ethics (Dhamma Sangani): Pháp Tập Luận (phân tích các pháp), bộ đầu tiên của Luận Tạng, đã tái bản lần thứ 3 năm 1974.

- 1909: Psalms of the Sisters (Therigàtha): Trưởng Lão Ni Kệ, tập I, trong Khuddaka Nikàya (Minor Anthologies) hay Tiểu Bộ Kinhthuộc Kinh Tạng (Basket of Discourses).

- 1910: Dialogues of the Buddha (Digha Nikàya): Trường Bộ Kinh, Tập I, thuộc Kinh Tạng (dịch chung với giáo sư T.W. Rhys Davids), đã tái bản lần 3 năm 1977.

- 1910: Compendium of Philosophy (Abhidhammattha- Sangaha):Thắng PhápTập Yếu Luận (dịch chung với giáo sư S.Z. Aung). Tác phẩm nàycủa ngài Anuruddha, người Tích Lan, sống vào cuối thế kỷ thứ 11 hoặc đầu thế kỷ 12 tây lịch.

- 1913: Psalms of the Brethren (Theragàtha): Trưởng Lão Tăng Kệ, Tập II, trong Tiểu Bộ Kinh (Minor Antholo- gies) thuộc Kinh Tạng tái bản năm 1980.

- 1915: The Points of Controversy (Kathàvatthu): Luận Sự (những điểm tranh luận), bộ thứ ba trong Luận Tạng (Bas- ket of Higher Teaching), cùng dịch với giáo sư S.Z. Aung, tái bản năm 1979.

- 1917: The Books of Kindred Sayings (Samyutta Nikàya): Tương Ưng Bộ Kinh, Tập I, thuộc Kinh tạng, tái bản năm 1979.

- 1921: Dialogues of the Buddha (Digha Nikaya): Trường Bộ Kinh, tập III, thuộc Kinh Tạng.

- 1922: The Book of Kindred Sayings (Samyutta Nikàya): Tương Ưng Bộ Kinh, tập II, thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1982.

- 1931: The Minor Readings (Khuddakapatha): Tiểu Tụng (những bài kinh ngắn), tập đầu trong 15 tập của Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1931: Stanzas of the Law (Dhammapada): Kinh Pháp Cú, tập 2 trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

Ngoài ra, bà còn là bút giả của những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử,tư tưởng Phật Giáo Tiểu và Ðại Thừa sau đây:

- 1923: A Milestone in Pali Text Society Work (Sự Kiện Trọng Ðạitrong Hoạt Ðộng của Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali).

- 1927: Buddhism and Negative (Phật Giáo và Sự Tiêu Cực).

- 1928: Gotama the Man (Ðức Phật Cồ Ðàm là một Con Người).

- 1931: Sakya or Buddhist Origins (Thích Ca hay Nguồn gốc Phật Giáo).

- 1932: Manual of Buddhism (Phật Giáo Khái Luận).

- 1936: The Birth of Indian Psychology and Its Develop- ment in Buddhism (Sự Hình thành môn Tâm Lý Học Ấn Ðộ và Sự Phát Triển Của Nó trong Phật Giáo).

Bà cũng là nữ học giả Phật tử đã viết nhiều bài khảo cứu với lối hànhvăn rõ ràng, khúc chiết, rất thích hợp cho sự tìm hiểu Phật Pháp của các học giả Âu Mỹ. Những bài khảo cứu giá trị này về sau đã được sưu tậpin trong bộ “Wayfarer’s Words” (Những lời của một du khách) thành ba tập và được xuất bản năm 1942 là năm bà qua đời.

Cũng như giáo sư T.W. Rhys Davids, sự ra đi vĩnh viễn của bà lúc bấy giờ là một mất mát to lớn không những đối với các nhà nghiên cứu Phật Học Âu Mỹ mà cả toàn Phật tử khắp nơi trên thế giới. Những người con Phật hậu thế sẽ không bao giờ quên công đức đóng góp lớn lao của bà cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, phiên dịch kinh tạng Nam Tông Pali ra Anhngữ; và xây dựng, phát triển nền Phật giáo tại các nước Tây Phương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2014(Xem: 7344)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 14263)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 10013)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 5975)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 6685)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 8546)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
12/01/2014(Xem: 15376)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
12/01/2014(Xem: 5304)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại.
03/01/2014(Xem: 15101)
Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
26/12/2013(Xem: 7089)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567