Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Robert Caesar Childers (1838-1876)

29/03/201103:01(Xem: 8597)
4. Robert Caesar Childers (1838-1876)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

R. C. CHILDERS(1838-1876)

Robert_Caesar_ChildersRobert Caesar Childers sinh năm 1838 tại Nice, miền đông nam nước Pháp, con của Charles Childers, một giáo sĩ Anh quốc. Thiếu thời, là sinh viên trường Wadham College tại Oxford, miền trung nam nước Anh, Robert C. Childers được cấp học bổng He- brew. Lớn lên, ông lập gia đìnhvới bà Anne Childers có năm con: hai trai và ba gái.

Năm 1860 ông được bổ nhiệm tham gia ngành Dân Chính của Tích Lan (Ceylon Civil Service). Trước tiên, R. C. Childers làm thư ký riêng cho thống đốc Sir Charles Mc Carthy; sau đó ông được mời giữ chức Phó Giám Ðốc văn phòng đại diện chính quyền tại Kandy (Tích Lan).

Từ năm 1860 đến 1863 Childers học tiếng Tích Lan (Sin- halese) và cổ ngữ Pali với Thượng Tọa Yàtràmulle Sri Dham- màràma (1828-1872), một giáo sư Pali nổi tiếng bấy giờ tại chùa Bentota Vanavasa và kết bạn thânvới Thượng Tọa Waskaduwe Sri Subhùti (1835-1917), cũng là một học giả uyên thâm về thánh ngữ Pali thời ấy. Trong thời gian này, Childers đã trao đổi nhiều thư từ qua với T.T.W.S. Subhùti nhằm mục đích nhờ thượng tọa chỉ dẫn cho ông học hỏi tiếng Sinhalese (Tích Lan), thánh ngữ Pali và Phật Giáo. Chúng tôi xin lược trích dưới đây nội dung của một số trong những bức thư đó:

1. Trong thư đề ngày 29-11-1866, Childers gửi tặng T. T. Subhuti chiếc ảnh của ông. Trước đó, ông cũng đã gửi cúng dường T.T. Subhùti mộthộp đựng bút chì bằng vàng. Lúc ấy Childers cư ngụ tại số 35 Mecklenburg Square ở Luân Ðôn (London), Anh quốc và đang làm thư ký cho Ủy Ban Nghiên Cứu về các bệnh dịch của súc vật (Cattle Plague Commission).

2. Thư viết bằng tiếng Pali đề ngày 31-05-1869, Childers thông báo đãđặt mua cho T.T. Subhùti một số sách văn học bằng tiếng Phạn (Sanskrit)mà thượng tọa rất ưa thích.

3. Trong thư (không đề ngày) gửi đầu năm 1870, Childers cám ơn thư của T.T. Subhùti viết cho ông ngày 24-12-1869. Ngoài ra, Childers còn nêu lên 13 câu hỏi nhờ T.T. Subhùti giải đáp về các danh từ và thuật ngữPhật Giáo trong các bộ kinh như Pháp Cú (Dhammapada), Trung Bộ Kinh (Majjhi- manikàya) và Ðại Sử của Tích Lan (Mahavamsa).

4. Ngày 23-09-1870, Childers gửi thư cám ơn thư của T.T. Subhùti viếtngày 31-08-1870 kèm với tập chuyện tiền thân đức Phật “Sigàla-Jataka”và tấm hình của thượng tọa. Ngoài ra, ông còn nhờ T.T. Subhùti giải đápnhiều câu hỏi liên quan đến Luật Giới (Vinaya) và các danh từ Phật Học trong kinh Phạm Võng (Brahmajàlasutta) thuộc Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya).

5. Thư ngày 06-04-1871, Childers tin đã gửi cho T.T. Subhùti những cuốn sách y học bằng tiếng Phạn (Sanskrit). Ngoài ra ông còn nêu lên trong thư 17 câu hỏi liên quan đến những danh từ Phật Giáo, cách cấu tạovăn phạm tiếng Pali và một vài bài viết phê bình về các sách tiếng Palivừa mới xuất bản lúc bấy giờ trong đó có tác phẩm của T.T. Subhùti.

Năm 1864, Childers xin thôi việc trong ngành Dân Chính ở Tích Lan và trở về Anh quốc. Từ năm 1868, ông bắt đầu dành hết thì giờ cho việc nghiên cứu, học hỏi thánh ngữ Pali dưới sự chỉ giáo của học giả ReinholdRost (1822-1896). Năm 1872, Childers được mời giữ chức phụ tá nhân viênquản thủ thư viện (Sub-Librarian) của “Văn Phòng Ấn Ðộ” (Indian Office)cũng như làm giáo sư về môn cổ ngữ Pali và văn học Phật Giáo (Buddhist Literature) tại University Col- lege ở Luân Ðôn (London).

Những Ðóng Góp Của R.C. Childers Cho Nền Văn Học Phật Giáo Cổ Ngữ Pali Tại Tây Phương

Trong thời gian từ 1869 đến năm 1876, R.C. Childers đã viết nhiều bàikhảo cứu Phật Học giá trị và dịch từ Pali ra Anh văn một số bài kinh Phật Giáo như dưới đây:

- 1869: Dịch từ Pali ra Anh ngữ và chú thích tập Tiểu Tụng (KhuddakaPàtha) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya). Tài liệu này được đăng tải ở tạp chí của Hội Hoàng Gia Á Châu (Journal of the Royal Asiatic Society, viết tắt JRAS), Tập (Vol.) IV, xuất bản tại Luân Ðôn (Anh Quốc).

- 1871: Ðăng tải ở tạp chí nói trên JRAS, Tập (Vol.) V, bài “Notes onDhammapada with Special Reference to the Question of Nirvana” (Chú giải về Kinh Pháp Cú và đặc biệt liên quan đến vấn đề Niết Bàn).

- 1873: Ðăng tải ở tạp chí JRAS, Tập (Vol.) VI hai tài liệu: “Notes on the Sinhalese Language No. 1: On the Formation of the Plural of Neuter Nouns” (Chú giải về tiếng Sinhalese

- Tích Lan, bài 1: Cách cấu tạo ở số nhiều của các danh từ trung tính) và “The Pali Text of the Mahàparinibbàna-Sutta and Commentary with an English translation” (Kinh Ðại Bát Niết Bàn tiếng Pali và lờichú giải với dịch bản Anh ngữ).

- 1874: Viết nhiều bài “Khảo Cứu về cổ ngữ Pali tại Tích Lan” (PaliStudies in Sri Lanka) cho các tạp chí phát hành tại Luân Ðôn như tờ“Academy”, “Athenaeum” và “Trubner Literary Record”.

- 1875: Ðăng tải ở tạp chí JRAS, tập (Vol.) VII phần dịch tiếp từ Pali ra Anh văn của Kinh Ðại Bát Niết Bàn.

- 1876: Ðăng tải ở tạp chí JRAS, tập (Vol.) VIII bài “Notes on the Sinhalese Language, No. 2: Proofs of the San- skritic Origin of Sinhalese” (Chú giải về tiếng Sinhalese, bài

2: Chứng cớ về nguồn gốc Phạn ngữ trong tiếng Sinhalese

- Tích Lan) và phần kết thúc bản dịch từ Pali ra Anh văn kinh Ðại Bát Niết Bàn (Mahà-Parinibbànasutta).

Cũng trong năm 1876 Childers bắt đầu dịch ra Anh ngữ 10 kinh chọn lọctiếng Pali trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya) và ông đã hoàn tất được 7 kinh.

Ngoài các bài viết nghiên cứu về cổ ngữ Pali, tiếng Sinhalese và PhậtHọc giá trị cũng như dịch ra Anh văn từ nguyên bản Pali những kinh thuộc Kinh Tạng Nam Tông (Sutta-Pitaka) nói trên, công trình đóng góp lớn lao nhất của R.C. Childers cho nền Phật Học Tây Phương là ông đã dày công soạn cuốn “A Dictionary of the Pali Language” (Tự Ðiển tiếng Pali).

Ðây không những là cuốn tự điển tiếng Pali mà còn là cuốn “Bách Khoa Tự Ðiển Phật Giáo” (Encyclopedia of Buddhism) đầu tiên được xuất bản tại Châu Âu gồm có hai tập: Tập I ấn hành năm 1872 và Tập II xuất bản năm 1875.

Sự kiên nhẫn, hy sinh khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành cuốn tự điển Pali vô giá này của giáo sư Robert C. Childers đã được học giả T.W.Rhys Davids (1843-1922) hết lời tán dương qua đoạn văn dưới đây, trích từ cuốn “The His- tory and Literature of Buddhism” (Lịch sử và Văn Học Phật Giáo, trang 33) của ông xuất bản năm 1896:

Tác phẩm vĩ đại này được thành hình là do công trình hy sinh kiên nhẫn của giáo sư Childers. Ngay sau khi về hưu năm 1866, ông bắt đầu biên soạn, sắp xếp theo thứ tự abc tất cả nhừng từ ngữ ông tìm thấy trong tập Abhidhànappadip- ikà, một cuốn ngữ vựng về tiếng Pali gồm 1203câu thơ (xuất hiện khoảng thế kỷ 12 sau tây lịch). Khi biên soạn lại cuốn tự điển này, Childers đã bổ túc thêm nhiều danh từ Phật Học khác được trích từ các kinh điển Pali đã xuất bản cũng như những sách do các học giả Châu Âu viết về Phật Giáo. Tác phẩm của Childers sau khi hoàn tất rõ ràng là một đóng góp tiên khởi cần thiết cho những công trình nghiên cứu uyên thâm, sâu rộng khác về cổ ngữ Pali”.

Và tạp chí Athenaeum phát hành ngày 21-08-1875 tại Luân Ðôn (London) Cũng không ngớt lời khen ngợi cuốn tự điển của Childers như sau:

Giáo sư Childers đã cày, gieo và gặt hái được mùa lúa tốt đẹp từnơi cánh đồng mà ông ta không ngờ kết quả như vậy. Ðó là cuốn tự điển Pali đầu tiên của ông. Giáo sư đã không cần vay mượn đến ý kiến nào từ các học giả khác để xây dựng nền tảng cho tác phẩm của ông, ngay cả một từ ngữ cũng không. Là một công trình với nhiều khó khăn, cuốn tự điển của Childers được xem như thành quả kỳ diệu của sự kiên nhẫn, nghị lực bất khuất và chịu khó khảo cứu đầy nhiệt tâm... Chúng tôi có thể nói rằng giáo sư Childers đã không dùng đến một cuốn tự điển nào khác, ngay cả một ngữ vựng cũng không. Tuy vậy, cuốn tự điển Pali của ông hiện chứađựng gần 14.000 danh từ và 45.000 sự tham khảo, tra cứu. Ðây thực sự làmột sáng tác vĩ đại của Childers”.

Ðể tán thưởng sự đóng góp to lớn của giáo sư Childers sau khi soạn xong cuốn tự điển Pali nói trên, ông được trường “In- stitute of France”cấp giải thưởng Volney (Prize) vào năm 1876.

Rất tiếc Robert C. Childers với thiên tài xuất chúng như vậy lại từ giã cõi đời quá sớm vào ngày 25 tháng 7 năm 1876, hưởng thọ 38 tuổi. Sự ra đi đột ngột của Childers khiến cho các độc giả Phật tử Tây Phương bấygiờ hết sức bàng hoàng sửng sốt, là một mất mát lớn lao đối với các nhànghiên cứu văn học cổ ngữ Pali nói riêng và chung cho nhiều học giả Phật Học trên toàn thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2010(Xem: 11429)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 59854)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 7433)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 8625)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 13047)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 7901)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 8080)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 10492)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10777)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 10083)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]